Các biện pháp phòng bệnh Covid 19 mà mọi người cần tuân thủ để giữ an toàn cho mình

Các biện pháp phòng bệnh Covid 19 mà mọi người cần tuân thủ để giữ an toàn cho mình: Tình hình dịch covid 19 phải nói đang là một trong những căn bệnh lây lan nhanh chóng và diễn biến bệnh rất phức tạp, chính vì vậy mà mọi người cần bảo vệ bản thân tránh tiếp xúc nhiều khi không cần thiết. Ngoài ra, các bạn cũng cần phải tuân thủ các bước 5k của nhà nước để phòng bệnh covid 19 được tốt hơn.

Các biện pháp phòng bệnh Covid 19 mà mọi người cần tuân thủ để giữ an toàn cho mình

Giữ cho bản thân có một sức khỏe tốt bạn cần phải nạp các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng bổng sung cho cơ thể, thực hiện đeo khẩu trang khi ra ngoài và bạn nên rửa tay thường xuyên để sát khuẩn. Tránh tiếp xúc nhiều người vì đây cũng có thể lây bệnh với khả năng cao, cho nên các biện pháp phòng bệnh covid 19 là rất cần thiết không được chủ quan nếu không nguy cơ lây bệnh rất lớn. Và ngay sau đây Useful.vn sẽ chia sẻ các biện pháp phòng bệnh Covid 19 bạn nên tham khảo.

Biện pháp phòng bệnh covid 19

Thực hiện rửa tay sát khuẩn 

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong tối thiểu 20 giây đặc biệt là sau khi đến khu vực công cộng hoặc sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.

Điều đặc biệt quan trọng là cần rửa tay:
Trước khi ăn hoặc chuẩn bị đồ ăn
Trước khi chạm vào mặt quý vị
Sau khi dùng toa-lét
Sau khi rời khỏi khu vực công cộng
Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi
Sau khi cầm khẩu trang của quý vị
Sau khi thay bỉm
Sau khi chăm sóc người bệnh
Sau khi chạm vào động vật hoặc thú nuôi

Nếu không có xà phòng và nước, sử dụng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn. Xoa dung dịch đều ra toàn bộ bàn tay và chà hai tay vào nhau cho đến khi khô.
Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch.

Tránh đám đông và những nơi thông gió kém.

Các bạn có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao khi ở nơi đông người như nhà hàng, quán bar, trung tâm thể thao hoặc rạp chiếu phim.

Hạn chế tập trung đông người

Tránh không gian trong nhà không có không khí trong lành từ ngoài trời càng nhiều càng tốt.
Nếu ở trong nhà, hãy đưa không khí trong lành vào bằng cách mở cửa và cửa sổ, nếu có thể.

Cách 6 feet với người khác

Giữ khoảng cách an toàn vừa bảo vệ bản thân và cho người khác, bênh cạnh đó với khoản cách này các bạn cũng tránh được tình trạng lây nhiễm.

Giữ khoản cách an toàn

Bên trong nhà quý vị: Tránh tiếp xúc gần với người bệnh.
Nếu có thể, hãy duy trì khoảng cách 6 feet hoặc 2 mét giữa người bị bệnh và những người sống cùng nhà.

Bên ngoài nhà quý vị: Giữ khoảng cách 6 feet với những người không cùng sống trong nhà quý vị.
Hãy nhớ rằng một số người không có triệu chứng có thể có khả năng lây truyền vi-rút.

Duy trì khoảng cách ít nhất 6 feet (khoảng 2 chiều dài cánh tay) với người khác.
Giữ khoảng cách với người khác là điều rất quan trọng đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng.

Đeo khẩu trang

Mọi người từ 2 tuổi trở lên nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Nên đeo khẩu trang ngoài việc giữ khoảng cách 6 feet, đặc biệt là nếu quý vị ở gần những người không sống cùng nhà quý vị.

Đeo khẩu trang đúng cách

Nếu trong nhà quý vị có người bị nhiễm, mọi người trong nhà nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bao gồm đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác.
Rửa tay hoặc dùng dung dịch sát trùng tay trước khi đeo khẩu trang.
Đeo khẩu trang che mũi và miệng và giữ chắc khẩu trang dưới cằm.
Đeo khẩu trang vừa khít vào hai bên mặt, đeo vòng treo qua tai hoặc cột dây phía sau đầu.

Phải liên tục điều chỉnh khẩu trang, có nghĩa là khẩu trang không vừa khớp và quý vị có thể cần tìm một loại hoặc thương hiệu khẩu trang khác.
Đảm bảo rằng quý vị có thể thở dễ dàng.

Bắt buộc phải đeo khẩu trang trên máy bay, xe buýt, tàu hỏa và các phương tiện giao thông công cộng khác khi nhập cảnh vào, đi nội trong hoặc ra khỏi Hoa Kỳ và tại các trung tâm vận chuyển của Hoa Kỳ như sân bay và nhà ga.

Súc miệng bằng nước muối

Việc súng miệng bằng nước muối giúp cho cổ họng của bạn sạch hơn và sát trùng cổ họng hiệu quả, nước muối cũng đã được sử dụng thành công như các phương pháp điều trị thay thế kể từ trước khi có y học hiện đại. Trên thực tế, ngày nay các nghiên cứu và y học hiện đại vẫn ủng hộ súc miệng bằng nước muối sinh lý như một phương pháp hữu hiệu đối với một số vấn đề sức khỏe nhẹ. Muối đã được khoa học chứng minh là có thể giúp hút nước ra khỏi các mô miệng, đồng thời tạo ra một rào cản muối ngăn nước và các mầm bệnh có hại xâm nhập bên trong. Điều này làm cho nước muối có giá trị ngăn chặn virus và vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng trong miệng, cổ họng và giảm viêm…

nên súc miệng bằng nước muối

Bổ sung thực phẩm thưc phẩm giàu chất dinh dưỡng và Vitamin tăng cường đề kháng

Bạn cũng cần bổ sung cho cơ thể các loại vitamin cần thiết từ thực phẩm trái cây để có sức khỏe tốt hơn. Theo các chuyên gia, đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19, vai trò của hệ miễn dịch là yếu tố quyết định, được xem là “vũ khí tối thượng” trong phòng tránh bệnh. Vì vậy, để giữ cho sức đề kháng luôn khỏe mạnh chống lại “thù trong giặc ngoài”, mỗi cá nhân cần phải thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể:

Thực phẩm tăng cường vitamin

  • 1. Vitamin A

Có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch. Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng việc bổ sung đầy đủ vitamin A có thể làm giảm 23% tử vong ở trẻ. Thiếu vitamin A sẽ làm các tuyến ngoại tiết giảm bài tiết, khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn giảm đi. Vitamin A có nhiều trong gấc, rau ngót, rau dền, gan gà,…

  • 2. Vitamin E

Vitamin E làm gia tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách bảo vệ tế bào khỏi các bệnh nhiễm khuẩn, làm chậm tiến triển bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer), bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hóa, tham gia vào chuyển hóa tế bào. Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên: đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có màu xanh đậm.

  • 3. Vitamin C

Có vai trò tăng cường miễn dịch, cần thiết cho các tế bào miễn dịch lympho T và bạch cầu, từ đó làm tăng chức năng của hệ miễn dịch. Thiếu vitamin C, sự nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn tăng lên, tính thấm mao mạch tăng, mạch dễ vỡ, da khô ráp. Nếu bổ sung đủ vitamin C, các globulin miễn dịch IgA và IgM tăng, hoạt tính của bạch cầu tăng, kích thích chuyển dạng các lympho và giúp hình thành các bổ thể. Hơn 90% lượng vitamin C có trong các loại rau củ: rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi,… đến các trái cây như bưởi, đu đủ, quýt, cam, chanh,…

  • 4. Vitamin D

Là một vitamin tan trong chất béo, có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn chính của vitamin D là tổng hợp ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UV-B) chiếm 80-90% và khoảng 10-20% do chế độ ăn uống, vì vậy, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút, đồng thời tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, hải sản, gan cá,…

  • 5. Vitamin nhóm B

Trong các vitamin nhóm B, vai trò của folate (B9) và pyridoxin (B6) quan trọng hơn cả. Thiếu folate làm chậm sự tổng hợp của các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch. Trên thực tế ở trẻ em và phụ nữ mang thai, thiếu folate thường đi kèm thiếu sắt, tạo nên “bộ đôi” gây thiếu máu dinh dưỡng. Ngoài ra, thiếu pyridoxin làm chậm các chức năng miễn dịch, cả dịch thể và trung gian tế bào. Vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì,…

  • 6. Sắt

Sắt cần thiết cho tổng hợp AND, nghĩa là nó cần thiết cho quá trình phân bào. Thiếu sắt, nguy cơ nhiễm khuẩn tăng. Sắt ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, tiết bò, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,..

  • 7. Kẽm

Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, giúp vết thương mau lành, duy trì vị giác và khứu giác. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, vì vậy khi thiếu kẽm rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng. Các thức ăn giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, hàu,..

  • 8. Selen – Nên ăn gì để tăng sức đề kháng

Selen đóng vai trò thiết yếu trong men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu. Thiếu hụt selenium gây ra ức chế chức năng miễn dịch và khả năng đề kháng chống nhiễm trùng, hậu quả của suy giảm chức năng bạch cầu và tuyến ức. Ngoài ra, selen còn có vai trò trong phục hồi cấu trúc di truyền, tham gia kích hoạt một số enzyme trong hệ thống miễn dịch, giải độc một số kim loại nặng.

Các loại trái cây cần thiết cho cơ thể

Cơ thể mỗi người không tự sản sản xuất hay tổng hợp vitamin C nên mỗi người cần bổ sung vi chất này hàng ngày để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Đừng quên rằng, vitamin C có thể giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau những cơn cảm lạnh, ho, sốt,… nên các loại trái cây này được rất nhiều người lựa chọn để tăng cường đề kháng trong thời dịch.

Các loại trái cây chứa Vitamin

  • Đu đủ

Đu đủ là một loại trái cây chứa rất nhiều vitamin C hàm lượng cao. Theo nhiều nghiên cứu, loại trái cây này chứa đến 224% lượng vitamin C được khuyến nghị mỗi ngày.

Không những vậy, đu đủ còn có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa có tác dụng chống viêm. Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp kali, vitamin B và folate, những dưỡng chất có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

  • Kiwi

Giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng quan trọng và cần thiết, gồm kali, folate, vitamin C và vitamin K. Vitamin C có tác dụng tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong khi các thành phần khác trong quả kiwi giúp cơ thể của bạn hoạt động tốt.

  • Trái cây họ cam quýt

Vitamin C được xem là “chìa khóa” tăng cường sức đề kháng vô cùng hiệu quả, bởi vitamin C giúp cơ thể tăng cường sản xuất interferon – loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại các tác nhân gây bệnh, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Hầu như trong tất cả các loại trái cây có múi như: bưởi, cam, quýt, chanh,… đều giàu vitamin C.

Hãy bảo vệ sức khỏe

Các nghiên cứu cho thấy người có sức đề kháng suy yếu khi bị nhiễm Covid-19 thường có diễn biến nặng và nguy kịch hơn, ở hai khía cạnh, thứ nhất là bản thân bệnh nghiêm trọng và thứ 2 là ngoài bị nhiễm Covid-19, khi người bệnh có bệnh nền thì có thể bội nhiễm thêm nhiều bệnh khác như nấm, vi khuẩn…

Vì vậy, bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và khoa học, mỗi người cần xây dựng cho bản thân và gia đình cuộc sống lành mạnh, vui khỏe, sống khỏe để tạo nên bộ “áo giáp hoàn hảo” để chủ động phòng chống lại dịch bệnh. Dưới đây là những gợi ý hữu ích cho bạn:

Uống nhiều nước;
Ăn chín uống sôi;
Tập thể dục;
Sống lành mạnh.

Với bài viết trên của Useful.vn mong rằng các bạn có thể bảo vệ bản thân thật tốt cũng như tăng cường sức đề kháng đang trở thành ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh “đại dịch toàn cầu” Covid-19 chưa có hồi kết. Do đó, cần chú trọng chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, giữ tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát tốt các bệnh lý nền nhằm phòng ngừa virus Sars-Cov-2.