Chứng rối loạn học tập là một căn bệnh không còn quá xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Cùng Blog Adayroi tìm hiểu chi tiết chứng bệnh này là gì biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị ra sao qua bài viết sau.
1. Chứng rối loạn học tập là gì?
Chứng rối loạn học tập hay còn gọi là chứng khó học, chứng bệnh với một số rối loạn nhất định gây khó khăn cho việc học tập theo phương pháp thông thường. Người mắc chứng bệnh này sẽ không thể học hoặc hiểu nhanh bằng người bình thường. Hoặc không thể hoàn thành bài tập nếu không có sự hỗ trợ của những hình ảnh minh họa, các thiết bị nghe nhìn,…
Rối loạn học tập gây khó khăn cho việc học theo cách thông thường (Nguồn: thegioitre.vn)
2. Biểu hiện của rối loạn học tập
Chứng rối loạn trong học tập ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ với những dấu hiệu, triệu chứng khó nhận biết. Tùy từng trẻ mà biểu hiện là khác nhau. Chính vì vậy, bố mẹ, thầy cô cần phải chú ý quan sát trẻ để có thể nhận biết bệnh một cách sớm và có phương pháp điều trị phù hợp hơn. Một số biểu hiện của bệnh dưới đây sẽ phần nào giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong nhận biết chứng rối loạn học tập.
Trẻ gặp khó khăn trong đọc và viết (Nguồn: baomoi.com)
Gặp vấn đề với đọc và viết: Khi gặp chứng bệnh này, trẻ sẽ có khả năng đọc kém dưới mức thông thường cho phép ở lứa tuổi đó, hoặc là ở cấp học đó. Trẻ thường bị lẫn lộn giữa các mặt chữ, đọc chậm và rất khó nghe. Bên cạnh đó cũng là sự khó khăn trong kỹ năng viết, trẻ thường bị sai lỗi chính tả, ngữ pháp,…
Vấn đề với toán học: Trẻ cũng sẽ gặp các vấn đề về đếm, chép các con số một cách chính xác, thêm và bớt số, học bảng cửu chương, nhận biết các ký hiệu toán học,…
Trí nhớ kém: Chứng rối loạn học tập cũng khiến trẻ có trí nhớ kém, thường bị quên hay sao nhãng một vấn đề gì đó.
Mất tập trung: Trẻ thường không tập trung vào học tập, thường bỏ dở công việc vì vậy khiến khả năng học tập giảm sút dần.
Vấn đề với tuân theo chỉ dẫn: Những chỉ dẫn hay kế hoạch có sẵn thường trở nên khó khăn với trẻ.
Vụng về: Những hành động, cử chỉ vụng về, không dứt khoát cũng sẽ xuất hiện ở những người bị bệnh rối loạn học tập.
Không nói được giờ đồng hồ: Ở những trẻ gặp chứng bệnh này, việc nói giờ đồng hồ cũng sẽ trở nên khó khăn.
Khó tổ chức: Người mắc chứng bệnh này cũng sẽ bị lộn xộn và khó sắp xếp công việc của mình theo một quy trình hay sắp xếp phù hợp.
Trẻ khó khăn khi phải tuân theo những chỉ dẫn (Nguồn: vietnamnet.vn)
3. Nguyên nhân của rối loạn chuyên biệt học tập
Vậy nguyên nhân nào gây nên chứng rối loạn học tập? Có không ít yếu tố là nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh này, đặc biệt là ở trẻ em. Trước tiên, những rối loạn đó có thể là do sự bất thường trong hệ thống thần kinh, về cấu trúc của não cũng như khả năng hoạt động của các chất trong não.
Điều này khiến cho việc tiếp nhận, xử lý, hoặc truyền đạt thông tin chậm và kém hơn người bình thường. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng từ môi trường xung quanh bao gồm vấn đề về gia đình, xã hội và trường học như cha mẹ ly dị, trẻ bị lạm dụng hoặc bạo hành,… Cũng là tác nhân gây nên chứng bệnh rối loạn học tập.
Trẻ mắc chứng bệnh rối loạn học tập gặp rất nhiều khó khăn trong việc học (Nguồn: hellobacsi.com)
4. Điều trị chứng rối loạn học tập như thế nào?
Chứng bệnh rối loạn học tập sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và chữa trị một cách kịp thời. Vậy điều trị chứng rối loạn học tập như thế nào?
4.1 Tìm ra phương pháp học tốt nhất
Sau khi chẩn đoán được tình trạng bệnh, bố mẹ và thầy cô cần tìm ra phương pháp học tập tốt và phù hợp nhất cho trẻ thông qua việc quan sát bé đọc, nghe, học tập và tiếp thu mỗi ngày. Có nhiều cách học khác nhau để cha mẹ lựa chọn cho trẻ, có thể sử dụng hình ảnh, các loại sách báo sinh động cuốn hút người đọc, video hoặc nghe giảng, thảo luận,… Kết hợp giữa hình thức học truyền thống hoặc sử dụng các phương tiện nghe nhìn hiện đại nhưng phù hợp để việc học trở nên hứng thú hơn.
Lựa chọn phương pháp học tập tốt nhất cho trẻ (Nguồn: hanoiacademy.edu.vn)
4.2 Xây dựng khả năng tự nhận thức và sự tự tin cho trẻ
Hãy trao đổi với trẻ về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân từ đó tạo nên những hoạt động để giúp trẻ tự tin hơn. Đồng thời giúp trẻ phát huy được thế mạnh mình có là điều các bậc phụ huynh rất cần quan tâm thực hiện.
4.3 Nói chuyện với bác sĩ
Trao đổi và nhờ đến sự tư vấn tâm lý của bác sĩ là một việc cần thiết để quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả và đúng hướng. Hãy trò chuyện với các bác sĩ tâm lý trong các bệnh viện lớn, uy tín về những khiếm khuyết của trẻ để tìm biện pháp điều trị bệnh tốt nhất.
Trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh của trẻ (Nguồn: bookingcare.vn)
4.4 Hình thành lối sống lành mạnh
Một lối sống lành mạnh rất tốt cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Vì vậy hãy xây dựng chế độ ngủ nghỉ hợp lý cùng với chế độ dinh dưỡng ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng để có thể khắc phục chứng bệnh rối loạn học tập một cách nhanh hơn.
4.5 Chia sẻ vấn đề với những người xung quanh
Việc giữ kín tình trạng bệnh của trẻ có thể khiến mọi người phê phán và có những lời lẽ không hay gây ức chế và tự ti ở trẻ. Vậy nên, hãy chia sẻ với anh chị em, họ hàng, bạn bè tình trạng của con trẻ. Khi mọi người xung quanh hiểu chuyện gì đang xảy ra, họ mới có thể hỗ trợ trẻ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, hãy luôn trấn an trẻ, để chúng thấy bản thân luôn được mọi người thương yêu.
Chia sẻ chứng bệnh của trẻ với mọi người (Nguồn: tuoitre.vn)
Chứng rối loạn học tập có thể điều trị và chữa khỏi một cách nhanh hơn nếu được phát hiện sớm và có biện pháp phù hợp. Vậy nên với những thông tin trên đây, bố mẹ hãy lưu lại để có thêm nhiều kiến thức hữu ích và chủ động hơn trong việc điều trị bệnh một cách hiệu quả, phù hợp nhất cho con em của mình nhé!