Phân biệt ban sởi, thủy đậu và Rubella theo dấu hiệu, nguyên nhân


Việc phân biệt ban sởi, thủy đậu và Rubella sẽ giúp chủ động phòng chống bệnh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn cho người bệnh.

1. Phân biệt ban sởi, thủy đậu và Rubella

Đều là những bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ tuy nhiên bạn cần hiểu rõ cách phân biệt ban sởi, thủy đậu và Rubella.

1.1. Bệnh ban sởi là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân

Bệnh ban sởi là bệnh cấp tính do virus gây ra. Bệnh được xác định là nguy hiểm do mức độ cũng như khả năng biến chứng nặng nề.

1.1.1. Dấu hiệu của bệnh ban sởi

Dấu hiệu của ban sởi có đặc thù khác hẳn các ban khác. Ban sởi sẽ bắt đầu xuất hiện ở tai. Sau đó mới lan dần xuống các bộ phận khác như mặt, ngực, bụng rồi toàn thân. Ban sởi có dạng sần, gồ ghề. Ban sởi khi tan sẽ để lại vết thâm trên da.

1.1.2. Nguyên nhân của bệnh ban sởi

Nguyên nhân chính được xác định của bệnh ban sởi đến thời điểm hiện nay là bệnh do virus gây ra. Bệnh lây truyền nhanh chóng qua đường hô hấp. Bệnh cũng dễ lây lan ở những khu vực đông người. Thời gian ủ bệnh từ 7-10 ngày tuỳ vào cơ thể của người bệnh.

Phân biệt ban sởi, thủy đậu và Rubella theo dấu hiệu, nguyên nhân

Bệnh sởi sau này sẽ để lại vết thâm trên da (Nguồn: mrpl.city)

1.2. Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh do virus gây ra cho người lớn lẫn trẻ em. Bệnh bùng phát mạnh mẽ vào mùa xuân hay trời nóng ấm. Bệnh có những biểu hiện giống một số bệnh phát ban khác nhưng vẫn có đặc điểm riêng để phân biệt. Bệnh thuỷ đậu được cảnh báo là bệnh có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

1.2.1. Dấu hiệu của bệnh thủy đậu

Những dấu hiệu của bệnh thuỷ đậu mà bạn nên để ý là: sốt nhẹ, mệt mỏi, sốt cao, đau đầu, nôn ói, bỏ ăn, xuất hiện ban đỏ… Ban đỏ của bệnh thuỷ đậu có đặc điểm là nốt ban có dạng mụn nước, có dịch lỏng, đường kính khoảng 1 – 3cm. Vị trí xuất hiện của những nốt ban này là ở toàn thân. Nốt ban xuất hiện cả vùng niêm mạc miệng. Nếu không giữ vệ sinh cũng như diễn tiến bệnh trở nặng thì những nốt ban này có thể bị nhiễm trùng.

1.2.2. Nguyên nhân của bệnh thủy đậu

Varicella là virus gây nên căn bệnh thuỷ đậu mà nhiều người mắc phải. Virus này chủ yếu lây lan qua đường hô hấp. Nếu hít phải không khí có nước bọt của người bị bệnh thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao.

Bệnh thuỷ đậu còn lây lan nhanh chóng nếu dùng chung đồ đạc, sống cùng không gian với người bệnh. Bởi mầm bệnh là chất dịch bên trong những mụn nước sẽ phát tán nhanh chóng khi người bệnh ho, hắt xì. Đây là bệnh không chừa một ai, trong đó trẻ em với hệ miễn dịch non yếu rất dễ mắc bệnh.

Vì thế, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu những thông tin cần biết về bệnh thủy đậu ở trẻ em từ triệu chứng, cách điều trị, phòng tránh để từ đó đảm bảo có sự chăm sóc tốt nhất cho trẻ.

Phân biệt ban sởi, thủy đậu và Rubella theo dấu hiệu, nguyên nhân

Bệnh thuỷ đậu rất thường hay gặp ở trẻ (Nguồn: scontent-atl3-1.cdninstagram.com)

1.3. Bệnh Rubella là gì?

Rubella cũng là một trong những căn bệnh lây nhiễm nghiêm trọng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên bệnh Rubella là bệnh lành tính có tính chất nhẹ. Bệnh ít có biến chứng nặng nề, tỷ lệ tử vong thấp.

1.3.1. Dấu hiệu của bệnh Rubella

Những dấu hiệu bệnh Rubella có thể bị lầm tưởng sang các bệnh sốt ban khác. Vậy làm sao để phân biệt được Rubella với sốt phát ban? Bạn có thể theo dõi quan sát những dấu hiệu của bệnh như: sốt nhẹ, chảy nước dãi, mệt mỏi. Nốt ban xuất hiện sau thời gian ủ bệnh. Ban xuất hiện rải rác trên cơ thể, nhưng không theo quy luật nào. Ban xuất hiện và tan khác nhau. Một số biểu hiện cộng thêm như: xung huyết, nổi hạch, đau khớp … Bạn nên dựa vào những dấu hiệu này để phân biệt ban sởi, thủy đậu và Rubella.

1.3.2. Nguyên nhân của bệnh Rubella

Bệnh do virus Rubella gây ra. Bệnh có tính chất dễ lây lan trong cộng đồng. Đặc biệt nếu không kiểm soát có thể bùng phát thành dịch bệnh lớn. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em và phụ nữ mang thai.

Phân biệt ban sởi, thủy đậu và Rubella theo dấu hiệu, nguyên nhân

Bệnh Rubella có nguy hiểm không (Nguồn: tgdd.vn)

2. Bệnh nào nguy hiểm hơn

Không thể coi thường bất cứ căn bệnh sốt phát ban nào. Dù có bệnh được xác định là lành tính. Vì vậy, cả ba bệnh sốt phát ban thường gặp là sởi, thuỷ đậu, Rubella cần được theo dõi và chủ động phòng chống hiệu quả.

2.1. Bệnh ban sởi có nguy hiểm không?

Ban sởi được xác định là nguy hiểm về tính chất những biến chứng có khả năng gây ra cho người bệnh. Những biến chứng của bệnh ban sởi là viêm phổi, tiêu chảy, viêm phổi cấp tính, suy hô hấp, viêm đường tiêu hoá, …

2.2. Bệnh Rubella nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tuy không nặng nề nhưng ảnh hưởng nặng nề của bệnh nếu có xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn đến trẻ em và nhất là phụ nữ mang thai. Những nguy hại cho phụ nữ mang thai khi mắc bệnh là: dị tật thai nhi, sinh non, thai yếu, dọa sảy thai…

Phân biệt ban sởi, thủy đậu và Rubella theo dấu hiệu, nguyên nhân

Nên đi tiêm phòng ngừa sởi cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời (Nguồn: culturasharedservices.weebly.com)

3. Cách phòng ngừa bệnh ban sởi, thuỷ đậu và Rubella

Chủ động phòng ngừa bệnh ban sởi, thuỷ đậu và Rubella bằng cách tiêm ngừa bệnh đầy đủ. Hiện nay đã có vắc xin cho bệnh sởi, Rubella. Riêng bệnh thuỷ đậu hiện chưa có vắc xin cũng như thuốc đặc trị.

Bên cạnh đó, cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với người bệnh, giữ vệ sinh thật sạch sẽ khi từ ngoài về nhà. Tập thói quen và duy trì lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống đầy đủ dưỡng chất kết hợp thực hiện sinh hoạt điều độ, tập luyện thể dục thể thao.

Đặc biệt lưu ý, trong bối cảnh thực phẩm bẩn hoành hành tràn lan như hiện nay, bạn nên khắt khe trong việc chọn lựa nguồn thực phẩm sạch, an toàn, rõ ràng về nguồn gốc. Trường hợp có dấu hiệu bệnh bạn nên chủ động kiểm tra chuyên khoa bác sĩ chuyên môn chẩn đoán để biết đúng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp, chóng khỏi.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh ban sởi, thủy đậu và Rubella mà bạn nên biết để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.