Cảm lạnh là tình trạng trẻ sơ sinh thường hay gặp phải. Tuy nhiên, do sức đề kháng còn yếu nên mẹ cần tìm cách trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh một cách nhanh chóng để trẻ không gặp những biến chứng nguy hiểm.
1. Triệu chứng, dấu hiệu ở trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Những dấu hiệu bệnh của trẻ mà mẹ không nên bỏ qua để có thể nhanh chóng phát hiện và kịp thời can thiệp cải thiện tình trạng sức khỏe cho trẻ.
Những biểu hiện ban đầu là trẻ thể hiện sự mệt mỏi, một số trẻ có hiện tượng chảy nước mũi trong. Sau đó, bệnh diễn biến nặng lên và xuất hiện lần lượt nhiều hay một vài triệu chứng khác như: sốt, ho, hắt xì, chán ăn, bỏ ăn, ăn không ngon miệng, khó thở khó bú do mũi tắc nghẽn, khó ngủ, ngủ trằn trọc …
Những dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị cảm lạnh (Nguồn: giadinhtre.vn)
2. Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có nguy hiểm không?
Trung bình trong năm đầu đời, trẻ sơ sinh của mẹ sẽ bị cảm lạnh khoảng 5 lần. Dù rằng trẻ đã có hệ miễn dịch nhưng vẫn có khả năng bị cảm lạnh nhiều lần do có nhiều chủng loại vi rút bị biến đổi.
Nếu trẻ mắc cảm lạnh ở thể nhẹ thì hầu như không quá nguy hiểm. Trẻ sẽ hồi phục từ sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh thì cảm lạnh lại ẩn chứa nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe, và có thể dẫn đến những nguy hiểm khôn lường. Những nguy cơ mà mẹ nên biết là: nhiễm trùng tai giữa, hen suyễn, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, …
Trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh khoảng 5 lần trong năm đầu tiên (Nguồn: tc.sinaimg.cn)
3. 9 cách trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh an toàn
Để trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh mẹ có thể nhanh chóng áp dụng một trong những cách hiệu quả sau đây:
3.1. Chia thành nhiều lần bú mỗi ngày để tránh tình trạng ngạt thở cho bé
Do bệnh có biểu hiện đầu tiên là nghẹt mũi làm cản trở hô hấp của trẻ khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt. Vì vậy, trong thời gian này, mẹ sẽ cần chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành nhiều lần để tránh tình trạng ngạt thở nguy hiểm. Nếu sau một lần bú sữa còn quá nhiều, các mẹ có thể sử dụng máy hút sữa đơn giản để dự trữ sữa cho bé trong đợt bú tiếp theo.
Chia thành nhiều cử bú trong ngày để hạn chế chứng nghẹt mũi ở trẻ (Nguồn: baomoi.com)
3.2. Cho bé nghỉ, nghỉ nhiều, nghỉ nhiều nữa
Giảm bớt cho trẻ những căng thẳng mệt mỏi không đáng có để chống lại những tác nhân gây bệnh. Mẹ chỉ cần tạo cho trẻ một không gian ngủ chất lượng. Hoặc trẻ thường thích hoạt động nào thì thời điểm này mẹ nên cho trẻ sử dụng hoạt động đó nhiều hơn như đọc sách, kể chuyện, …
Cho bé nghỉ ngơi cũng như tạo cảm giác thoải mái càng nhiều càng tốt (Nguồn: vietbao.vn)
3.3. Làm ẩm không khí xung quanh bé
Hỗ trợ làm giảm độ dày của dịch nhầy ở mũi bé bằng không khí ẩm. Mẹ có thể mua các sản phẩm máy phun sương tạo độ ẩm chất lượng trong trường hợp này. Đây là cách trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh mẹ nên chú ý.
Máy tạo độ ẩm sẽ giúp cho bé hô hấp thoải mái hơn khi bị cảm lạnh (Nguồn: phongcachmoi.info)
3.4. Dùng bộ xịt rửa mũi cho bé
Sản phẩm hỗ trợ y tế sức khỏe cho bé đảm bảo sẽ giúp mẹ vệ sinh mũi trẻ thật sạch và an toàn. Giúp mũi trẻ thông thoáng dễ thở hơn. Sản phẩm được đánh giá trị cảm lạnh cho trẻ nhỏ hiệu quả.
Mẹ có thể dùng dụng cụ vệ sinh mũi cho bé để làm sạch (Nguồn: eva.vn)
3.5. Sử dụng dầu nóng dành cho em bé
Tuy không có tác dụng chữa bệnh nhưng dầu nóng dành cho trẻ em sẽ giúp trẻ thoải mái, dễ chịu hơn. Mẹ nên dùng dầu tràm, dầu khuynh diệp, …
Các loại dầu nóng tạo cho bé cảm giác dễ chịu hơn khi bị cảm lạnh (Nguồn: mayduavong.biz)
3.6. Cung cấp nhiều chất lỏng
Tuỳ vào độ tuổi sơ sinh của trẻ mà mẹ sẽ chọn loại chất lỏng bổ sung cho phù hợp. Việc bổ sung chất lỏng làm giảm tình trạng mất nước và giúp trẻ bớt nghẹt mũi, khó thở. Các mẹ nên chủ động cho bé bú sữa, hạn chế và không nên cho bé uống nước khi chưa đến 6 tháng tuổi.
Duy trì lượng nước trong cơ thể bé cũng là cách để hạn chế bệnh nghẹt mũi (Nguồn: afamily.com)
3.7. Cho bé ngủ với gối cao
Lựa chọn gối phù hợp cho trẻ và kê cao một chút khi nằm chơi hay ngủ nghỉ sẽ giúp trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên mẹ cần chú ý độ cao của gối sao cho phù hợp với sức khỏe và tình trạng của trẻ.
Lựa chọn các loại gối mềm và kê cao một chút khi bé ngủ (Nguồn: bestreview.vn)
3.8. Cho bé đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu
Với trẻ dưới 3 tháng tuổi khi trẻ có dấu hiệu bệnh thì mẹ nên cho đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Còn với trẻ trên 3 tháng tuổi thì mẹ nên theo dõi thêm một vài biểu hiện trước rồi hãy đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám như: trẻ không tiểu tiện bình thường, sốt cao hơn 3 ngày, mắt đỏ có gỉ mắt, ho hơn 1 tuần,… Cách này mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh.
Cho bé khám bác sĩ kịp thời để tránh bị cảm nặng (Nguồn: beyeu.com)
3.9. Lau qua người bằng nước gừng
Trẻ tắm nước gừng ấm có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng cảm lạnh cho trẻ nhỏ.
Tắm gừng cho trẻ là cách trị cảm lạnh hiệu quả (Nguồn: headlines.pw)
4. Cách phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ nhỏ
Mẹ còn nên tham khảo cách phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ trước như:
4.1. Giữ vệ sinh
Do bệnh có khả năng lây truyền nhanh chóng từ 2 -4 ngày sau khi có những triệu chứng đầu tiên. Mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh cho trẻ và rửa tay của con thật sạch mỗi ngày. Khi đi ra ngoài về, mẹ cần thay quần áo, vệ sinh tay và hai đầu ti sạch chứ không nên cho bé bú ngay để tránh vi khuẩn lây sang bé.
Vệ sinh cho bé sạch sẽ để tránh tình trạng vi khuẩn lây lan (Nguồn: daycon.com.vn)
4.2. Hạn chế đưa bé đến nơi công cộng
Khu vực công cộng không tốt cho trẻ, trong không khí luôn có sẵn những nguyên nhân gây bệnh. Nếu phải ra ngoài thì mẹ cần để trẻ tránh xa người hút thuốc lá hoặc đang bị nhiễm lạnh.
Mẹ nên chơi đùa cùng con ở nhà và hạn chế ra đường những nơi công cộng (Nguồn: dayconkieunhat.vn)
4.3. Giữ nhiệt độ cơ thể bé ổn định
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến trẻ dễ mắc bệnh nhanh hơn. Vì vậy, mẹ cần chú ý giữ nhiệt độ cơ thể trẻ không lạnh hay nóng quá.
Chú ý giữ ấm khi trời lạnh hoặc giải nhiệt cho bé khi trời nóng (Nguồn: phunu.tv)
4.4. Ngâm chân, tắm nước gừng
Nên thực hiện việc này thường xuyên để trẻ có được sức đề kháng tốt hơn với bệnh cảm lạnh. Máu huyết của trẻ cũng lưu thông hơn.
4.5. Tiêm phòng đầy đủ
Tuy chưa có vắc xin chuyên phòng chống bệnh cảm lạnh nhưng những bệnh khác cũng cần được tiêm phòng đầy đủ để trẻ có đủ sức đề kháng phát triển.
Một cách ngừa bệnh phổ biến nhất là tiêm phòng đầy đủ cho trẻ (Nguồn: vietbao.vn)
4.6. Tăng cường chế độ dinh dưỡng
Ăn uống lành mạnh đầy đủ dưỡng chất cũng là cách phòng bệnh cảm lạnh hiệu quả dành cho trẻ mà mẹ nên áp dụng. Nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.
Sữa mẹ giàu dưỡng chất sẽ tăng sức đề kháng ngừa bệnh cho bé (Nguồn: bvnghean.vn)
Với những cách chữa trị cùng cách phòng chống cảm lạnh cho trẻ trên đây thì trẻ của mẹ giảm được khả năng mắc bệnh cảm lạnh khá cao. Các mẹ cũng đừng quên mua những sản phẩm chăm sóc dành cho mẹ và bé cao cấp, chất lượng chính hãng tại Useful để quá trình nuôi con được phát triển một cách toàn diện.