Việc thiết kế nội thất và trang trí nội thất chủ yếu dựa vào sở thích và cá tính riêng của từng gia chủ và việc trang trí căn nhà nhằm giúp tạo không gian sống tươi mới, mang lại niềm cảm hứng cho chủ nhà.
1. Phong cách trang trí Minimalism – tối giản
Những ngôi nhà được trang trí theo phong cách Minimalism có hơi hướng hiện đại, tối giản trong đồ đạc.
Những màu sắc thường được sử dụng thường có tông trung tính, sáng sủa, đồ nội thất được thiết kế đơn giản, không có chi tiết rườm rà hay hoa văn hoạ tiết sặc sỡ, mang tính đa năng, dễ dàng tháo lắp, di chuyển, lau chùi.
2. Phong cách trang trí Scandinavian – Bắc Âu
Phong cách Scandinavian thể hiện sự đơn giản của cuộc sống ở các quốc gia Bắc Âu. Đồ nội thất phong cách Bắc Âu tinh tế, đậm tính nghệ thuật dù đơn giản. Tính đa công năng cũng được thể hiện trong những thiết kế nội thất với những đường thẳng ấn tượng, đôi khi ảnh hưởng bởi nghệ thuật điêu khắc.
Những màu sắc được sử dụng trong phong cách trang trí nhà kiểu Bắc Âu cũng tương tự như phong cách Minimalism, tuy nhiên có thêm sự xuất hiện của những chất liệu thiên nhiên như sàn gỗ sáng màu, nhựa sáng, nhôm tráng men, thép. Điểm nhấn cho căn phòng thường ở các tác phẩm nghệ thuật, hoặc một chiếc gối làm từ len hay lông thú, hoặc một đồ nội thất đặc sắc.
3. Phong cách trang trí Industrial – Công nghiệp
Phong cách trang trí nhà kiểu Công nghiệp (Industrial) lấy cảm hứng từ nhà kho hay gác xép (loft). Đặc điểm nổi bật của phong cách này là sự thô sơ chưa hoàn thiện, được biết đến nhiều nhất qua những bức tường gạch hay trét xi măng, ống dẫn nước hay gỗ lộ ra ngoài. Một ngôi nhà mang tính biểu tượng với phong cách thiết kế công nghiệp sẽ là một gác xép được cải tạo từ một tòa nhà công nghiệp cũ.
Trần nhà cao, đồ gỗ cũ, đồ nội thất từ kim loại, những tác phẩm nghệ thuật trừu tượng hoặc nhiếp ảnh, thường có màu trắng-đen cũng là những đặc điểm nổi bật của phong cách thiết kế này.
4. Phong cách trang trí Bohemian
Bohemian hay Boho là phong cách phổ biến trong trang trí nhà cửa và thời trang, thể hiện phong cách sống tự do, phóng khoáng, không nhiều luật lệ.
Những căn phòng trang trí theo phong cách Bohemian thường có đồ nội thất vintage, thảm dệt, những đồ trang trí độc đáo được mua từ những chợ nổi hay sưu tập từ các chuyến du lịch khắp thế giới.
5. Phong cách trang trí Rustic – Mộc
Phong cách thiết kế rustic lấy cảm hứng từ thiên nhiên, sử dụng những chất liệu thô như gỗ thô hay những phiến đá không mài nhẵn. Những ngôi nhà trang trí theo phong cách rustic thường được sử dụng rất nhiều gỗ, từ tường tới trần nhà, bàn ghế và ngay cả các vật dụng decor trang trí nhỏ.
Ngày nay, nhiều thiết kế nhà tại Việt Nam thường kết hợp phong cách rustic và hiện đại, đa phần sử dụng gỗ tối màu như nâu trầm tạo sự ấm áp cho ngôi nhà. Tại Đà Lạt, bạn sẽ có nhiều cơ hội trải nghiệm những homestay mang đậm phong cách rustic.
6. Phong cách trang trí Coastal
Phong cách Coastal sử dụng nhiều màu vàng và xanh nhạt, những gam màu trung tính kết hợp màu xanh da trời, xanh lá cây. Đồ nội thất thường có màu trắng hoặc be với đồ trang trí lấy cảm hứng từ biển. Gỗ cũng được sử dụng nhiều trong thiết kế nhà theo phong cách Coastal.
Một phong cách tương tự sử dụng màu xanh đậm, mang tên Hamptons. Trong các thiết kế nhà theo phong cách Coastal/Hamptons, thường xuất hiện hoạ tiết sọc trắng – xanh, những ô cửa sổ lớn, gỗ trắng, tạo cảm giác thư giãn và thoải mái như ở biển.
7. Phong cách trang trí Indochine – Đông Dương
Phong cách Indochine là sự kết hợp giữa niềm hoài cổ của truyền thống Á Đông và sự lãng mạn, hiện đại của kiến trúc Pháp. Thiết kế được bắt gặp trong nhiều căn homestay ở thủ đô Hà Nội và Hội An.
Đồ nội thất theo phong cách Indochine thường có màu trung tính như: vàng nhạt, vàng kem, trắng, phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. Đồ trang trí thường làm từ gỗ, mây tre đan, một số mang hơi hướng Phật giáo, mang đậm chất Á Đông. Gạch hoa và hoạ tiết hoa văn cũng là một đặc điểm nổi bật để nhận dạng phong cách trang trí nhà Indochine.
8. Phong cách trang trí Mid-Century Modern
Những điểm nổi bật của phong cách trang trí nhà Mid-Century Modern phải kể đến:
- Không nhồi nhét nhiều đồ nội thất
- Yếu tố hình học trong thiết kế đồ nội thất với những đường nét thẳng và bo cong mềm mại ở góc
- Đồ nột thất đơn giản mà đa công năng
- Chất liệu nhựa dẻo, sợi thuỷ tinh, kim loại,
- Đa dạng trong việc phối màu, từ trung tính tới đậm, tươi, nổi bật
- Thảm và đồ trang trí với họa tiết trừu tượng, bất đối xứng hoặc trơn hoàn toàn
9. Phong cách trang trí Traditional – Cổ điển
Ngôi nhà theo phong cách thiết kế Traditional thường có không gian rất rộng rãi; các khu vực chức năng được phân chia khá rõ ràng. Phong cách traditional ở mỗi quốc gia sẽ có đặc điểm khác nhau dựa trên lịch sử của đất nước đó.
Điểm tương đồng của thiết kế Traditional là sự cầu kỳ, tỉ mỉ đến từng chi tiết của nội thất, với hoa văn trạm trổ tinh xảo.
10. Phong cách trang trí Contemporary – Đương đại
Đặc điểm nhận dạng của một ngôi nhà trang trí theo phong cách Contemporary:
- Màu sắc cơ bản: trung tính, đen, trắng, màu phối: màu sáng hoặc đậm
- Đồ nội thất ít đường cong hay chi tiết rườm rà, thường là đường thẳng thớm, hình học
- Đồ nội thất có bọc vải thường có màu đen, trắng hoặc trung tính, sợi tự nhiên như len, cotton, lanh, lụa, đay
- Ghế sofa hay ghế ngồi, ottoman thường có chân lộ
- Không lông xù, không chi tiết chạm khắc, tua rua hay in hoa, trần trụi và táo bạo
- Sàn gỗ, vinyl hoặc gạch, có thể sử dụng thảm hoạ tiết hình khối
- Khung tranh kim loại viền đen trơn hay khung gỗ tự nhiên sáng bóng, đèn kim loại
Một ngôi nhà ngày nay thường được kết hợp nhiều phong cách khác nhau, không chỉ nghiêng về một phong cách nhất định nào trong số những phong cách trang trí nhà kể trên.
Modern + Rustic