Rối loạn khí sắc là gì, phân loại, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả


Rối loạn khí sắc là một loại trầm cảm lâm sàng dễ gặp ở xã hội hiện đại ngày nay. Đây là một chứng bệnh phức tạp nhưng lại có những dấu hiệu khá dễ nhầm lẫn với các loại bệnh thông thường.

1. Rối loạn khí sắc là gì?

Rối loạn khí sắc bản chất là một nhóm bệnh bao gồm rối loạn trầm cảm và rối loạn tâm lý lưỡng cực. Đôi khi căn bệnh này xuất hiện theo mùa mà cho đến thời điểm này các bác sĩ cũng không chắc tại sao chúng lại có thể xảy ra.

Giả thiết cho rằng có lẽ vào thời điểm ban ngày ngắn lại khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị sai lệch khiến con người có dấu hiệu mất ngủ, mệt mỏi và các tế bào hoạt động uể oải hơn. Hiểu rõ rối loạn khí sắc là gì sẽ giúp bạn nắm bắt được độ nguy hiểm của bệnh và tìm cách điều trị kịp thời.

Rối loạn khí sắc là gì, phân loại, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả

Chứng bệnh tâm lý gây ảnh hưởng đến đời sống thường ngày (Nguồn: elle.vn)

2. Nhận định người bệnh rối loạn khí sắc

2.1. Cảm giác tuyệt vọng hay bất lực

Người bị bệnh rối loạn khí sắc sau giai đoạn hưng phấn thường là một quãng thời gian dài gặm nhấm nỗi tuyệt vọng và tự thấy bản thân mình bất lực. Hầu hết bệnh nhân đều có cảm giác cô đơn, trống trải và càng ngày càng mất dần đi ý niệm muốn sống nếu không được cứu chữa kịp thời.

2.2. Khó ngủ hoặc buồn ngủ ban ngày

Thông thường những bệnh nhân mắc chứng bệnh tâm lý thường cần sử dụng thuốc an thần trong đó có chất gây buồn ngủ. Tác dụng phụ của thuốc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tự ngủ của bản thân. Người bệnh thường có cảm giác khó ngủ hoặc buồn ngủ cả ngày tùy theo tình trạng bệnh cũng như trạng thái của mỗi cá nhân.

2.3. Ăn kém hoặc ăn quá nhiều

Rối loạn khí sắc ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và có thể kéo theo một số chứng bệnh về dạ dày. Bệnh nhân có thể bỗng dưng ăn quá nhiều hoặc mất dần cảm giác ngon miệng dẫn tới biếng ăn. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân ăn kém đi chiếm đại đa số. Để cải thiện tình trạng này bạn có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ và cải thiện chế độ ăn dễ tiêu hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng tốt cho hệ tiêu hóa để giảm tình trạng ăn uống khó hấp thụ.

2.4. Kém tập trung

Mọi chứng bệnh tâm lý đều dẫn tới tình trạng cơ thể phản ứng chậm, não bộ kém linh hoạt ảnh hưởng đến khả năng tập trung của người bệnh. Nó khiến năng suất làm việc, học tập giảm sút nhưng lại là dấu hiệu khó nhận ra.

2.5. Mệt mỏi hoặc năng lượng thấp

Nhận định người bệnh rối loạn khí sắc nhanh nhất là chú ý đến thần thái của họ. Hầu hết người bệnh đều có thể trạng luôn mệt mỏi, mức năng lượng thấp. Họ hầu như không muốn làm việc, không muốn tiếp xúc với ai.

2.6. Lòng tự trọng thấp

Hội chứng rối loạn khí sắc khiến người bệnh không còn quan tâm nhiều đến thể diện của bản thân. Họ bỏ thói quen chăm sóc vẻ ngoài cũng chẳng còn quan tâm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Bệnh nhân thường tự đánh giá thấp bản thân và làm những hành động không suy nghĩ.

2.7. Rắc rối tập trung hoặc đưa ra quyết định

Người bệnh gặp rắc rối trong vấn đề đưa ra quyết định do chứng bệnh tâm lý làm hệ thần kinh trung ương hoạt động kém hiệu quả. Người bệnh thường có biểu hiện thiếu tập trung, do dự khi phải đưa ra quyết định dù đó là vấn đề nhỏ hay lớn.

Rối loạn khí sắc là gì, phân loại, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả

Bệnh nhân đang rất cần sự quan tâm từ người thân (Nguồn: psec.org.nz)

3. Phân loại rối loạn khí sắc

3.1 Rối loạn trầm cảm

Rối loạn trầm cảm trong rối loạn khí sắc có thể được gọi là trầm cảm đơn cực hoặc trầm cảm lâm sàng. Không có nhóm tuổi nhất định nào được miễn trừ trầm cảm, kể cả trẻ nhỏ. Hội chứng rối loạn trầm cảm có thể xảy ra ở cả trẻ trong những tháng năm đầu đời nhất là đang trong giai đoạn tách mẹ. Rối loạn trầm cảm nếu không phát hiện sớm sẽ gây khó khăn cho việc điều trị và phục hồi. Tham khảo các gói khám sức khỏe tổng quát định kỳ là cách tốt nhất giúp bạn phòng bệnh hiệu quả.

Rối loạn khí sắc là gì, phân loại, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả

Nắm rõ dấu hiệu bệnh và điều trị kịp thời (Nguồn: soundphysicians.com)

3.2 Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực hay còn gọi là hiện tượng trầm cảm hưng cảm. Đây là một chứng bệnh khó chữa và gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Bệnh nhân gần như luôn ở trong một trạng thái cảm xúc không ổn định và có tính chu kỳ. Thông thường, chu kỳ trầm cảm sẽ xuất hiện trước có thể kéo dài vài tháng hay một năm và sau đó sẽ đến chu kỳ hưng cảm. Một số bệnh nhân còn có một chu kỳ hỗn hợp tức là pha trộn giữa 2 chu kỳ kể trên.

Tuy nhiên, một số ít người lại nhờ chứng bệnh tâm lý này mà có khả năng sáng tạo vượt bậc hoặc sở hữu một tài năng đặc biệt nào đó. Trước khi giai đoạn hưng cảm khiến người bệnh trở nên quá cực đoan hay tham vọng thì sự nhiệt tình và năng lượng bùng cháy của nó rất có thể giúp người bệnh cho ra đời những kiệt tác bất hủ cho cuộc sống.

3.3 Chất gây ra

Rối loạn tâm lý có thể được phân loại theo nguyên nhân gây bệnh như tác động của thuốc tâm thần hay một chất hóa học nào đó. Lạm dụng chất kích thích cũng có thể gây trạng thái hưng phấn quá đà gây ra một loạt rối loạn tâm trạng sau này.

3.4 Do một tình trạng y tế khác

Rối loạn khí sắc do một tình trạng y tế gây ra là thuật ngữ để mô tả các cơn hưng phấn hay trầm cảm xảy ra sau một thủ thuật y khoa nào đó. Có rất nhiều bệnh có thể là nguyên nhân gây ra chứng bệnh này như rối loạn chuyển hóa, bệnh đường tiêu hóa, bệnh nội tiết hay bệnh tim mạch.

3.5 Không quy định khác

Đây là một dạng rối loạn tâm trạng bị suy yếu không đáp ứng các tiêu chí để xét vào một loại rối loạn cụ thể. Hầu hết các trường hợp bệnh này đều có sự lai hóa giữa rối loạn tâm trạng và rối loạn lo âu. Bệnh thường phát tác thường xuyên nhưng có những triệu chứng khá nhẹ dẫn tới không được chú ý và thường không được điều trị.

Rối loạn khí sắc là gì, phân loại, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả

Nên điều trị sớm trước khi bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh (Nguồn: pmconnective.org)

4. Rối loạn khí sắc có điều trị được không?

4.1. Điều trị bằng thuốc

Đối với bệnh nhân đã ở giai đoạn đáng báo động cần có sự hỗ trợ của thuốc để kiểm soát những cơn kích động đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội. Các loại thuốc hiện đang dùng trong điều trị chứng bệnh này nhìn chung có tác dụng giảm thiểu những dấu hiệu của bệnh như ý muốn tự sát, hành hạ bản thân và làm giảm khả năng tái phát bệnh sau này.

4.2. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý

Các phương pháp trị liệu tâm lý được áp dụng phối hợp cùng thuốc nhằm đẩy nhanh kế hoạch điều trị. Ngoài ra, với những bệnh nhân không có tiến triển khi sử dụng 2 cách điều trị trên có thể tăng liều lượng hoặc sử dụng thêm thuốc chống loạn thần.

Rối loạn khí sắc nhìn chung là căn bệnh khó phát hiện và khó điều trị. Việc nắm rõ những dấu hiệu và phát hiện bệnh, điều trị kịp thời là điều cần thiết mà mỗi cá nhân nên chú ý. Ngoài ra, tham gia các lớp học sức khỏe yoga hay tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, ăn uống điều độ cũng là một phương pháp hỗ trợ phòng chống và điều trị các chứng bệnh về tinh thần hiệu quả hay một chuyến du lịch nghỉ dưỡng lý thú cùng gia đình là ý tưởng tuyệt vời giúp bạn có cơ hội tâm sự, chia sẻ với người thân nhiều hơn.

Hi vọng những thông tin bổ ích trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng bệnh tâm lý tưởng chừng như đơn giản này và có cách phòng tránh và điều trị kịp thời.