1. Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tự kỷ ở người lớn đã được thống kê và khảo sát có tính xác thực cao mà bạn có thể tham khảo:
1.1. Di truyền học
Nguyên nhân từ di truyền học cũng đã được ghi nhận. Nếu gia đình có di truyền người bị bệnh tự kỷ thì các thành viên cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Yếu tố này được xác định là nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn hàng đầu mà bạn cần chú trọng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ ở người lớn (Nguồn: smarterselling.com.au)
1.2. Nhân tố môi trường
Môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống sức khỏe nói chung. Đối với nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn thì môi trường cũng chiếm lấy một khoảng % đáng kể. Môi trường độc hại hoặc chứa các yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của gen, tế bào đều có tác động mạnh mẽ đến bệnh tự kỷ. Chính môi trường không đảm bảo đã khiến bộ gen bị mã hoá, đột biến bất thường gây nên bệnh tự kỷ.
1.3. Tích tụ căng thẳng
Căng thẳng tích tụ theo thời gian cũng một trong những nguyên nhân khiến bạn mắc phải bệnh tự kỷ. Căng thẳng này có thể đến từ công việc, cuộc sống, những mối quan hệ, những sự kiện, tình huống… Ban đầu có thể là những căng thẳng nhỏ, nhưng do không giải quyết nên ngày càng tích tụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh bệnh nhanh chóng.
Do đó, tốt nhất bạn nên tránh để tích tụ căng thẳng, cần xả ngay bằng các cách như tạm gác lại công việc, bộn bề lo toan cho mình không gian riêng tận hưởng cuộc sống với những chuyến du lịch nghỉ dưỡng cùng bạn bè, người thân hay đến những khu vui chơi giải trí sôi động, hấp dẫn để giải tỏa tâm trạng, chủ động chia sẻ vấn đề mình gặp phải với mọi người xung quanh, người mình tin tưởng,…
1.4. Môi trường trước khi sinh đẻ
Môi trường trước khi sinh đẻ được hiểu là môi trường sống của người mẹ cũng như môi trường sống mà mẹ tạo cho thai nhi. Nếu môi trường này chứa các yếu tố không tốt cho sức khỏe thì đều có thể là nguy cơ gây nên căn bệnh tự kỷ này.
1.5. Sự nhiễm trùng từ mẹ
Nhiễm trùng từ mẹ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nguy hiểm là việc này lại là nguyên nhân gây nên chứng bệnh tự kỷ. Do đó, bạn cần theo dõi thai kỳ thật chặt chẽ, nên lựa chọn dịch vụ thai sản trọn gói để an tâm thai kỳ được chăm sóc sát sao, tốt nhất. Sự nhiễm trùng phổ biến nhất là bản thân mẹ mắc virus Rubella trong thời gian mang thai. Nguyên nhân này đã được thống kê và xác nhận qua thực nghiệm khá nhiều.
1.6. Bệnh đái tháo đường
Nếu mẹ mang thai bị bệnh đái tháo đường thì cũng là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh tự kỷ. Tỉ lệ này đã được chứng minh cao gấp 2 lần so với mẹ bình thường. Do đó, các mẹ bầu cần phải thường xuyên theo dõi đường huyết và bổ sung các thực phẩm giúp phòng tránh tiểu đường hiệu quả.
1.7. Dùng thuốc trong quá trình mang thai
Quá trình mang thai tuy phải dùng thuốc nhưng không phải mẹ nào cũng kiểm soát được. Có khá nhiều loại thuốc nguy hại cho thai nhi, đặc biệt đây còn là nguyên nhân gây nên chứng bệnh tự kỷ. Nhiều thai phụ còn dùng thuốc an thần suốt thời gian mang thai nên đã vô tình gây nên bệnh tự kỷ cho trẻ sau này. Vì vậy, việc dùng thuốc trong thời kỳ mang thai nếu có thai phụ cần chủ động nhận sự tư vấn và hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên gia y tế.
1.8. Tác hại của thuốc trừ sâu
Thuốc trừ sâu có tác hại nguy hiểm vô cùng đến sức khoẻ. Các nghiên cứu đã xác định đây là nguyên nhân khiến bệnh tự kỷ được hình thành và phát triển. Việc tiếp xúc hoặc ảnh hưởng trong thời gian dài đã khiến cho gen bị biến đổi, đột biến.
1.9. Rối loạn tuyến giáp
Bệnh lý rối loạn tuyến giáp trong thời gian mang thai khiến lượng tyrosine của cơ thể mẹ bị thiếu hụt nghiêm trọng. Các nghiên cứu cũng khẳng định nguy cơ của việc này là gây nên chứng bệnh tự kỷ. Bản chất của vấn đề này là nó đã tác động và làm thay đổi trong não của thai nhi từ đó dẫn đến căn bệnh tự kỷ.
Môi trường sống là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ (Nguồn: cloudfront.net)
2. Các yếu tố tăng nguy cơ tự kỷ ở người lớn
Đối với người lớn, không những chịu ảnh hưởng những nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở thai nhi, trẻ nhỏ mà còn có thêm nhiều yếu tố khác ảnh hưởng cộng thêm. Bạn có thể tham khảo thêm những yếu tố đáng quan tâm như:
2.1. Giới tính
Bệnh tự kỷ không có sự phân biệt giới tính. Giới tính nào cũng có thể mắc phải chứng bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, với nam giới tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
2.2. Lịch sử gia đình
Nếu gia đình từng có người bị bệnh tự kỷ thì nguy cơ các thế hệ cùng hoặc sau mắc bệnh là cao hơn bình thường. Việc biết được lịch sử bệnh của gia đình sẽ là cơ sở để bạn có thể chủ động nhiều hơn trong việc phòng chống căn bệnh tự kỷ này cho bản thân mình bằng cách thực hiện khám sức khỏe định kỳ điều độ.
2.3. Các rối loạn khác
Những rối loạn khác liên quan đến sức khỏe đều có những ý nghĩa và tác động đến bản thân. Do đó, với những rối loạn nguy hiểm có nguy có ảnh hưởng thì cần được kiểm tra và theo dõi để tránh và hạn chế những tổn thương có thể gây nên cho người bệnh khi mắc phải chứng bệnh tự kỷ.
2.4. Sinh non
Yếu tố sinh non không những không đảm bảo sức khỏe tối ưu để trẻ chào đời mà thêm vào đó, trẻ còn phải đối diện với những khiếm khuyết chưa hoàn thiện về não bộ. Đây là yếu tố mang tính chất nguy hiểm vì nó có thể gây nên những tổn thương cho não bộ dẫn đến việc hình thành bệnh tự kỷ.
2.5. Tuổi của cha mẹ
Tuổi của cha mẹ khi mang thai cũng ảnh hưởng đến việc mắc bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ. Cha mẹ càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ ngày càng cao hơn. Vì vậy, ở tuổi lớn, cha mẹ cần cân nhắc vấn đề mang thai để tránh nguy cơ thai nhi mắc phải bệnh tự kỷ
Tự kỷ ở người lớn rất nguy hiểm (Nguồn: phinf.naver.net)
3. Tự kỷ ở người lớn có nguy hiểm không?
Bệnh tự kỷ được khẳng định là nguy hiểm cho người lớn bởi những hậu quả biến chứng của bệnh tự kỷ có thể gây ra. Bệnh tự kỷ không thể chữa hết hoàn toàn, chỉ có thể khắc phục và giảm thiểu bớt những tổn thương có thể gây ra cho người bệnh.
Những hậu quả biến chứng từ bệnh tự kỷ như: không tập trung, không làm việc hiệu quả, mất kiểm soát hành vi, không chủ động, suy nhược cơ thể ngày càng báo động,… Lâu dần, người bệnh lâm vào tình cảnh khiếm khuyết và gặp những khó khăn cho những sinh hoạt, mối quan hệ trong đời sống hàng ngày,…
4. Điều trị tự kỷ ở người lớn như thế nào?
Hiện nay, điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn đã được quan tâm nhiều hơn. Bệnh tự kỷ có chữa được không là thắc mắc của nhiều người. Có khá nhiều nghiên cứu cũng như nhiều áp dụng thực tế để có thêm nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này.
Một số cách điều trị bệnh tự kỷ mà bạn có thể tham khảo là: liệu pháp hành vi nhận thức, gặp bác sĩ chuyên khoa giỏi để nhận tư vấn và điều trị, phục hồi nghề nghiệp, dùng thuốc theo toa cho các triệu chứng như lo lắng, trầm cảm và các vấn đề hành vi có thể xảy ra cùng với ASD… Tuỳ vào bệnh và mức độ đáp ứng của cơ thể mà bạn sẽ được áp dụng các cách điều trị bệnh khác nhau nhằm đảm bảo hiệu quả ở mức tốt nhất.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về nguyên nhân của tự kỷ để bạn có thể chủ động phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh.