Viêm khớp dạng thấp là gì, có chữa khỏi không, nguyên nhân, dấu hiệu


Bạn có biết bệnh viêm khớp dạng thấp là căn bệnh phổ biến hiện nay. Người bị bệnh sẽ gặp tình trạng đau nhức khó chịu nơi khớp gối. Đặc biệt, bệnh dễ dàng chuyển sang mãn tính, khó điều trị nếu chủ quan.

1. Viêm khớp dạng thấp là gì?

Theo chuyên môn y khoa, viêm khớp dạng thấp còn có tên gọi là bệnh thấp khớp hay viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh là tình trạng tổn thương ở phần khớp với các bộ phận như: phần sụn, phần đầu xương dưới sụn, lớp màng hoạt dịch. Khi bệnh trở nặng sẽ chuyển sang tình trạng mãn tính cùng những biến dạng khớp.

Viêm khớp dạng thấp là gì, có chữa khỏi không, nguyên nhân, dấu hiệu

Bệnh kéo theo các cơn đau vùng khớp (Nguồn: londonpainclinic.co.uk)

2. Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Bệnh viện khớp dạng thấp do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên những nguyên nhân này, chưa được đầy đủ. Bạn có thể tham khảo những nguyên nhân phổ biến:

2.1. Rối loạn tự miễn dịch

Nguyên nhân gây nên bệnh này là do hệ thống miễn dịch của cơ thể chuyển sang trạng thái tấn công các mô. Việc tấn công này liên tục và kéo dài làm ảnh hưởng đến các mô. Nguy cơ tàn phá của nguyên nhân này khá cao, khi tình trạng ở mức độ nặng thì sụn, xương khớp có thể bị phá huỷ.

2.2. Di truyền

Đây là một trong những nguyên nhân thường thấy được ở người bệnh. Nếu trong gia đình có người bệnh thì bản thân bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Thống kê cho thấy tỷ lệ này là khoảng 5 lần.

2.3. Yếu tố môi trường bên ngoài

Ngoài ra, những yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động cũng được xác định là nguyên nhân gây nên bệnh. Những nguyên nhân đó là: môi trường sống ẩm thấp, người mới phẫu thuật, người mới bị nhiễm lạnh, người bị suy yếu mệt mỏi,…

3. Ai có nguy cơ cao viêm khớp dạng thấp

Số liệu thống kê và nghiên cứu liên quan về bệnh viêm khớp dạng thấp cho thấy đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cũng đa dạng. Tuy nhiên tỷ lệ nữ giới mắc bệnh này cao hơn nam giới từ 2 -3 lần. Về độ tuổi, người trong độ tuổi 40 -60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nhiều nhất. Số liệu vẫn ghi nhận trường hợp độ tuổi trẻ và người già vẫn có khả năng mắc bệnh.

Viêm khớp dạng thấp là gì, có chữa khỏi không, nguyên nhân, dấu hiệu

Bệnh thường gặp ở nam giới hơn nữ giới (Nguồn: blogspot.com)

4. Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp có triệu chứng cảnh báo khá rõ rệt. Bạn có thể quan sát và phát hiện nên tình trạng nhiễm bệnh nhanh chóng.

4.1. Triệu chứng qua từng giai đoạn của bệnh

Triệu chứng bệnh qua từng giai đoạn thể hiện tình trạng bệnh của người bệnh. Ở giai đoạn khởi phát, triệu chứng bệnh chỉ xảy ra ở những khớp nhỏ trên cơ thể. Tình trạng này xảy ra không đồng đều. Thường xuất hiện ở khớp tay chân, mắt cá tay chân, cổ tay chân…

Chuyển sang giai đoạn toàn phát, những triệu chứng sẽ rõ ràng hơn và xuất hiện rộng hơn trên các khớp khác của cơ thể. Triệu chứng bắt đầu xuất hiện ở khớp lớn như vai, khuỷu tay, xương hàm, đầu gối, cổ.

Triệu chứng ở hai giai đoạn này thường thấy là cứng khớp, đau khớp, sưng đỏ, sưng khớp,… Lưu ý thêm là, triệu chứng ở giai đoạn khởi phát sẽ kéo dài từ 2 -3 tuần rồi sau đó mới chuyển sang giai đoạn toàn phát.

4.2. Các biểu hiện liên quan đến khớp

Vì là bệnh liên quan đến khớp nên những triệu chứng về khớp được ghi nhận khá rõ ràng. Biểu hiện được ghi nhận bao gồm: hiện tượng cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ. Sau thăm khám của bác sĩ có ghi nhận tình trạng viêm tối thiểu ba nhóm khớp trên cơ thể. Bệnh bắt đầu bằng tình trạng viêm các khớp ở bàn tay, viêm khớp đối xứng… Những biểu hiện này để xác định người bệnh cần chủ động theo dõi và kết hợp cùng bác sĩ để chẩn đoán được chính xác.

4.3. Các biểu hiện toàn thân khác không liên quan đến khớp

Một số biểu hiện toàn thân khác tuy không liên quan đến khớp nhưng góp phần gây nên tình trạng nhiễm bệnh viêm khớp dạng thấp mà bạn cũng không nên chủ quan bỏ qua.

Bạn cần quan sát biểu hiện xuất hiện những hạt dưới da, khô mắt… cùng những thay đổi ở phổi, tim, thận… cũng là cảnh báo cho tình trạng bị bệnh. Đặc biệt là hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là biểu hiện thường thấy.

Viêm khớp dạng thấp là gì, có chữa khỏi không, nguyên nhân, dấu hiệu

Các vùng khớp dễ bị tổn thương của cơ thể (Nguồn: laodong.vn)

5. Biến chứng của viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Biến chứng của bệnh sẽ khác nhau do phụ thuộc vào giai đoạn chẩn đoán, phương pháp điều trị, chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, … Những biến chứng mà bệnh gây ra cho người bệnh là:

5.1. Gây thiếu máu

Thiếu máu mãn tính được ghi nhận cho người bị mắc bệnh. Đặc biệt, khi tình trạng viêm không kiểm soát được thì người bệnh sẽ có tiểu cầu tăng. Đây là một trong những biểu hiện của việc thiếu máu. Đây là thông tin giải đáp cho vấn đề tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu được nhiều người bệnh thắc mắc.

5.2. Viêm loét dạ dày tá tràng

Biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng là do tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị bệnh gây ra. Biến chứng này thường xuất hiện khi bệnh nhân được điều trị bệnh trong thời gian dài bằng thuốc Tây.

Viêm khớp dạng thấp là gì, có chữa khỏi không, nguyên nhân, dấu hiệu

4 biến chứng chết người của viêm loét dạ dày (Nguồn: laodong.vn)

5.3. Loãng xương

Bản thân bệnh viêm khớp dạng thấp có ảnh hưởng đến xương đồng thời quá trình điều trị bệnh bằng thuốc cũng góp phần tăng nguy cơ loãng xương cho người bệnh.

5.4. Nốt thấp khớp

Biến chứng phổ biến của bệnh là xuất hiện những nốt thấp khớp. Nốt thấp khớp này có dạng sần. Thường xuất hiện ở những điểm gấp khớp khuỷu tay, khớp cổ chân cũng như bất cứ nơi nào trên cơ thể.

5.5. Nhiễm trùng

Ghi nhận biến chứng này là tình trạng nhiễm trùng gia tăng nhiều hơn. Lý do là hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng theo diễn tiến của bệnh.

5.6. Các biến chứng khác

Những biến chứng nguy hiểm khác từ bệnh cũng được ghi nhận và cảnh báo cho người bệnh là: biến chứng về mắt, da, thận, gan, thể chất, … Mỗi bộ phận của cơ thể biến chứng của bệnh sẽ có những ảnh hưởng với mức độ độ khác nhau.

5.7. Ung thư và tim mạch

Nguy cơ bệnh chuyển nặng hơn và có thể chuyển sang ung thư nhanh chóng. Những ung thư có thể mắc phải khi mắc bệnh là ung thư hạch. Đối với hệ tim mạch, biến chứng ở cơ quan này được ghi nhận và cảnh bảo khá cao. Người bệnh dễ mắc tình trạng xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Nặng nề hơn thì có thể đột quỵ bất cứ lúc nào. Biến chứng về tim còn có: viêm mang tim, nội tâm mạc, van tim. Xơ hoá một số chức năng của tim cũng được ghi nhận.

Viêm khớp dạng thấp là gì, có chữa khỏi không, nguyên nhân, dấu hiệu

Tim mạch là một trong các bệnh cực kỳ nguy hiểm (Nguồn: hellobacsi.com)

6. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp

Sau khi khám lâm sàng, hầu hết các bệnh nhân sẽ được chuyên gia y tế, đội ngũ y bác sĩ tiến hành cho thực hiện các xét nghiệm kèm theo. Việc làm này nhằm hỗ trợ chẩn đoán chính xác hơn tình trạng bệnh.

6.1. Nhận biết qua triệu chứng

Qua quá trình thăm khám lâm sàng cũng như trao đổi với người bệnh, người thân thì bệnh được chẩn đoán bước đầu qua những triệu chứng được ghi nhận. Ở giai đoạn này, người bệnh và người thân cần phối hợp cung cấp các thông tin, biểu hiện để chẩn đoán được chính xác hơn.

6.2. Xét nghiệm hình ảnh

Xét nghiệm hình ảnh với bệnh được áp dụng là siêu âm, chụp X- quang, chụp CT, chụp MRI, xạ hình… Tùy vào tình trạng, vị trí bệnh phát sinh mà việc chẩn đoán hình ảnh sẽ được các y bác sĩ yêu cầu thực hiện một hay nhiều xét nghiệm cùng một lúc. Thông qua xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng dịch, tổn thương nơi phần mềm, dấu hiệu bào mòn, viêm tủy , viêm xương, ung thư, …

6.3. Xét nghiệm máu

Người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm máu để xác định các chỉ số có liên quan. Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ có thể đánh giá: yếu tố viêm, hệ miễn dịch của cơ thể, tình trạng nhiễm trùng,…

Viêm khớp dạng thấp là gì, có chữa khỏi không, nguyên nhân, dấu hiệu

Thực hiện các xét nghiệm máu để chẩn đoán xem liệu có bị bệnh (Nguồn: lintechvn.com)

7. Các phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp

Hiện nay, bệnh đã có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Phương pháp chủ yếu là sự kết hợp của nội khoa cùng vật lý trị liệu. Song song là việc hướng dẫn cũng như yêu cầu thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống lành mạnh cho người bệnh.

7.1. Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?

Bệnh đã được các bác sĩ khẳng định là hiện tại không thể chữa trị hết khỏi 100% như mong muốn. Bệnh chỉ có thể chữa trị, khắc phục nhằm cải thiện những tình trạng gây ra cho người bệnh.

Đồng thời nhằm hạn chế nguy cơ nặng nề từ những biến chứng của bệnh cho người bệnh. Lời khuyên thiết thực dành cho người bệnh là tập thói quen sống chung với bệnh. Tuân thủ quá trình điều trị bệnh sẽ giúp bản thân người bệnh không bị tổn thương thêm nặng nề.

7.2. Thuốc

Phương pháp điều trị bệnh hiện nay là dùng thuốc. Hiện đã có nhiều loại thuốc phục vụ điều trị bệnh hiệu quả. Có cả thuốc tây và thuốc nam cho người bệnh lựa chọn theo nhu cầu sử điều trị bệnh.

Thuốc dùng điều trị bệnh chủ yếu với mục đích: giảm đau, chống viêm, chống thoái hoá, ức chế miễn dịch,… Liều lượng, cách dùng, loại thuốc sẽ được bác sĩ kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và thể trạng của người bệnh nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất.

7.3. Phẫu thuật

Điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật cũng là một trong những phương pháp được đánh giá cao. Tuy nhiên phương pháp này không sử dụng phổ biến. Can thiệp phẫu thuật chỉ áp dụng cho tình trạng bệnh có nhiều thương tổn nặng nề hoặc áp dụng cho trường hợp người bệnh mất khả năng vận động.

Phẫu thuật sẽ giúp bệnh nhân được giảm đau và phục hồi nhanh các phần khớp bị thương tổn do bệnh gây ra. Trong phẫu thuật sẽ có biện pháp thay thế bằng khớp nhân tạo.

7.4. Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

Song song với các phương pháp trên thì việc hỗ trợ điều trị tại nhà cũng được đánh giá cao. Những biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà bao gồm: vật lý trị liệu chữa cơ xương khớp hiệu quả, chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ sống lành mạnh, …

Viêm khớp dạng thấp là gì, có chữa khỏi không, nguyên nhân, dấu hiệu

Vận động, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày (Nguồn: s3-eu-west-1.amazonaws.com)

8. Phòng bệnh viêm khớp dạng thấp

Bạn có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách tập luyện cho bản thân có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, chế độ vận động hàng ngày cũng như chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Đối với người bệnh, khi mắc bệnh có thể chườm nóng lạnh và bổ sung thêm thực phẩm giàu Omega 3 tốt cho sức khỏe để giảm tình trạng đau do viêm khớp gây ra.

Hệ luỵ từ viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh gặp khó khăn cũng như bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, bản thân bạn và người thân cần chủ động phòng ngừa bệnh mỗi ngày, tạo thói quen khám sức khỏe tổng quát định kỳ cũng như khám xương khớp chuyên khoa uy tín, có bác sĩ giỏi để sớm phát hiện bệnh và được điều trị kịp thời.