6 Diễn biến tâm lý người bị nhiễm HIV thay đổi cảm xúc liên tục


Một người khi nhận được tin mình bị nhiễm HIV thường có các biểu hiện cảm xúc như sốc, bất ngờ sau đó giận dữ và sau đó là nhiều hành động phức tạp khác. Nhìn chung, tâm lý người bị nhiễm HIV rất hỗn loạn. Vậy cụ thể các biểu hiện đó là gì và cách chăm sóc, lưu ý như thế nào?

1. Sốc, bất ngờ khi biết mình mắc bệnh

Một người khi nhận được tin mình bị nhiễm HIV thường có tâm lý hoảng loạn, bất ngờ. Bởi HIV là một căn bệnh thế kỷ và không ai mong muốn chính bản thân mình lại mắc phải. Đến khi được tin mình bị thì sẽ rất sốc, bất ngờ. Số đông sẽ phủ nhận, không tin đó là sự thật, cảm thấy điên loạn như sét đánh ngang tai. Một số ít khác thì đứng hình, buồn bã và bắt đầu suy nghĩ. Lúc này, bản thân người nhiễm HIV cần cố gắng giữ bình tĩnh và dần tìm hiểu thêm các cuốn sách về chăm sóc sức khỏe để vận dụng giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, người thân và gia đình nên giúp người nhiễm HIV hiểu rõ về căn bệnh này để không có cái nhìn tiêu cực dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

6 Diễn biến tâm lý người bị nhiễm HIV thay đổi cảm xúc liên tục

Người nhiễm HIV thường rất sốc và bất ngờ khi nghe tin mắc bệnh (Nguồn: ttol.vietnamnetjsc.vn)

2. Giận dữ khi biết mình mắc bệnh

Tâm lý người bị nhiễm HIV khi khẳng định chắc chắn kết quả thường là trạng thái tức giận, tìm kiếm nguyên nhân và người lây sang cho mình. Không những thế, nhiều người còn tức giận chính bản thân mình trong những giây phút sơ suất dẫn đến hối hận cả cuộc đời. Nhiều người rơi vào tình trạng tự hành hạ bản thân. Nguy hiểm hơn, số ít người vẫn không chấp nhận được kết quả dẫn đến ý nghĩ trả thù đời bằng cách lây nhiễm cho những người bình thường khác.

3. Sợ hãi lo lắng

Một cảm xúc thường trực ở phần lớn người nhiễm HIV là sự lo lắng, sợ hãi trong cuộc sống hằng ngày. Nỗi lo lắng đến từ việc sợ bị kỳ thị, sợ cái chết đến gần, sợ về khả năng làm việc và kinh tế những ngày tháng sau này. Việc sợ hãi thường đến từ nỗi sợ cho tương lai, cho những người thân thương, sợ phải đối diện với những đau đớn và sự cô đơn. Những nỗi lo lắng và sợ hãi này kéo dài lâu ngày dễ dẫn đến cảm xúc tuyệt vọng, trầm uất và tiêu cực. Chính vì thế, muốn tránh cảm xúc này cần thay đổi suy nghĩ và quan niệm về HIV ở không chỉ người mắc mà cả tất cả mọi người xung quanh, nhất là người thân, bạn bè đóng vai trò vô cùng quan trọng có thể vực dậy họ vượt qua nghịch cảnh này.

6 Diễn biến tâm lý người bị nhiễm HIV thay đổi cảm xúc liên tục

Tâm trạng sợ hãi và lo lắng phổ biến ở người nhiễm HIV (Nguồn: blogspot.com)

4. Tâm lý mặc cảm, tránh tiếp xúc

Cảm xúc mặc cảm, ngại và tránh tiếp xúc với nhiều người trong xã hội là một biểu hiện tâm lý người bị nhiễm HIV phổ biến. Phần lớn người nhiễm HIV đều cảm giác sợ sự xa lánh và chối bỏ từ mọi người, sợ cảm giác khinh thường nên họ thu mình vào “vỏ ốc của bản thân” và ít giao tiếp với mọi người. Nhiều người không chia sẻ với bất cứ ai, luôn giấu bệnh và rơi vào trạng thái tự hành hạ mình.

5. Buồn bã, trầm cảm

Buồn bã và trầm cảm là một đặc điểm tâm lý của người nhiễm HIV. Nhiều người chán ăn, mất trí nhớ, không chú ý đến chăm sóc sức khỏe. Trạng thái này đến từ nguyên nhân người nhiễm HIV cảm thấy bế tắc vào cuộc sống, không có lối thoát. Cũng bởi vậy nên người bệnh cảm thấy bị bỏ rơi, là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Tuy nhiên, bản thân người nhiễm HIV và cả gia đình, bạn bè họ cần biết rằng bệnh nhân nhiễm HIV hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh như người bình thường trong thời gian dài nếu biết cách chăm sóc sức khỏe. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn thực phẩm sạch, lành mạnh cùng với việc tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, nếu trạng thái tinh thần tiêu cực cứ kéo dài, người bệnh không thể thoát ra được thì tốt nhất nên đi khám trầm cảm ở các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giỏi tư vấn, giúp đỡ vượt qua cảm giác tồi tệ này.

6 Diễn biến tâm lý người bị nhiễm HIV thay đổi cảm xúc liên tục

Người nhiễm HIV dễ rơi vào trạng thái trầm cảm vì sợ áp lực gia đình, xã hội (Nguồn: us.eva.vn)

6. Cô đơn, tự ám thị

Người bị nhiễm HIV rơi vào tình trạng cô đơn tự kỳ thị khi không có người chia sẻ, người thân và bạn bè xa lánh, không ai hiểu mình. Chính vì thế, họ cảm thấy như người thừa trong xã hội, là gánh nặng của gia đình nên luôn vô vọng, cô đơn.

Để giúp người bị HIV thoát khỏi tâm lý này, người nhà cần có cái nhìn thoáng về bệnh HIV, giúp người nhiễm HIV thoải mái và cảm giác luôn có chỗ dựa.

7. Chán nản, có dấu hiệu tử tự

Một số tâm lý người bị nhiễm HIV khá phổ biến là lâm vào trạng thái chán nản và tự trách bản thân. Họ cho rằng họ là tội đồ và cô đơn trong cuộc sống. Chính bởi những lý do này khiến người nhiễm HIV không còn muốn tiếp tục sống mà nghĩ tới việc tự tử. Lúc này, hơn ai hết những người thân cận cần là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất, không nên rời bỏ, mặc kệ hay xa lánh họ, trái lại hãy khuyên nhủ, động viên, giúp họ bình tĩnh, làm rõ việc người nhiễm HIV vẫn có thể sống khỏe mạnh trong thời gian dài như bao người bình thường khác và việc tự tử không mang lại gì ngoài sự đau khổ cho những người luôn yêu thương họ và là có lỗi với chính bản thân họ mà thôi.

6 Diễn biến tâm lý người bị nhiễm HIV thay đổi cảm xúc liên tục

Nhiều người nhiễm HIV thường dễ suy nghĩ đến việc tự tử (Nguồn: cafefcdn.com)

Bệnh HIV hiện nay chưa có thuốc chữa trị hoàn toàn, tuy nhiên với sự tư vấn của các chuyên gia, sự chăm sóc và bồi bổ sức khỏe, dùng thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn thì vẫn có thể sống lâu và làm việc như người bình thường. Ngoài ra, bệnh nhân nhiễm HIV nên thường xuyên đi thăm khám sức khỏe tổng quát để biết tình trạng bệnh và có cách điều trị phù hợp kịp thời. “Hãy nắm lấy cánh tay cần sẻ chia, hãy đến với trái tim nồng ấm tình người”- đó là những câu hát trong bộ phim truyền hình dài tập “Nhà có nhiều cửa sổ” truyền tải những giá trị nhân văn về những người nhiễm HIV. Cùng là con người không ai không phải trải qua, đối mặt với nghịch cảnh vì thế chúng ta cần rang rộng vòng tay yêu thương, lan tỏa hơi ấm từ trái tim mình đến mọi người xung quanh, đặc biệt là những người kém may mắn, dễ bị tổn thương trong cuộc sống các bạn nhé!