Bệnh mạch vành có nguy hiểm không, nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả


Theo thời gian, bệnh mạch vành có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, việc bệnh mạch vành có nguy hiểm không lại phụ thuộc phần lớn vào khả năng kiểm soát tình trạng sức khỏe của bạn. Cùng đi sâu tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

1. Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành còn được biết tới với tên gọi khác là bệnh thiếu máu cơ tim xuất phát từ sự tắc nghẽn mạch vành do tác nhân chính là Cholesterol. Máu lưu thông trong mạch bị cản trở và gây ra những cơn đau thắt ngực vô cùng khó chịu. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở những người trong độ tuổi trung niên và đặc biệt là nam giới. Có 3 dạng bệnh lý phổ biến của bệnh mạch vành là đau thắt ngực ổn định, đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim.

Bệnh mạch vành có nguy hiểm không, nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Bệnh mạch vành với sức khỏe tim mạch (Nguồn: conghuongtu.com)

2. Nguyên nhân bệnh mạch vành

2.1. Lối sống không lành mạnh

Cũng giống như nhóm các bệnh tim mạch phổ biến nguy hiểm khác, bệnh mạch vành bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt kém lành mạnh của con người như lười vận động, uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích. Bên cạnh đó, yếu tố về mặt tâm lý: căng thẳng, stress hoặc mất ngủ cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh này.

2.2. Chế độ ăn uống nhiều chất béo, cholesterol

Những loại đồ ăn nhanh như hamburger, gà rán… chứa rất nhiều dầu mỡ đặc biệt là Cholesterol gây hại cho tim mạch. Chúng kết hợp với canxi trong máu để dần hình thành gây tắc nghẽn và xơ vữa động mạch. Chỉ cần một hàm lượng nhỏ Cholesterol (khoảng 1,8 – 2 g/l trở lên) cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tai biến, đột quỵ. Bệnh mạch vành có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng Cholesterol hiện có trong máu.

2.3. Ai có nguy cơ cao rủi ro

Thường thì tỷ lệ mắc bệnh mạch vành ở trẻ em thường rất thấp (khoảng 1%) thay vào đó là đại đa số những người trong độ tuổi trung niên cụ thể nam từ 50 và nữ từ 55 tuổi. Trong đó, bệnh phát hiện chủ yếu ở nam giới những người thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá trong một thời gian dài. Ngoài ra thì các yếu tố khác bao gồm di truyền ở gia đình hay tiền sử mắc các bệnh lý liên quan như tiểu đường, mỡ máu… cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh mạch vành có nguy hiểm không, nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Những nguyên nhân bệnh mạch vành chủ yếu (Nguồn: harvard.edu)

3. Dấu hiệu của bệnh mạch vành

3.1. Các biểu hiện đặc trưng của bệnh

Triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành là những cơn đau thắt ngực, chúng xảy ra khi khẩu kính lòng mạch đã bị xâm chiếm khoảng 50%. Chính vì thế mà các cơn đau này trở lên dữ dội hơn thường kèm theo một số biểu hiện như đổ mồ hôi, buồn nôn và khó thở. Cơn đau của bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim đều có cảm giác như bị bóp nghẹn ở tim nếu để lâu còn có thể làm hoại tử phần cơ tim phía sau.

3.2. Các triệu chứng toàn thân khác

Bạn cũng có thể phát hiện ra căn bệnh mạch vành này thông qua những cơn đau ê ẩm ở vùng ngực kèm theo cảm giác nóng rát và khó chịu. Cơn đau này có thể kéo ra sau lưng, khu vực hàm và cổ hay dưới dạ dày. Cơ thể người bệnh sẽ liên tục đổ mồ hôi, cảm thấy mệt mỏi và hồi hộp, lo âu. Những biểu hiện này thường không mấy rõ ràng và đặt biệt lại xuất hiện ở phụ nữ, người cao tuổi vì vậy lại càng có phát hiện và tạo điều kiện cho chúng phát triển một cách âm thầm.

Bệnh mạch vành có nguy hiểm không, nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Xuất hiện các đơn đau thắt ngực dữ dội (Nguồn: alobacsi.vn)

4. Bệnh mạch vành có nguy hiểm không

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên biến chứng của bệnh cũng không thể lường trước được. Theo đó, các cơn nhồi máu cơ tim được bắt nguồn từ chính những mảnh vỡ trong thành mạch bị xơ vữa. Đau thắt ngực và rối loạn nhịp tim là những biến chứng ban đầu của bệnh nhưng chính suy tim mới là cái đích mà căn bệnh này hướng đến nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, những cơn nhồi máu cơ tim đột ngột cũng có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh bất cứ lúc nào. Vì vậy, cần khám và sàng lọc các bệnh về tim mạch ngay từ những triệu chứng đầu tiên như nhịp đập nhanh, đau nhẹ.

Bệnh mạch vành có nguy hiểm không, nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Cơn đau lan ra khu vực lưng và trước ngực (Nguồn: vinmec.com)

5. Bệnh mạch vành có chữa được không

5.1. Thay đổi lối sống

Trước khi đi vào việc tìm hiểu các phương pháp điều trị chi tiết, cần phải chắc chắn rằng tình trạng bệnh sẽ không diễn biến xấu đi nếu tiếp tục duy trì thói quen sống thiếu khoa học. Như vậy, cần tích cực rèn luyện các bài tập thể thao vừa sức, thêm vào menu các thực phẩm tốt cho bệnh mạch vành, hạn chế dầu mỡ và tuyệt đối tránh xa rượu bia, thuốc lá. Bạn cũng nên giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng, kiểm soát tốt các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo âu.

5.2. Điều trị bằng thuốc nội khoa

Sau khi khám lâm sàng và thực hiện những xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh và kiểm tra xem bệnh mạch vành có nguy hiểm không, bác sĩ sẽ tiến hành việc kê đơn thuốc điều trị. Việc sử dụng thuốc phải thật sự kiên trì và tuân thủ nghiêm theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Hai nhóm thuốc thường sử dụng là nitrates và chẹn beta với mục đích làm giảm chứng đau thắt ngực. Bên cạnh đó cũng cần kết hợp các loại thuốc khác làm giảm hàm lượng Cholesterol trong máu, kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các cục máu đông trong động mạch. Đồng thời, dựa theo ý kiến bác sĩ tham khảo và bổ sung các dòng TPCN hỗ trợ tim mạch, hỗ trợ sức khỏe tốt hơn.

5.3. Điều trị bằng can thiệp ngoại khoa

Trong trường hợp việc điều trị thuốc không thực sự hiệu quả sẽ cần cân nhắc tới việc can thiệp từ bên ngoài bằng thiết bị y tế hỗ trợ. Theo đó, có 3 phương pháp thường được sử dụng là phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, nong mạch bằng bóng, đặt stent… cách làm này cơ bản chỉ giúp hạn chế xảy ra các biến chứng cho tim chứ không thể triệt tiêu bệnh hoàn toàn.

5.4. Các tiến bộ y học trong điều trị mạch vành

Cơ hội điều trị bệnh chưa dừng lại tại đó, nhờ vào sự tiến bộ của khoa học công nghệ các bác sĩ đã nghiên cứu thành công và đưa vào ứng dụng một số liệu pháp mới như phản xung động ngoại biên tăng cường và sử dụng chất sinh mạch giúp điều trị và chẩn đoán bệnh mạch vành một cách chính xác. Đối với phương pháp phản xung động ngoại biên tăng cường, các bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị rất nhỏ để thổi phồng hoặc làm xẹp đi cấu trúc của mạch vành. Chất sinh mạch là kết quả của phương pháp điều trị bệnh tim mạch bằng tế bào gốc hiện đã được rất nhiều nước tiên tiến áp dụng, giúp bệnh nhân hồi phục ngay cả ở giai đoạn cuối của bệnh.

Bệnh mạch vành có nguy hiểm không, nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Phương pháp tế bào gốc mở ra cơ hội điều trị bệnh dứt điểm (Nguồn: vtmonline.vn)

Như vậy, việc bệnh mạch vành có nguy hiểm không phục thuộc rất nhiều vào sự phát hiện của bạn. Chính vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn tình trạng sức khỏe của mình cũng như phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, cũng đừng quên duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học, tránh xa các chất kích thích và hạn chế đồ ăn chứa nhiều Cholesterol và tham gia khám sàng lọc tim mạch tầm soát chuyên sâu nhé.