Hội chứng Rubella bẩm sinh là gì, có nguy hiểm không, cách phòng chống


Hội chứng Rubella bẩm sinh không quá xa lạ hiện nay. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm, cũng như những đặc điểm của bệnh thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin liên quan đến hội chứng này cho bạn.

1. Hội chứng Rubella bẩm sinh là gì?

Hội chứng Rubella bẩm sinh xảy ra ở trẻ em khi mẹ mang thai bị nhiễm bệnh. Nghĩa là, trong thời gian mang thai, người mẹ bị nhiễm bệnh Rubella và trẻ sinh ra cũng bị ảnh hưởng từ bệnh này. Do đó, khi chưa được sinh ra thì bản thân trẻ sơ sinh đã bị mắc phải. Hội chứng được cảnh báo là gây ra những hậu quả nặng nề cho trẻ sơ sinh.

Hội chứng Rubella bẩm sinh là gì, có nguy hiểm không, cách phòng chống

Hội chứng Rubella bẩm sinh có nguyên nhân từ mẹ mang thai nhiễm bệnh (Nguồn: amazonaws.com)

1.1. Nguyên nhân gây bệnh Rubella bẩm sinh

Nguyên nhân hội chứng Rubella là virus Rubella được truyền từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai vì vậy những lưu ý trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ là vô cùng quan trọng. Những virus này có khả năng phá huỷ, ức chế một số tế bào non của thai nhi gây nên những ảnh hưởng và tổn thương nghiêm trọng.

1.2. Yếu tố nguy cơ gây bệnh Rubella bẩm sinh

Những nguy cơ được xác định là gây nên Rubella bẩm sinh cho trẻ sơ sinh là khởi nguồn từ chính người mẹ. Mẹ nhiễm Rubella khi mang thai sẽ gây nên bệnh này. Mẹ mang thai chưa được tiêm ngừa phòng tránh Rubella trước có nguy cơ gây nên Rubella bẩm sinh cao cho thai nhi.

Ngoài ra còn có các nguy cơ gây bệnh khác như: phụ nữ trẻ, phụ nữ mang thai con đầu lòng, phụ nữ bị bệnh sốt phát ban Rubella trong trước 3 tháng đầu của thai kỳ, … Những nguy cơ gây nên bệnh Rubella khác cũng đều góp phần gây nên bệnh Rubella bẩm sinh cho thai nhi.

2. Triệu chứng bệnh Rubella bẩm sinh

Việc xác định được những triệu chứng do bệnh Rubella bẩm sinh sẽ giúp phát hiện và điều trị, khắc phục, hạn chế bệnh hiệu quả cho người bệnh. Do đó, bạn cần tham khảo, tìm hiểu những dấu hiệu liên quan đến căn bệnh Rubella bẩm sinh này.

Những triệu chứng của bệnh được ghi nhận đến thời điểm hiện tại là những tổn thương ở khu vực mắt bao gồm: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, viêm võng mạc. Khu vực tim thì gặp những tổn thương: ống động mạch còn, vách ngăn giữa buồng tim bị thông, động mạch phổi bị hẹp.

Phần thần kinh thì gặp các biểu hiện: tâm thần chậm phát triển, dị tật đầu nhỏ, viêm não, viêm màng não, trí tuệ sa sút. Ngoài ra còn có những tổn thương ở những bộ phận khác trên cơ thể gây ra các triệu chứng như: điếc, sinh ra nhẹ cân, nổi ban ở da khi sanh, gan lách to, mềm xương,… Có thể nhận thấy những triệu chứng này đã góp phần gây nên khá nhiều dị tật do hội chứng Rubella cho trẻ sơ sinh nếu không may mắc phải.

3. Hội chứng Rubella bẩm sinh có nguy hiểm không?

Hội chứng bệnh Rubella bẩm sinh vô cùng nguy hiểm. Do bệnh có khả năng gây ra những biến chứng nặng nề cho trẻ sơ sinh. Dị tật thai nhi là nguy cơ phải đối diện khi mắc phải hội chứng này. Những dị tật thai nhi nghiêm trọng đe doạ trẻ như: viêm não, dị tật tim bẩm sinh, nhãn cầu nhỏ, rung giật nhãn cầu,… Những dị tật sẽ đi theo trẻ khi được sinh ra không những khiến trẻ bị khiếm khuyết mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.

Hội chứng Rubella bẩm sinh là gì, có nguy hiểm không, cách phòng chống

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị dị tật nếu mẹ bị Rubella (Nguồn: lh6.googleusercontent.com)

4. Bệnh Rubella bẩm sinh có điều trị được không?

Tin buồn là hiện nay, hội chứng bệnh Rubella bẩm sinh chưa có thuốc hay phương pháp điều trị đặc trị. Vì vậy, việc điều trị hội chứng này hiện nay còn gặp nhiều vấn đề khó khăn liên quan.

4.1. Chẩn đoán bệnh

Để hạn chế và biết được bệnh hội chứng bệnh Rubella bẩm sinh sớm thì mẹ mang thai nên chủ động thăm khám chuyên khoa có bác sĩ giỏi. Bệnh được chẩn đoán và cảnh báo khi mẹ đi khám thai định kỳ thông qua các xét nghiệm liên quan. Để tìm hiểu được bệnh, mẹ sẽ phải thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu để tìm ra virus Rubella gây bệnh. Đây là điều mẹ nên làm theo sự tham vấn của bác sĩ.

4.2. Điều trị bệnh

Hiện bệnh hội chứng bệnh Rubella bẩm sinh chưa có thuốc đặc trị. Việc điều trị được thực hiện theo phác đồ của bác sĩ với chủ đích chính là giảm đau và hạ nhiệt. Phác đồ điều trị bệnh hội chứng bệnh Rubella bẩm sinh sẽ tập trung điều trị, hạn chế, và giảm nhẹ những biến chứng mà bệnh gây ra cho trẻ nhỏ.

5. Biến chứng của bệnh Rubella bẩm sinh

Nếu mẹ nhiễm bệnh Rubella 3 tháng đầu thì khả năng gây nên bệnh hội chứng bệnh Rubella bẩm sinh cho trẻ là ở mức 70 -90%. Đây là tỉ lệ cao mà mẹ và gia đình nên để ý. Những nguy cơ dị tật thai nhi có thể mắc phải vô cùng nghiêm trọng. Biến chứng của bệnh Rubella bẩm sinh không những ảnh hưởng đến mẹ mà còn ảnh hưởng rất nặng nề cho trẻ sơ sinh.

Bởi vậy, khuyến cáo từ các trung tâm y tế, Rubella bẩm sinh là hiểm họa nặng nề gây thương đau cho mẹ mang thai, cho trẻ sơ sinh. Những biến chứng này thường gặp nhiều ở 3 tháng đầu thai kỳ hơn: sảy thai, sinh non, thai yếu, dị tật thai nhi nghiêm trọng. Đặc biệt là những dị tật thai nhi khi sinh trẻ ra.

Bản thân trẻ sẽ gặp những khiếm khuyết những bộ phận, cơ quan và chức năng trên cơ thể. Những biến chứng này ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của trẻ rất nhiều. Bạn có thể tham khảo những biến chứng nghiêm trọng như: điếc, mù loà, dị tật mắt, chậm phát triển, thiểu năng, dị tật tim,…

Hoặc những biến chứng nặng nề khác liên quan đến bệnh hội chứng bệnh Rubella bẩm sinh như: đái tháo đường, lách to, vàng da, xuất huyết, xương thủy tinh…

6. Cách phòng bệnh Rubella bẩm sinh cho bé

Chủ động phòng chống hội chứng Rubella bẩm sinh ngay từ đầu là biện pháp chữa trị bệnh hội chứng bệnh Rubella bẩm sinh hiệu quả hiện nay. Do bệnh không có thuốc đặc trị nên ưu tiên hàng đầu là tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cho mẹ và trẻ sơ sinh khi được sinh ra.

Đối với phụ nữ, nên tìm hiểu những lưu ý trước khi mang thai như thăm khám và tiêm ngừa bệnh Rubella trước khi có ý định. Điều này sẽ đảm bảo cho thai kỳ của mẹ và trẻ an toàn. Trong thời gian mang thai việc tiêm phòng không còn hiệu quả mà còn có những ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, trước ít nhất 3 tháng khi có ý định mang thai, phụ nữ nên chủ động tiêm phòng ngừa bệnh Rubella.

Đối với trẻ nhỏ, trong vòng 12 đến 24 tháng tuổi cần được tiêm phòng ngừa Rubella để phòng ngừa bệnh cho hiện tại và cả sau này nếu là bé gái. Việc tiêm phòng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu đáng kể hội chứng bệnh Rubella bẩm sinh cho toàn thể cộng đồng.

Hội chứng Rubella bẩm sinh là gì, có nguy hiểm không, cách phòng chống

Tiêm ngừa là cách phòng bệnh hiệu quả (Nguồn: dwbxi9io9o7ce.cloudfront.net)

Ngày nay, theo thống kê, bệnh Rubella nói chung và hội chứng Rubella bẩm sinh nói riêng đều có thể chủ động phòng ngừa. Vì vậy, bản thân mỗi cá nhân nên biết chăm lo cho sức khỏe bằng cách tiêm ngừa cũng như xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh khoa học, sử dụng nguồn thực phẩm tươi sạch, cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Ngay khi biết có “tin vui” hãy tham khảo và đăng ký các gói theo dõi thai sản và sinh con trọn gói tại những bệnh viện uy tín để nhận được lời khuyên, sự chăm sóc tốt từ các bác sĩ có chuyên môn. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây giúp ích cho bạn trong việc phòng chống bệnh hội chứng Rubella ở trẻ nhỏ.