Người cao tuổi có rất nhiều thay đổi trong tâm lý. Chính vì điều đó bạn- những người thân của họ cần phải hiểu được sự thay đổi tâm lý người cao tuổi để có thể chăm sóc họ tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu ngay những sự thay đổi đó là gì trong bài viết sau.
1. Thay đổi tâm lý người cao tuổi diễn ra như thế nào?
1.1. Phản xạ giao tiếp chậm chạp
Khi cơ thể con người bước vào giai đoạn có tuổi các cơ quan sẽ bị già cỗi và lão hóa. Chính vì thế người già sẽ có phản xạ khi giao tiếp chậm chạp hơn, có một số người kém minh mẫn sẽ dễ lẫn lộn các vấn đề trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh. Do đó, bạn cần phải tránh dùng những cử chỉ và lời nói làm cho người lớn tuổi cảm thấy tự ái và tủi thân.
1.2. Trở nên hay quên và lo xa
Khi về già tinh thần và trí tuệ của con người sẽ bị sa sút và không còn tốt như trước. Vì thế họ sẽ hay bị quên những sự việc đã xảy ra, sắp xảy ra hay những đồ vật quen thuộc trong căn nhà của chính mình. Đây là điều hiển nhiên do các tế bào thần kinh đã hoạt động một thời gian dài và đang có dấu hiệu lão hóa. Bên cạnh đó người già cũng thường có tâm lý lo xa về cuộc sống, tương lai và sức khỏe của họ. Một số khác sẽ lo xa về cái chết và những người thân của họ ở lại.
Người cao tuổi hay có tâm lý lo xa và suy nghĩ nhiều (Nguồn: thuocthang.com.vn)
1.3. Cảm thấy bị thừa thãi, lãng quên
Đây là tâm lý người cao tuổi hay gặp nhất hiện nay, khi họ không còn làm việc, không tạo ra tiền hay của cải và phải sống nhờ vào con cái hay người thân của họ. Lúc này những người cao tuổi thường sẽ có suy nghĩ giống như những người bị thừa thãi và dễ bị cho lãng quên trong gia đình của mình. Vì đôi khi những người thân của họ dành quá nhiều thời gian ngoài xã hội mà ít quan tâm đến họ.
2. Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi
2.1. Tâm lý cô đơn
Hiện nay đa số người già đều trong tình trạng một mình khi về già, nghĩa là người bạn đời của họ qua đời trước và họ sống quãng đời còn lại. Cộng với việc người thân của họ dành nhiều thời gian ngoài xã hội để đi làm kiếm tiền chính những điều này sẽ tạo tâm lý cô đơn ở người già. Họ thường có xu hướng làm mọi thứ một mình và ít chia sẻ lại với mọi người xung quanh. Chính vì thế người già thường có xu hướng muốn kết bạn tâm giao để nói chuyện chia sẻ cuộc sống hằng ngày với những người có hoàn cảnh giống mình.
Phần lớn người già hay bị tâm lý cô đơn (Nguồn: kenh14.vn)
2.2. Tâm lý hoài cổ
Đại đa số người lớn tuổi hiện nay đều có tâm lý hoài cổ bởi vì đó là những kỷ niệm đã đi qua cùng thanh xuân và tuổi trẻ của họ. Một số người già thích mặc lại quần áo cũ, sử dụng đồ cũ, đôi khi là sưu tầm lại món vật dụng cũ,… Một số người còn mang tâm lý tiết kiệm, dành dụm ngày xưa vào cuộc sống hiện đại của họ. Điều này có thể làm cho những người thân cảm thấy khó chịu và đối xử không tốt với họ.
2.3. Tâm lý buồn phiền, lo lắng
Một tâm lý người cao tuổi phổ biến hiện nay nữa đó chính là sự buồn phiền và lo lắng với mọi thứ xung quanh. Họ buồn vì cảm thấy mình vô dụng, thấy cô đơn hay cảm nhận người thân đối xử với họ không tốt,… Bên cạnh đó họ cũng lo lắng cho sức khỏe và cả tương lai của mình.
2.4. Tâm lý nóng nảy, hay cáu giận
Những sự thay đổi về môi trường sống, tinh thần, sức khỏe và mọi thứ xung quanh người lớn tuổi sẽ làm cho họ dễ bị tâm lý nóng nảy hay cáu giận. Chỉ cần bạn không làm đúng với ý của họ thì họ có thể quát và trách mắng bạn.
2.5. Tâm lý đa nghi
Người già cũng hay có tâm lý đa nghi và đề phòng với mọi người xung quanh kể cả với người thân của họ. Họ sợ con cháu của mình sẽ bỏ rơi họ, sẽ cho họ vô viện dưỡng lão hay tránh mắng họ vô dụng, bỏ đi hay bị lãng quên.
2.6. Tâm lý không tập trung hay quên
Vì sự lão hóa của các cơ quan thần kinh nên người già sẽ có tâm lý quên trước nhớ sau. Điều này làm họ không tập trung và hay quên với những sự việc xung quanh hay đồ vật trong nhà.
3. Các nguyên nhân dẫn đến thay đổi tâm lý người cao tuổi
3.1. Bệnh lý
Những thay đổi về mặt tâm lý của người cao tuổi một phần do bệnh lý gây ra như là bệnh rối loạn tâm lý, alzheimer, mất trí nhớ, bệnh trầm cảm ở người già rất đáng quan ngại,… Tâm lý người già khi mắc bệnh sẽ không giống nhau và có biểu hiệu ra bên ngoài khác nhau vì thế bạn cần phải biết rõ các loại bệnh này để có cách chăm sóc tốt nhất cho họ.
3.2. Dùng thuốc điều trị
Bên cạnh đó việc sử dụng nhiều loại thuốc điều trị bệnh trong suốt cuộc đời của họ sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và tâm lý của họ khi về già.
3.3. Sống cô đơn
Một nguyên nhân khác dẫn đến sự thay đổi trong tâm lý của người già là do họ sống cô đơn một mình và không có người thân chăm sóc đoàng hoàng tử tế.
3.4. Mất mát, biến cố trong cuộc sống
Một vài mất mát về người thân hay những thứ xung quanh của họ hay bất kỳ biến cố lớn nào trong cuộc sống cũng sẽ tác động và làm thay đổi tâm lý của họ.
3.5. Không có thu nhập phải sống dựa dẫm
Việc không làm ra tiền, không có thu nhập và sống dựa dẫm vào con cháu cũng làm cho những người cao tuổi có những thay đổi tâm lý.
Một số người già bị bệnh dẫn đến sự thay đổi trong tâm lý (Nguồn: ngoisao.vn)
4. Cách cải thiện tâm lý của người già
4.1. Tham gia các hoạt động bên ngoài
Để cải thiện được tâm lý người già cô đơn hay những thay đổi tâm lý khác thì bạn nên cố gắng khuyên người thân lớn tuổi của mình tích cực tham gia các hoạt động bên ngoài. Đó có thể là các hoạt động tình nguyện, xã hội, thể thao, văn nghệ giải trí,… để họ cảm thấy mình không vô dụng, cũng như giúp người già có được môi trường để giao lưu, kết bạn và thoải mái về mặt tinh thần hơn.
Việc tham gia các hoạt động bên ngoài sẽ giúp tâm lý người già được tốt hơn (Nguồn: kenhthoitiet.vn)
4.2. Thường xuyên thăm hỏi chăm sóc người lớn tuổi
Nếu gia đình bạn có người cao tuổi sống chung thì bạn cũng nên dành thời gian thường xuyên hỏi han, chăm sóc và trò chuyện cùng với họ hằng ngày. Bạn nên để ý ngày sinh nhật hay những ngày liên quan đến họ như: quốc tế người cao tuổi,… Có những sự chuẩn bị chào mừng nào đó hay đơn giản là mua món quà ý nghĩa, đó có thể là các thực phẩm chức năng bổ dưỡng, hỗ trợ sức khỏe tốt hơn hay chiếc máy đo huyết áp dễ dùng, đo tại nhà chuẩn xác tiện dụng,… Điều đó sẽ khiến những người lớn tuổi cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương của con cháu, gia đình dành cho mình và ấm lòng hơn bao giờ hết.
4.3. Tránh xung đột trước mặt người lớn tuổi
Việc gia đình bạn hay gây gổ hay xung đột trước mặt người lớn tuổi sẽ tạo cho họ tâm lý là nguyên nhân gây ra các cuộc xung đột đó. Nếu gia đình bạn có bất cứ bất hòa gì hãy cùng nói chuyện và giải quyết trong êm đẹp nhất có thể.
4.4. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe
Để tâm lý người cao tuổi có thể theo hướng tích cực thì bạn nên đưa họ đến cơ sở y tế uy tín kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ giúp đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất của người lớn tuổi trong gia đình được tốt nhất. Nếu có phát hiện bệnh cũng sớm được điều trị.
4.5. Kiên trì, chịu khó lắng nghe họ
Trong quá trình chăm sóc người cao tuổi các thành viên trong gia đình cũng nên tập tính kiên trì và chịu khó lắng nghe họ để họ cảm thấy được tôn trọng và quan tâm hơn, làm cho những người lớn tuổi cảm thấy tinh thần tốt hơn, suy nghĩ tích cực hơn.
4.6. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Bạn cần cung cấp cho người cao tuổi một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý để duy trì sức khỏe và thể chất họ tốt hơn. Bạn nên chú ý đưa vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm bổ dưỡng phòng chống bệnh hiệu quả cho người già.
Nếu trong quá trình điều trị bệnh thì những người thân nên chú ý đến tâm lý của người cao tuổi với việc dùng thuốc. Điều này giúp việc trị bệnh được tốt hơn và chóng phục hồi bệnh hơn.
Người cao tuổi cũng nên có chế độ ăn uống hợp lý (Nguồn: chamsocsuckhoeviet.com.vn)
Tâm lý người cao tuổi sẽ có rất nhiều thay đổi, bất cứ ai cũng sẽ rơi vào một hay nhiều hơn những cảm xúc, trạng thái như vậy. Vì thế, nếu là người thân của họ bạn hãy thông cảm, thấu hiểu, để ý và dành sự yêu thương, quan tâm nhiều hơn giúp họ có thể sống vui khỏe có ích tuổi xế chiều nhé!