Bé bị nhiệt miệng sốt cao chăm sóc thể nào, ăn gì, bao lâu thì khỏi


Nhiều mẹ chăm sóc con nhỏ thường gặp hiện tượng bé bị nhiệt miệng sốt cao. Khi bé xảy ra nhiệt miệng dẫn đến tình trạng bé chán ăn, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của bé. Lúc này các mẹ cần phải làm gì và có những cách trị nhiệt miệng nào giúp bé nhanh khỏi?

1. Vì sao bé bị nhiệt miệng sốt cao?

1.1. Nhiệt miệng ở trẻ em là gì

Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em là khi có những tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc ở khu vực nướu răng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này khiến cho các bé gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Tuỳ vào triệu chứng bệnh của mỗi bé mà có những biểu hiện khác nhau.

Biểu hiện thường thấy là khi trẻ bị nhiệt miệng đó là cảm thấy đau vùng khoang miệng do lúc này xuất hiện những đốm trắng và to dần gây khó khăn khi bé ăn, gây nên chứng lười ăn ở trẻ trong thời gian bị nhiệt miệng này.

Khi bệnh không được chữa trị và trở nên nặng hơn, những vết nhiệt bắt đầu mưng mủ, trẻ bắt đầu có dấu hiệu sốt cao thậm chí những biểu hiện bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng, nhiễm khuẩn trong khoang miệng rất lâu khỏi nếu không được chữa trị ngay. Phụ huynh có thể hướng dẫn 4 bước dùng chỉ nha khoa vệ sinh miệng sạch khuẩn để giảm tình trạng bệnh.

Bé bị nhiệt miệng sốt cao chăm sóc thể nào, ăn gì, bao lâu thì khỏi

Trẻ bị nhiệt miệng phải làm thế nào? (Nguồn: kienthucnhakhoa.edu.vn)

1.2. Nguyên nhân trẻ em hay bị nhiệt miệng

Sức đề kháng của bé kém khiến cho vi khuẩn, vi trùng dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể: Nếu cơ thể bé thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, điều này sẽ khiến cho hệ miễn dịch của bé bị suy giảm đi rất nhiều làm thể trạng bé bị suy yếu gây ra các loại bệnh trong đó có bệnh nhiệt miệng thường thấy.

Nguyên nhân thứ hai đó là do chấn thương trong vùng miệng: Nhiều trường hợp là do các bé cắn nhầm vào niêm mạc ở trong má hay lưỡi. Cũng có thể các mẹ cho bé ăn thức ăn quá cứng hay có thể do bé vệ sinh răng miệng sai cách làm nướu bị tổn thương.

Thứ ba là có thể do bé thiếu dinh dưỡng: Nhiều trường hợp, bệnh nhiệt miệng ở trẻ thường xuyên gặp phải ở những trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, folic và các vitamin nhóm B.

Nguyên nhân cuối cùng đó là do tác dụng phụ của việc dùng thuốc: Nhiều mẹ cho trẻ uống thuốc điều trị nên dẫn đến tình trạng khô miệng và làm xuất hiện những vết nhiệt trong miệng bé.

1.3. Các triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ em

Trẻ bị hành sốt và bị sốt đột ngột. Nhiều trường hợp bé bị nhiệt miệng sốt cao kéo dài từ 38 đến 40 độ do tình trạng khoang miệng đã bị tổn thương nặng. Triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ tiếp theo đó là bé hay quấy khóc khi ăn, ít nói, không ăn uống được gì dẫn đến thể trạng ngày càng ngày yếu đi.

Khi các mẹ thấy trong miệng trẻ bắt đầu có những nốt nhiệt miệng nhỏ, sau đó nó sẽ lan rộng xuống vùng khoang miệng bên dưới trong trường hợp các mẹ phát hiện muộn, điều này khiến các bé phải chịu đau nhiều do chưa được chữa trị kịp thời khi mới chớm bị.

Bé bị nhiệt miệng sốt cao chăm sóc thể nào, ăn gì, bao lâu thì khỏi

Những nguyên nhân khiến bé bị nhiệt miệng sốt cao là gì? (Nguồn: camnang.online)

2. Nhiệt miệng ở trẻ em có nguy hiểm không

Nhiều mẹ lo lắng không biết tình trạng nhiệt miệng ở trẻ có gây nguy hiểm gì cho các bé hay không. Khi gặp trường hợp bé bị nhiệt miệng thì sẽ có những triệu chứng như gây sốt ở trẻ em, suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến thể chất ở trẻ và trẻ đau đớn gây ảnh hưởng đến ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để khám bệnh chuyên sâu răng miệng. Nếu không được chữa trị nhanh chóng sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của bé.

3. Trẻ bị nhiệt miệng bao lâu thì khỏi

Bệnh nhiệt miệng không quá nguy hiểm với các bé và thường kéo dài 7-10 ngày rồi tự khỏi. Tuy bệnh nhiệt miệng không để lại sẹo, nhưng vẫn gây ra những đau đớn khiến bé khó chịu. Mẹ có thể dùng các loại sữa phát triển toàn diện cho bé trong tình trạng biếng ăn do rất khó để nói, nhai thức ăn. Bệnh này rất hay tái phát nên các mẹ chú ý đến các bé để có cách điều trị hiệu quả giúp bé nhanh khỏi hơn.

Bé bị nhiệt miệng sốt cao chăm sóc thể nào, ăn gì, bao lâu thì khỏi

Thường xuyên khám sức khỏe răng miệng cũng là cách phòng chống bệnh nhiệt miệng ở trẻ (nguồn: tampahappysmiles.com)

4. Bé bị nhiệt miệng phải làm sao

4.1. Cách chăm sóc khi trẻ mới bị nhiệt miệng

Có những cách trị nhiệt miệng cho trẻ khi mới bị nhiệt? Các mẹ chú ý khi thấy bé có những biểu hiện bất thường thì nên kiểm tra miệng của bé ngay. Nếu thấy những vết nhiệt miệng không quá lớn thì có thể cho bé thử những cách điều trị cụ thể như cho bé súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng cho đến khi những nốt nhiệt lành dần trở lại.

Tiếp đến là bạn nên cho bé sử dụng 10 loại bàn chải có lông mềm mịn tốt nhất để tránh gây tổn thương thêm các vết nhiệt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chế biến các loại thực phẩm mát và có tính giải nhiệt như các loại rau củ. Một chú ý là bạn nên nấu thức ăn ở dạng lỏng để bé dễ dàng ăn hơn.

4.2. Trường hợp bé bị sốt

Khi bé bị nhiệt miệng kéo dài thì lúc này các bé sẽ bắt đầu có những biểu hiện sốt cao. Khi thấy bé có các dấu hiệu sốt cao trên 38,5 độ thì các mẹ nên nhanh chóng dùng các biện pháp giúp bé hạ sốt như không để bé mặc quá nhiều đồ, lau người cho bé bằng nước ấm và dùng thuốc hạ sốt phù hợp.

4.4. Khi nào cho bé đến bệnh viện điều trị

Khi nốt nhiệt không có dấu hiệu lành và ngày càng lan rộng thì các mẹ nên đưa bé đến bác sĩ uy tín để được kiểm tra và tư vấn chữa trị. Tình trạng bệnh này các bác sĩ thường kê thuốc bôi miệng có chứa kháng sinh và chất sát trùng cho bé. Bệnh nhiệt miệng sẽ giảm dần và mau khỏi hơn.

Nhưng nhiều trường hợp các bé bị nhiệt sẽ tự lành lại mà không cần đến khám tại bệnh viện. Nếu gặp những dấu hiệu như: giảm cân nhanh chóng, đau ở vùng bụng, sốt cao bất thường và trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay.

Bé bị nhiệt miệng sốt cao chăm sóc thể nào, ăn gì, bao lâu thì khỏi

Trường hợp trẻ bị sốt thì các mẹ nên tìm các biện pháp giúp bé hạ sốt ngay (Nguồn: ichchi.vn)

5. Bé bị nhiệt miệng nên ăn gì

Do tình trạng khoang miệng lúc này của bé không được ổn định các mẹ nên chuẩn bị những loại giàu vitamin PP giúp chữa nhiệt miệng như:

Những loại rau xanh như: rau bó xôi, rau cải xanh, rau má, cải cúc… với nhiều cách chế biến như xay nhuyễn với gạo nấu cháo hoặc xay lấy nước nấu thành các món ăn chính cho bé.

Ngoài ra, còn có những loại rau củ như: cà rốt, bí đỏ, bí xanh…cũng nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho bé. Không nên chọn các loại thức ăn dạng rắn, cứng, khô bởi vì lúc này khoang miệng của bé đau không thể ăn được.

Khi bé bị nhiệt miệng thì các mẹ nên tham khảo cách lựa chọn những thực phẩm tươi ngon và giàu chất dinh dưỡng rồi chế biến những món ăn mềm dễ tiêu như cháo cá lóc, bột sắn dây, mật ong, nghệ và không nên cho quá nhiều gia vị mặn, cay hay quá chua làm cho vết nhiệt lâu lành hơn. Bên cạnh đó, nên cho bé uống nhiều nước hàng ngày để cơ thể bé thanh lọc, giúp nhanh lành các vết nhiệt miệng.

Bé bị nhiệt miệng sốt cao chăm sóc thể nào, ăn gì, bao lâu thì khỏi

Trẻ bị nhiệt miệng sốt cao nên ăn những gì để nhanh khỏi? (Nguồn: khoe.online)

Để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể bé lúc này để bé nhanh chóng khỏi nhiệt miệng thì các mẹ nên chọn mua thực phẩm tươi ngon có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nếu như không có thời gian nhiều để đi chợ. Bạn không chỉ lựa chọn được những loại thực phẩm rau củ quả giàu chất sắt, hoặc các loại thực phẩm tươi mát thanh nhiệt cho bé mà còn tiết kiệm được nhiều thời gian cho mình.

Bé bị nhiệt miệng sốt cao là bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân gây nên. Để bé nhà bạn không bị nhiệt miệng hay tái phát tiếp thì nên chú ý vào chế độ thực đơn ăn hàng ngày của bé để đảm bảo bé luôn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nhất nhé.