Người mắc viêm tuỵ cấp rất đau đớn, mệt mỏi, khó chịu nếu không điều trị viêm tuỵ cấp ngay sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm thậm chí gây tử vong.
1. Viêm tụy cấp là gì?
Tuyến tuỵ trong cơ thể có chức năng nội tiết, sản xuất ra hóc môn glucagon và insulin để cân bằng ổn định lượng đường huyết, vừa có chức năng ngoại tiết, tiết ra các men để tiêu hoá thức ăn. Viêm tuỵ cấp là tình trạng tuyến tuỵ bị viêm đột ngột khi các men tiêu hoá hoạt hoá trước khi vào ruột non, chúng sẽ tấn công làm tổn thương.
Nguyên nhân của viêm tuỵ cấp do bia rượu, tăng mỡ máu, sỏi mật, chấn thương tuỵ, rối loạn chuyển hoá và sau phẫu thuật, nhiễm trùng, kí sinh trùng, một số bị mặc bệnh này mà chưa tìm được lý do. Đặc biệt, viêm tụy cấp cấp có mối đe dọa dẫn đến ung thư tuyến tụy – một trong 15 loại ung thư nguy hiểm nhất khó phát hiện.
Viêm tuỵ cấp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm (Nguồn: hanhnien.vn)
2. Biến chứng viêm tụy cấp
2.1. Viêm phúc mạc
Nếu không có biện pháp điều trị viêm tuỵ cấp kịp thời dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc. Đây là một màng mỏng như lụa bên trong thành bụng và bao phủ các cơ quan nội tạng. Khi các tổn thương ở tuỵ nặng sẽ khiến chúng ảnh hưởng tới phúc mạc.
2.2. Sốc nhiễm trùng
Bị viêm tuỵ cấp do sỏi mật, sỏi đường mật thường đi kèm nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường mật. Nếu để tình trạng này kéo dài, các cơ quan khác trong bụng cũng bị viêm nhiễm dẫn tới suy hô hấp, ngừng tuần hoàn.
2.3. Xuất huyết tuyến tụy, trong xoang bụng
Các men tiêu hoá do tuỵ sản xuất là trypsin và lypase được hoạt hoá quá nhiều trong mô tuỵ sẽ tấn công các tế bào, khiến tuỵ bị viêm, phá huỷ mạnh khiến hoại tử, xuất huyết tuyến tuỵ, lan ra cả xoang bụng và các cơ quan khác.
2.4. Nhiễm trùng tại tuyến tụy
Nếu bị viêm tuỵ cấp, các vi khuẩn khu trú trong vùng bị viêm sẽ vỡ ra, gây nhiễm trùng tuyến tuỵ, đồng thời chúng đi vào ổ bụng, tác động tới các bộ phận khác khiến cơ thể suy kiệt nhanh chóng. Nhiễm trùng tuyến tuỵ xảy ra phổ biến vào cuối tuần đầu hoặc đầu tuần thứ hai khi viêm tuỵ cấp đã xuất hiện ổ áp xe tuỵ. Chúng có thể khu trú ở vùng dưới cơ hoành hoặc mở rộng thành viêm phúc mạc toàn thể do bội nhiễm cổ trướng và mô hoại tử.
2.5. Suy hô hấp cấp
Đối với các trường hợp bị viêm tuỵ cấp đã dẫn tới bệnh suy hô hấp, tiên lượng nặng, người bệnh đã quá yếu, khó thở, tuần hoàn kém, huyết áp tụt nhanh….
Viêm tuỵ cấp nặng gây nhiễm trùng tuyến tuỵ (Nguồn: demedbook.com)
3. Cách điều trị viêm tụy cấp
3.1. Phác đồ điều trị viêm tụy cấp
3.1.1. Chẩn đoán
Chẩn đoán đúng bệnh mới có biện pháp điều trị viêm tuỵ cấp phù hợp, các bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ 2 loại enzyme tiêu hoá là do tuỵ sản xuất là amylase và lipase trong máu bệnh nhân. Nếu nồng độ quá cao thì xác định người bệnh mắc viêm tuỵ cấp.
Bên cạnh đó cũng thực hiện thêm các xét nghiệm ung thư tuyến tụy theo bảng giá khác như kiểm tra chức năng tuyến tuỵ, đo mức độ dịch tuỵ bằng nghiệm pháp dung nạp glucose, siêu âm hình ảnh phát hiện các biểu hiện như tuỵ phù nề, áp xe nang giả tuỵ, dịch quanh tuỵ, hoại tử mô tuỵ…
Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ các từ qua đó đánh giá kĩ hơn các tổn thương ảnh hưởng ở tuỵ, đồng thời xác định rõ các biến chứng từ viêm tuỵ cấp như tổn thương nhu mô, bờ tuỵ, mức độ hoại tử…
3.1.2. Điều trị
Mục đích trong điều trị là hạn chế các biến chứng toàn thân, ngăn ngừa nhiễm trùng nhiễm khuẩn tuỵ và hoại tử lan rộng, điều trị tình trạng viêm tuỵ, điều trị nguyên nhân gây viêm tuỵ.
Điều trị nội khoa bằng cách cho bệnh nhân nhịn ăn uống để tuỵ nghỉ ngơi tạm ngừng hoạt động đến khi các triệu chứng viêm tuỵ cấp suy giảm, sôi bụng trở lại. Đặt ống thông tá tràng, hút dịch cho tới khi bệnh nhân không còn bị buồn nôn, nôn, giảm trướng bụng. Cung cấp nhiều các loại thực phẩm giàu enzyme thiên nhiên để ổn định lượng enzyme tụy tạo ra.
Kiểm tra thường xuyên các chỉ số đường huyết, canxi máu, độ bão hoà oxy, khi có dấu hiệu tiểu ít, độ bão hoà oxy giảm thì chuyển đến đơn vị điều trị tích cực. Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch cung cấp năng lượng cho bệnh nhân, đảm bảo đủ nước, điện giải nếu có biểu hiện tụt huyết áp thì cần truyền tốc độ nhanh tới khi đảm bảo huyết áp ổn định.
Sử dụng thuốc giảm đau theo đường tĩnh mạch đối với các trường hợp nhẹ và vừa dùng paracetamol, nếu thuốc giảm đau thông thường không đỡ người bệnh vẫn đau có thể cho uống morphine. Dùng kháng sinh đối với trường hợp viêm tuỵ cấp hoại tử có nguy cơ nhiễm khuẩn ổ bụng, phổi hoặc đường niệu.
Khi đã bị viêm tuỵ cấp hoạt tử nếu không bị nhiễm độc hệ thống, suy cơ quan thì dùng kháng sinh dự phòng, điều trị hỗ trợ, sau 7-10 ngày theo dõi đánh giá lại đưa ra phác đồ điều trị mới nếu cần thiết. Nếu người bệnh bị viêm tuỵ cấp hoại tử nhiễm trùng, điều trị sau 7 – 10 ngày không tiến triển cải thiện thì điều trị kháng sinh theo kết quả cấy, phẫu thuật cắt bỏ mô hoại tử.
Điều trị nguyên nhân như tẩy giun, lấy sỏi.
Nếu bệnh viêm tuỵ cấp tiến triển nặng dần có các biểu hiện hoại tử tổ chức tuỵ, tình trạng nhiễm độc cao, phản ứng cơ thành bụng tăng, không giảm đau, áp xe tuỵ, xuất huyết…. Thì chuyển mổ cấp cứu. Bệnh nhân trong quá trình bệnh có thể tham khảo thêm loại thực phẩm tăng sức đề kháng, tăng phòng bệnh hay giảm các triệu chứng như áp xe.
3.2. Thuốc điều trị viêm tụy cấp
Trong điều trị viêm tuỵ cấp, các loại thuốc do bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng bệnh, bệnh nhân không tự ý mua thuốc uống hoặc mua thuốc theo đơn của người khác vì dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khó lường.
Cần sử dụng đúng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ (Nguồn: phuongphap.vn)
4. Phòng chống bệnh viêm tụy cấp
4.1. Không sử dụng rượu bia, chất kích thích
Viêm tuỵ cấp thường xảy ra sau các dịp lễ, Tết khi con người nạp vào cơ thể quá nhiều bia, rượu và những loại thực phẩm nhiều đạm. Hiện nay, nguyên nhân gây viêm tuỵ cấp do bia rượu chiếm đa phần, số lượng tăng lên rõ rệt.
Sau bữa ăn thịnh soạn với những cốc bia, chén rượu, người bệnh sẽ ói mửa, đau bụng dữ dội, bí trung tiện, bụng trướng nguy hiểm tới tính mạng. Hạn chế đồ uống có cồn và bỏ hẳn là cách để bạn tạm biệt nỗi lo bệnh tật.
4.2. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Hãy lắng nghe cơ thể, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để cơ thể khoẻ mạnh lâu dài. Chọn các loại thực phẩm ít béo, ít đạm, giàu vitamin. Bổ sung nhiều loại rau xanh, hoa quả mát giải độc. Ngũ cốc dinh dưỡng trong các bữa ăn. Uống đủ nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.
Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, tập thể dục mỗi ngày với những bài tập, môn thể thao vừa sức. Chế độ sinh hoạt lành mạnh và phương pháp điều trị viêm tuỵ cấp dần dần nhưng hiệu quả ổn định.
4.3. Tẩy giun định kỳ
Định kỳ 6 tháng – 1 năm bạn hãy mua thuốc tẩy giun, đối với trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên có thể tẩy giun. Mặc dù đời sống hiện đại con người ăn uống hợp vệ sinh hơn nhưng để phòng bệnh bạn nhất thiết không được quên việc làm đơn giản này.
Ăn uống lành mạnh để cơ thể khoẻ mạnh lâu dài (Nguồn: hellobacsi.com)
5. Chữa viêm tụy cấp ở đâu?
Khi mắc bệnh viêm tuỵ cấp, người bệnh cần nhập viện để theo dõi cụ thể tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nên đến các bệnh viện uy tín như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y (Hà Nội), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Bình Dân.
Điều trị viêm tụy cấp tại bệnh viện uy tín để có phác đồ chính xác, hiệu quả (Nguồn: clinicabiblica.com)
Để phát hiện các vấn đề về sức khoẻ sớm, bạn nên khám tổng quát định kì giúp kịp thời phát hiện nguy cơ bệnh lý và cách phòng tránh, cải thiện lối sống sinh hoạt phù hợp lành mạnh hơn.
Điều trị viêm tuỵ cấp là vấn đề quan trọng liên quan đến tính mạng con người, bạn đừng nên chủ quan, bỏ bê sức khoẻ vì đó là tài sản quý giá của con người. Với các biểu hiện bất thường bạn nên nhanh chóng khám chuyên khoa ở bệnh viện uy tín, chất lượng để được chẩn đoán bệnh chính xác và nhận phác đồ điều trị phù hợp với bản thân.