Bỗng một ngày trái tim của bạn bị “lỡ nhịp” nhiều lần khi không có bất kỳ cơn “cảm nắng” nào cả thì nên chú ý vì rất có thể bạn đang mắc phải một trong các bệnh lý về rối loạn nhịp tim. Vậy rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không, nguyên nhân, dấu hiệu bệnh là gì? Theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!
1. Rối loạn nhịp tim là gì
Tim của con người hoạt động với một tần số nhất định, thường thì ở người trưởng thành sẽ là từ 60-100 nhịp/phút. Rối loạn nhịp tim là tên gọi chung dùng để chỉ một nhóm bệnh lý có liên quan tới tần số hay mặt điện học bất thường của tim. Nghĩa là ngay cả khi đang nghỉ ngơi, con số này cũng vượt quá ngưỡng cho phép (lớn hơn 100 hoặc nhỏ hơn 60…) kèm theo những biểu hiện như hồi hộp, lo âu, đánh trống ngực…
Bệnh lý nguy hiểm về rối loạn nhịp tim (Nguồn: vicare.vn)
2. Các rối loạn nhịp tim thường gặp
2.1. Phân loại theo nhịp tim
Nhịp tim nhanh
Trong trường hợp nhịp tim của người bệnh đập nhanh hơn bình thường, khoảng trên 100 nhịp/phút kèm theo những dấu hiệu như chóng mặt hoặc đột nhiên ngất xỉu. Trong nhịp tim nhanh, người ta chia ra 5 rối loạn phổ biến bao gồm: rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh thất, rung tâm thất và Hội chứng QT kéo dài.
Nhịp tim chậm
Không phải trường hợp này nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi dưới 60 nhịp/phút đều mắc phải chứng nhịp tim chậm nhưng khi đi kèm những dấu hiệu rối loạn nhịp tim là các triệu chứng như khó vận động, đau ngực, mệt mỏi hoặc ngất xỉu thì lại trở thành bệnh lý nhịp tim chậm.
Ngoại tâm thu
Bao gồm cả hai rối loạn bên trên, tức là tim sẽ đập một nhịp “sớm” và nhanh hơn so với bình thường nhưng sau đó lại dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi và kết quả là nhịp tiếp theo lại bị “chậm” hơn so với lúc đầu.
2.2. Phân loại theo vị trí
Rối loạn nhịp trên thất
Bao gồm những rối loạn nhịp tim diễn ra ở phần phía trên tâm thất như nhịp nhanh/ chậm xoang, nhanh nhĩ kịch phát, ngoại tâm thu trên thất (nhĩ), rung nhĩ cuồng động nhĩ, hội chứng yếu nút xoang.
Rối loạn nhịp thất
Bao gồm những rối loạn xảy ra ngay tại tâm thất như ngoại tâm thu thất, rung thất, nhịp nhanh thất…
Phân loại bệnh theo vị trí xảy ra rối loạn (Nguồn: medicalnewstoday.com)
3. Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không
Theo như cách phân loại ở trên thì tùy vào mức độ, vị trí cùng như loại rối loạn, bệnh sẽ có các tác động khác nhau đến sức khỏe con người. Ví dụ, rung nhĩ là một trong các rối loạn nhịp tim thường gặp nhất (khoảng 30%) đồng thời cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phế quản, viêm phổi mãn tính hay những cục máu đông tại buồng nhĩ đã trở lên nguy hiểm hơn và đe dọa tới tính mạng.
Hoặc rung thất cũng là tình trạng rất khẩn cấp, phải được cấp cứu, chăm sóc y tế kịp thời nếu không sẽ dẫn đến đột quỵ. Bên cạnh đó cũng có một số rối loạn nhịp tim chỉ đơn giản do cơ thể suy nhược, vận động quá sức trong một thời gian dài, có các bệnh lý khác liên quan… mà chỉ cần nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe. Chính vì tính chất nguy hiểm đến tính mạng như vậy nên cần được khám, sàng lọc chuyên khoa tim mạch sớm.
Mức độ nguy hiểm của bệnh rối loạn nhịp tim (Nguồn: medicalnewstoday.com)
4. Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn nhịp tim
4.1. Rối loạn nhịp tim do tâm lý, thần kinh
Rối loạn nhịp tim có thể bắt nguồn từ những căng thẳng, stress trong công việc, cuộc sống hoặc mắc phải các dấu hiệu về bệnh về rối loạn lo âu. Những người làm việc trong môi trường có nhiều áp lực và phải lao động gắng sức.
4.2. Rối loạn nhịp tim do bệnh lý
Một số bệnh lý như thiếu máu cơ tim, bệnh van tim, bệnh mạch vành, viêm cơ tim… có thể ảnh hưởng và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rối loạn nhịp tim. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy các loại bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, Basedow, cường tuyến giáp, viêm phổi… cũng có thể trở thành căn nguyên dẫn đến căn bệnh này.
4.3. Những yếu tố rủi ro khác
Rối loạn nhịp tim thường xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên, do ở độ tuổi này tim và các nút xoang đã bị lão hóa rất dễ gặp phải những rối loạn nhịp tim hoặc tắc nghẽn. Bên cạnh đó, bệnh vẫn xuất hiện ở những người trẻ tuổi nhưng sử dụng thuốc lá, các chất kích thích có thành phần như cocain, amphetamin… với tỷ lệ vượt ngưỡng cho phép.
5. Dấu hiệu rối loạn nhịp tim
5.1. Đánh trống ngực, hồi hộp
Cảm giác “đánh trống ngực” thường trực ngay cả khi bạn nghỉ ngơi và cơ thể hoàn toàn thư giãn. Theo đó, bạn có thể sẽ cảm thấy tim đập mạnh hơn nhưng lại nghỉ rất lâu sau nhịp đập ấy. Kèm theo đó là tâm trạng hụt hẫng, hồi hộp và bồn chồn.
5.2. Mệt mỏi, khó thở
Rối loạn nhịp tim sẽ khiến cho lượng oxy theo máu đến các cơ quan không được đáp ứng đủ, vì vậy sẽ dẫn đến một vài biểu hiện như khó thở, mệt mỏi hoặc thở dốc. Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với những loại bệnh khác về huyết áp hay tuần hoàn máu.
5.3. Chóng mặt, ngất xỉu
Triệu chứng chóng mặt, ngất xỉu đã có thể nhận định được rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không bởi lẽ, chúng cho thấy rằng việc thiếu máu lên não đã khá trầm trọng, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
5.4. Đau ngực
Cảm giác đau tức ngực xuất hiện hầu hết ở các nhóm bệnh về tim mạch cực nguy hiểm, phổ biến hiện nay như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim… Theo đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau cứng ở phần ngực, như có cảm giác bị chèn ép, bóp mạnh.
Dấu hiệu mệt mỏi, khó thở ở người bệnh (Nguồn: safebee.com)
6. Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không
6.1. Thay đổi lối sống
Cần thay đổi ngay thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh xa rượu bia và các chất kích thích gây hại cho cơ thể. Thường xuyên tập thể dục để rèn luyện sức khỏe và ổn định huyết áp, nhịp tim, loại bỏ năng lượng dư thừa và kiểm soát tốt các cơn căng thẳng, stress. Bên cạnh đó, cần có khẩu phần ăn bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho rối loạn nhịp tim: ngũ cốc, dâu tây, cá hồi… và hạn chế ăn mỡ động vật, đồ chiên rán nhiều Cholesterol.
6.2. Tuân thủ điều trị giúp kiểm soát bệnh
Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào việc tuân thủ điều trị của bạn. Trong trường hợp bệnh mới chớm xuất hiện hoặc đang trong giai đoạn điều trị, cần tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ về giờ giấc sinh hoạt, khẩu phần dinh dưỡng cũng như bổ sung đồng thời vitamin, thực phẩm chức năng hỗ trợ tim mạch. Tuyệt đối tránh bia rượu, thuốc lá và việc căng thẳng, áp lực, các cú sốc đột ngột.
7. Điều trị rối loạn nhịp tim
7.1. Kỹ thuật chẩn đoán
Các kỹ thuật chẩn đoán áp dụng cho bệnh lý rối loạn nhịp tim chủ yếu bao gồm khám lâm sàng, xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp X-quang ngực, nội soi tinh, xét nghiệm điện sinh lý… với các máy móc hiện đại nhằm xác định xem rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không. Để theo dõi nhịp tim và sức khỏe tại nhà, bạn có thể sử dụng máy đo huyết áp đo được nhịp tim để kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình.
7.2. Phẫu thuật
Trong trường hợp những phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp nhẹ với máy móc hỗ trợ không hiệu quả, các bác sĩ sẽ tính đến phương án thực hiện phẫu thuật. Có hai phương pháp thường được áp dụng là phẫu thuật bắc cầu mạch vành và phẫu thuật Maze.
7.3. Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
Nếu phát hiện bệnh ở khoảng thời gian đầu, các bác sĩ sẽ chỉ định uống các loại thuốc giúp ổn định và phục hồi chức năng cho tim. Chủ yếu dựa trên 3 nguyên lý chính là tăng thời gian phục hồi cho cơ tim và kéo dài thời gian trơ; ngăn chặn các nhịp đập bất thường và điều chỉnh tốc độ dẫn truyền xung điện.
7.4. Phác đồ điều trị
Điều trị rối loạn nhịp tim nhanh sẽ dựa vào các thiết bị hỗ trợ làm giảm và ổn định tần số của các nhịp đập bố trí trong các phương pháp như sốc điện, phẫu thuật Maze, đốt điện tim, cấy ghép máy khử rung tim… Điều trị nhịp tim chậm sẽ được điều chỉnh thông qua thiết bị kích thích nhịp đập từ các xung điện hoặc sử dụng thuốc.
Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh lý rối loạn nhịp tim (Nguồn: elhospital.com)
Trên đây là những thông tin sức khỏe liên quan tới căn bệnh rối loạn nhịp tim. Rất hy vọng qua bài viết này đã giải đáp được tất cả những băn khoăn của mọi người về căn bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không. Để phòng tránh được bệnh tật, ngoài việc tuân thủ chế độ sinh hoạt và rèn luyện khoa học, định kỳ 6 tháng một lần, các bạn cũng nên tiến hành việc khám sức khỏe tổng quát để hoàn toàn an tâm cũng như phát hiện bệnh ngay từ những dấu hiệu đầu tiên.