Vô sinh hiện đang là căn bệnh phổ biến mà nhiều người lo ngại. Theo đó, ở Việt Nam có xấp xỉ 1 triệu đôi vợ chồng gặp phải tình trạng đáng lo này. Trong bài viết dưới đây, cùng Blog Adayroi tìm hiểu sâu hơn về bệnh vô sinh nữ mà nhiều chị em thường hay chủ quan.
1. Vô sinh nữ là gì?
Vô sinh là căn bệnh mà cặp vợ chồng chung sống với nhau nhưng người vợ vẫn chưa mang thai. Nói cách khác, đây là hiện tượng không có hoặc có thể mất khả năng về sinh sản. Bên cạnh đó, vô sinh có đến hai trường hợp là nguyên phát và thứ phát. Trong trường hợp vợ chồng chưa mang thai lần nào thì được chẩn đoán là vô sinh nguyên phát.
Tuy nhiên, nếu trước đó họ ít nhất 1 lần có thai, sẩy thai hay phá thai nhưng đến 1 năm sau vẫn chưa có thai thì được chẩn đoán là vô sinh thứ phát. Hơn nữa, với vô sinh nguyên phát và thứ phát thì có thể xảy ra với người chồng hay người vợ hay thậm chí với cả hai. Ngoài ra, vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát được gọi lần lượt là vô sinh I và II.
Vô sinh nữ giới là gì? (Nguồn: camnangyhoc.vn)
2. Nguyên nhân gây vô sinh nữ
2.1. Nội tiết không ổn định
Tình trạng nội tiết không ổn định và hóc môn sinh dục ở nữ không được cân bằng, dẫn đến chu kỳ rụng trứng gặp vấn đề hoặc không thể rụng trứng, từ đó khiến cho việc thụ tinh và mang thai trở nên khó khăn. Vì thế, nên đưa vào thực đơn các thực phẩm bổ sung estrogen ổn định nội tiết an toàn từ thiên nhiên là điều cần thiết.
2.2. Mắc các bệnh lý
Các bệnh lý phụ khoa phổ biến như: viêm tắc vòi trứng, u xơ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, viêm buồng trứng,… Đây chính là những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở các chị em phụ nữ. Cần phải đi khám phụ khoa ở những cơ sở uy tín để bác sĩ có được chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng của cơ thể bạn.
Các bệnh lý phụ nữ thường mắc phải (Nguồn: caodangduochoc.edu.vn)
2.3. Do tuổi tác
Các trường hợp phụ nữ chưa đến 50 tuổi nhưng lại bước vào thời kỹ mãn kinh sớm nên không thể mang thai.
2.4. Nạo phá thai
Đây là nguyên nhân phổ biến ngày nay, nạo phá thai không đúng cách hay không kế hoạch gây tổn thương đến tử cung và cổ tử cung thì kết quả là vô sinh sẽ xảy ra.
2.5. Do các vấn đề về buồng trứng, ống dẫn trứng
Những vấn đề xảy ra ở buồng trứng, ống dẫn trứng cũng là một yếu tố hàng đầu gây nên căn bệnh này. Đối với buồng trứng có những triệu chứng như: suy yếu buồng trứng sớm, suy nhược thần kinh, buồng trứng đa nang, mỡ trong máu. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gặp phải ở ống dẫn trứng như: viêm tắc ống dẫn trứng, thai ngoài tử cung, viêm vùng chậu.
2.6. Lối sống không lành mạnh
Những đối tượng thường xuyên sử dụng các chất kích thích, chế độ ăn uống không khoa học, không tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp sẽ có khả năng mắc bệnh cao. Những tác nhân gây hại trên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và dẫn đến tình trạng vô sinh, cần phải thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học tránh dùng nhiều chất kích thích để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Tránh các thói quen gây hại đến sức khỏe (Nguồn: kenh14.vn)
3. Những chẩn đoán vô sinh nữ
3.1. Xét nghiệm máu – theo dõi chu kỳ hệ nội tiết sinh dục
Đây là phương pháp xét nghiệm để đo lường khả năng hoạt động của bộ phận buồng trứng và dự trữ noãn tốt không. Bên cạnh đó, nếu chọn gói khám sức khỏe tiền mang thai cho phụ nữ sẽ theo dõi hệ nội tiết sinh dục cũng như quan sát được quá trình rụng trứng cũng như sự phát triển của nang noãn, đặc biệt hormone sinh sản cũng sẽ được đo lường mức độ, rủi ro vô sinh xảy ra bởi sự can thiệp trong việc dự trữ buồng trứng hoặc thời kỳ rụng trứng không thích hợp.
Ngoài ra, phương pháp xét nghiệm hormone prolactin sẽ thực sự cần thiết, bởi việc này cho biết khả năng sinh nở của phụ nữ. Có hai loại hormone: FSH (hormone kích thích nang) và GnRH (hormone bài tiết ra gonadotropin). Theo đó, hai hormone trên thực sự cần thiết để có thể kích thích rụng trứng, đảm bảo trứng phát triển cũng như trưởng thành. Tuy nhiên, hàm lượng hormone prolactin cao sẽ dẫn đến quá trình rụng trứng và dễ xảy ra bệnh vô sinh nữ.
Theo dõi hệ nội tiết sinh dục qua xét nghiệm máu (Nguồn: vicare.vn)
3.2. Rà siêu âm và quang tuyến – xét nghiệm cơ thể và hệ thống sinh dục
Cũng trong những cách chẩn đoán vô sinh ở nữ giới thì siêu âm và quang tuyến là một trong những phương pháp khám chuyên sâu toàn diện, xét nghiệm cơ thể và kiểm tra hệ sinh dục. Với siêu âm, các bác sĩ sẽ dùng bước sóng âm có tần số khá cao để cho ra hình ảnh của tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Nếu chọn chẩn đoán bằng quang tuyến thì sẽ dùng tia X kiểm tra ống dẫn trứng gặp tình trạng tắc nghẽn và tử cung bình thường hay không.
Xét nghiệm toàn cơ thể và hệ sinh dục (Nguồn: vnexpress.net)
3.3. Phẫu thuật – bác sĩ cho ống nhòm vào bụng (sau khi gây mê) để xét nghiệm tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng
Phương pháp này còn được gọi là soi ổ bụng, sử dụng ống nhòm mềm và mỏng có gắn thiết bị truyền hình ảnh ở phía cuối của ống, sau đó đưa vào ổ bụng và khung xương chậu, thực hiện quan sát các bộ phận: tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng. Phương pháp này sẽ hỗ trợ các bác sĩ có thể phát hiện được triệu chứng lạc nội mạc tử cung, các trường hợp tắc nghẽn hoặc tình trạng bất thường của bộ phận tử cung cũng như ống dẫn trứng.
4. Các phương pháp điều trị vô sinh nữ hiện nay
4.1. Bơm tinh trùng vào buồng tử cung
Đối với những phụ nữ gặp các triệu chứng: lạc nội mạc tử cung, vô sinh không rõ nguyên nhân, rụng trứng không đều sẽ thực hiện phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Đây là phương pháp điều trị khá thịnh hành hiện nay cho những đôi vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn con cái. Theo đó, kỹ thuật này sẽ tiến hành chọn tinh trùng đã qua lọc rửa và đưa trực tiếp vào buồng tử cung thông qua một ống nhỏ chuyên dùng. Ưu điểm của phương pháp này là chọn lọc được tinh trùng sở hữu mức độ di động ổn định cho việc thụ tinh cao hơn. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp này thì vợ chồng phải đáp ứng được các điều kiện: buồng trứng vẫn hoạt động, ít nhất một ống dẫn trứng thông và tinh trùng người nam bất thường.
Điều trị vô sinh bằng bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Nguồn: bekhoebetai.com)
4.2. Thụ tinh trong ống nghiệm
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp lựa chọn hàng đầu của các cặp vợ chồng hiếm muộn và sẽ được thực hiện qua nhiều bước quan trọng theo sự chỉ định của bác sĩ.
Đầu tiên, giai đoạn kích thích trứng sẽ tiến hành thông qua việc tiêm vào cơ thể hormone giúp kích thích cho trứng phát triển, sử dụng thuốc hạn chế rụng trứng sớm và bổ sung thêm progesterone.
Kế đến là bước tiến hành chọc hút trứng và lấy lượng tinh trùng. Kỹ thuật này được thực hiện khi đã được tiêm mũi thuốc sau cùng từ 34-36 tiếng trước lúc trứng rụng. Các bác sĩ lấy trứng bằng một cây kim được nối với thiết bị chọc hút, rồi bảo quản trong chất lỏng có dinh dưỡng và được ủ. Đến lúc trứng đã khỏe mạnh và phát triển tốt sẽ trộn với tinh trùng cho việc thụ tinh tạo phôi diễn ra suôn sẻ.
Tạo phôi được tiến hành qua một trong hai phương pháp: thụ tinh và ICSI (tiêm tinh trùng Intracytoplasmic). Thụ tinh là lấy những tinh trùng khỏe mạnh và chọn trứng đã trưởng thành trộn với nhau và được ủ qua một đêm. ICSI là thủ thuật lấy tinh trùng khỏe mạnh và tiêm thẳng vào trứng trưởng thành. Đây là phương pháp được tiến hành khi lượng tinh trùng của người chồng kém hoặc cả hai từng không thành công khi làm phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Sau quá trình thụ tinh, phôi được nuôi cấy ở bên trong phòng thí nghiệm từ 2-5 ngày. Lúc này, người vợ sẽ sử dụng thuốc đặt trong âm đạo chuẩn bị tiến hành chuyển phôi.
Sau từ 2-5 ngày, bước lựa chọn phôi cấy ghép và dự trữ đông được tiến hành. Bạn sẽ được báo số lượng và chất lượng của phôi đã được hình thành, cùng bác sĩ thảo luận để quyết định chuyển số phôi đưa vào tử cung và trữ đông số phôi cho việc cấy ghép sau này.
Chuyển phôi được tiến hành sau từ 2-6 ngày đã lấy trứng nếu quan sát và kiểm tra niêm mạc tử cung của người vợ có thuận lợi để làm tổ cho sự phát triển phôi thai hay không. Sau khi đã hoàn thành chuyển phôi thai, bạn sẽ nằm nghỉ tại bệnh viện từ 2-4 tiếng. Bên cạnh đó, sau khi đã chuyển phôi được 2 tuần, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng những loại thuốc hỗ trợ nội tiết kết hợp nghỉ ngơi, sinh hoạt khá nghiêm ngặt.
Đến quá trình thử thai, bác sĩ tiến hành xét nghiệm đo lường nồng độ Human Chorionic Gonadotropin có ở trong máu hay nước tiểu để kiểm tra xem bạn có thai chưa. Với trường hợp có thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn đến khoa phụ sản để được tư vấn và chăm sóc giai đoạn tiền sản. Trường hợp bạn vẫn chưa mang thai thì sẽ được chỉ định tạm ngừng sử dụng progesterone và bạn có thể có kinh nguyệt trong thời gian 1 tuần. Lúc này, bác sĩ điều trị sẽ thực hiện chuyển phôi cho kỳ kinh nguyệt kế tiếp.
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm phổ biến (Nguồn: hellobacsi.com)
4.3. Tiêm tinh trùng vào trứng (bào tương noãn)
Phương pháp điều trị vô sinh nữ có tên là ICSI (Intra-cytoplasmic Sperm Injection), thực hiện tiêm tinh trùng thẳng vào noãn để có thể tạo phôi. Với thủ thuật này, các bác sĩ sẽ tạo được phôi tiến hành trên 1 tinh trùng và 1 trứng. Theo đó, tỷ lệ thành công của ICSI sẽ cao hơn kỹ thuật thụ tinh IVF ngoại trừ các trường hợp bị dị tật tinh trùng, nhưng nếu lấy tinh trùng bên trong tinh dịch, mào tinh, tinh hoàn thì cũng sẽ cho tỷ lệ thành công cao. Nói cách khác, ICSI có tỷ lệ thành công gần như không phụ thuộc vào nguồn gốc của loại tinh trùng. Với kỹ thuật này, những đối tượng nam giới không có tinh trùng hay sở hữu chất lượng tinh trùng kém vẫn có thể có con giống như nam giới khỏe mạnh bình thường.
5. Cách phòng tránh bệnh vô sinh nữ
5.1. Tránh xa thuốc lá, rượu bia, cà phê
Các chị em phụ nữ tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích gây hại cho cơ thể như: thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê,… Đây chính là những yếu tố gây suy yếu chức năng của buồng trứng từ đó dẫn đến việc mãn kinh sớm.
Tuyệt đối hạn chế các chất gây hại có trong thuốc lá, rượu bia, cà phê (Nguồn: vietcetera.com)
5.2. Không thức khuya
Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ nếu ngủ ít hơn 6 giờ đồng hồ mỗi đêm thì hậu quả làm cho tỷ lệ mang thai giảm đến 46%. Theo đó, nếu ngủ quá ít làm tăng cortisol – hormone kích thích yếu tố gây căng thẳng, tác động thẳng đến khả năng mang thai ở nữ giới.
5.3. Không ăn nhiều rau răm
Sử dụng rau răm khối lượng nhiều sẽ dẫn đến tình trạng rong kinh ở phụ nữ, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai nếu ăn rau răm nhiều sẽ gặp phải những trường hợp như: sinh non, sảy thai, thai chết lưu. Hơn nữa, rau răm cũng không tốt cho sức khỏe, khí huyết với những ai thể chất gầy yếu, cơ thể xanh xao.
5.4. Hạn chế ăn thịt mỡ
Việc ăn nhiều thịt mỡ sẽ cho nguy cơ béo phì cao, từ đó phụ nữ có thể khó thụ thai hơn. Hơn nữa, béo phì không những làm tăng khả năng mắc các căn bệnh như: tiểu đường, tim mạch, xương khớp,… Mà còn tăng nguy cơ dẫn đến chứng hiếm muộn con cái. Bởi béo phì làm suy yếu chức năng của buồng trứng dẫn đến hiện tượng vô sinh. Thay vào đó, bạn nên lựa mua thực phẩm tốt cho sự phát triển của trứng, tỷ lệ thụ thai cao.
5.5. Hạn chế căng thẳng
Công việc bận rộn làm cho tâm lý trở nên căng thẳng cũng là một nguyên nhân mất cân bằng lượng hormone nữ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và số lượng trứng dẫn đến việc thụ thai khó khăn hơn. Chính vì thế, tránh những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý là cách phòng tránh bệnh vô sinh nữ khá hữu hiệu. Dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân và thường xuyên du lịch nghỉ dưỡng thư giãn tinh thần hiệu quả.
Không nên giữ tâm lý căng thẳng (Nguồn: kenh14.vn)
5.6. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân nặng hợp lý
Nên thiết lập thực đơn ăn uống lành mạnh, khoa học để giữ mức cân nặng hợp lý sẽ giúp chị em phụ nữ có sức khỏe, từ đó việc mang thai trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Hơn nữa, chị em nên cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung vitamin, trong đó ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin E: cà chua, cà rốt, dầu ô liu, yến mạch,… Hỗ trợ tăng cường sự hoạt động buồng trứng cho khả năng sinh nở tốt.
5.7. Bảo vệ cơ thể tránh những bệnh lây truyền qua đường tình dục
Một số thống kê ước tính rằng phụ nữ vô sinh gây ra bởi tỷ lệ quan hệ tình dục không an toàn đang gia tăng từng ngày. Thêm vào đó, tình trạng này sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng tồi tệ đến việc sinh sản. Đó cũng chính là lý do mà các bác sĩ khuyên các phụ nữ lẫn nam giới nên có đời sống tình dục thủy chung một chồng một vợ, có biện pháp ngừa thai khoa học để tránh căn bệnh vô sinh nữ cũng như đảm bảo sức khỏe được tốt nhất.
Phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục (Nguồn: hellobacsi.com)
6. Các bác sĩ chữa vô sinh hiếm muộn giỏi
Để có thể hỗ trợ các đôi vợ chồng thuận lợi trong việc chọn lựa các bác sĩ đến điều trị khám chữa bệnh, sau đây là danh sách những chuyên gia đầu ngành, các bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm điều trị căn bệnh vô sinh.
Các bác sĩ chữa trị vô sinh giỏi hiện nay (Nguồn: dantri.com.vn)
Giáo sư, Bác sĩ Đỗ Trọng Hiếu
Làm việc vào mỗi sáng thứ 2 và thứ 6 tại Bệnh viện nam học và hiếm muộn Hà Nội.
Trung tâm chăm sóc sức khỏe Nam giới và vị thành niên – Số 324 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
Phòng khám Hoa Hồng – Số 9 Dã Tượng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Giáo sư, Bác sĩ Nguyễn Đình Tảo
Hiện nay, bác sĩ Nguyễn Đình Tảo có lịch khám và điều trị tại địa chỉ Bệnh viện 16A Hà Đông và Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Hoàng
Những vợ chồng gặp hiện tượng hiếm muộn muốn được bác sĩ Lê Hoàng trực tiếp khám chữa trị có thể đến ngay Bệnh viện đa khoa Tâm Anh – 108 Hoàng Như Tiếp, Long Biên, Hà Nội hoặc Bệnh viện phụ sản Trung ương – 43 Tràng Thi.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh
Hiện bác sĩ đang là Giám đốc đương nhiệm Bệnh viện phụ sản Hà Nội và công tác tại khoa Hỗ trợ sinh sản. Ngoài thời gian làm việc tại bệnh viện, bác sĩ Nguyễn Duy Ánh còn điều trị cho các vợ chồng hiếm muộn vô sinh tại địa chỉ Phòng khám sản phụ khoa Nguyễn Duy Ánh – Số 21 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội.
Tiến sĩ, Bác sĩ Tô Minh Hương
Bà hiện đang là Phó giám đốc kiêm trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ Tô Minh Hương còn giữ vị trí Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Tân Sinh
Trong thời gian này bác sĩ Nguyễn Thị Tân Sinh công tác và làm việc tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City – số 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Bá Nha
Ngoài thời gian làm việc và giữ chức vụ Trưởng khoa phụ sản tại Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Phạm Bá Nha có khám ngoài thời gian tại Phòng khám Sản phụ khoa bác sĩ Phạm Bá Nha – Số 28, lô 6, khu đô thị Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tiến sĩ, Bác sĩ Tạ Thị Xuân Lan
Bác sĩ Tạ Thị Xuân Lan có lịch khám chữa trị tại khoa sản của Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc và phòng khám sản phụ khoa Tạ Thị Xuân Lan – số 8/97/24 Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội.
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Đức Dục
Bác sĩ sở hữu phòng khám riêng tại địa chỉ số 2 ngõ 144 An Dương Vương, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội.
Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Phương Lan
Bác sĩ Lê Thị Phương Lan hiện đang đang giữ chức vụ Phó giám đốc, bác sĩ khám bệnh tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City.+
Nhận tư vấn sức khỏe, thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa uy tín (Nguồn: bookingcare.vn)
Bên cạnh đó, để có thể chắc chắn và đảm bảo hơn về việc chăm sóc sức khỏe nữ giới, vợ chồng bạn nên tham khảo các gói kiểm tra căn bệnh vô sinh – hiếm muộn để an tâm hơn trong đời sống nhé.
Với những thông tin chi tiết trong bài viết hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn cận cảnh hơn về căn bệnh phổ biến hiện nay, giải đáp được những câu hỏi vô sinh nữ giới là gì và các vấn đề nóng hổi liên quan mà bạn cần nên biết.