9 cách thoát khỏi áp lực tiền bạc bế tắc cuộc sống chi tiêu hàng ngày

Khoa học chứng minh rằng, áp lực tiền bạc không chỉ gây ra căng thẳng mà còn có thể phát triển thành trầm cảm kéo dài. Stress do áp lực tài chính còn có khả năng lây lan sang những thành viên trong gia đình, tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của mỗi người. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết?

Nội dung chính

1. Dấu hiệu cho biết bạn đang bị áp lực tài chính

Khi bản thân bị áp lực tiền bạc tác động thì người bị thường xuất hiện nhiều biểu hiện tiêu cực, tinh thần cũng trở nên bất ổn, bế tắc không lối thoát vì tiền.

Những khoản chi tiêu khiến bạn mệt mỏi và lo lắng (Nguồn: theglobeandmail.com )

1.1. Khó thở, nhức đầu

Những người bị gánh nặng tài chính đè nặng lên hai vai thường có biểu hiện đầu óc đau nhức, khó thở. Sở dĩ có những dấu hiệu này là bởi họ thường lo lắng, suy nghĩ về chuyện tiền bạc, suy nghĩ quá độ khiến thần kinh căng thẳng, đau nhức đầu.

1.2. Chán ăn, buồn nôn, dễ cáu gắt

Lo lắng về tài chính, chi tiêu, suy nghĩ về việc làm sao để có tiền, khiến đầu óc luôn căng thẳng. Do đó những người bị áp lực về tài chính thường hay rất khó ngủ, ngủ không ngon, ăn uống không ngon miệng, dễ cáu giận, hệ tiêu hóa rối loạn, thường hay buồn nôn.

1.3. Bồn chồn lo lắng, bi quan

Một dấu hiệu dễ dàng nhận thấy ở những người khó khăn về tài chính, áp lực tiền bạc là họ thường hay bồn chồn, tâm trạng luôn thấp thỏm lo âu, suy nghĩ tiêu cực và rất bi quan.

10 Phương Pháp "Cứu Bạn" Khỏi Tình Trạng Stress Vì Áp Lực Kiếm Tiền

Cách giảm áp lực tiền bạc (Nguồn: susilodolacounselling.com)

1.4. Nợ nần

Một trong những dấu hiệu cơ bản thường thấy ở hầu hết những người đang chịu áp lực về tài chính đó là tình trạng nợ nần. Nợ quá nhiều khiến họ lo lắng để tìm cách xoay sở tiền để trả.

1.5. Tiêu xài hoang phí

Áp lực tiền bạc, tài chính khiến nhiều người rơi vào trạng thái túng quẫn, họ cảm thấy khó chấp nhận và trở nên tiêu xài hoang phí, dùng hết số tiền còn lại của bản thân, tiêu xài một cách vô độ.

1.6. Làm việc quá mức

Khó khăn về tài chính khiến nhiều người lo lắng, lao vào kiếm tiền, làm bất cứ mọi việc và làm quá mức. Họ dành hết tâm trí và sức lực vào công việc với hy vọng có thể cải thiện tình hình.

1.7. Tránh bàn về tiền bạc vì bạn sẽ cảm thấy lo lắng

Chỉ cần một ai đó nhắc đến chuyện tài chính, tiền bạc sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng, bồn chồn và mệt mỏi thì có lẽ bạn đang bị áp lực về tài chính đề nặng, chi phối toàn bộ tâm trí.

1.8. Thường xuyên cãi nhau trong gia đình vì chuyện tiền nong

Kinh tế hạn hẹp khiến mọi chi tiêu trong gia đình cũng vì thế mà trở nên khó khăn hơn. Người khó khăn về kinh tế, chịu gánh nặng về tiền bạc thường rất hay cáu gắt, cãi nhau trong gia đình vì chuyện tiêu pha, tiền bạc.

Giải tỏa áp lực tiền bạc | Báo Dân trí

Áp lực kiếm tiền có cách nào giải tỏa căng thẳng được không (Nguồn: i0.wp.com)

1.9. Lo lắng về các hóa đơn chi tiêu

Khi không dư giả thì mọi vấn đề chi tiêu trong gia đình đều khiến bạn lo lắng và suy nghĩ rất nhiều. Áp lực tiền bạc từ các hóa đơn chi tiêu hàng tháng sẽ là gánh nặng khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng tìm cách để giải quyết.

1.10. Không nắm rõ các khoản thu nhập của mình

Những người khó khăn về tài chính thường có thu nhập bất ổn, họ không nắm rõ các khoản thu nhập của bản thân, từ đó khiến họ cực kỳ lo lắng cho việc chi tiêu, luôn đắn đo suy nghĩ khi chi tiền.

1.11. Thường giật mình khi nhận hóa đơn thanh toán

Những người bị áp lực về tiền bạc rất thắt chặt về việc chi tiêu, nên chỉ cần nhìn hóa đơn thanh toán hằng tháng có chút chênh lệch sẽ khiến họ cảm thấy rất hoang mang, giật mình, lo lắng.

1.12. Liên tục vay mượn để trả các khoản nợ cũ

Để có thể trang trải được các khoản chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày những người chịu áp lực về tài chính thường xuyên vay mượn tiền từ những mối quan hệ xung quanh để chi trả các khoản.

1.13. Luôn có cảm giác thiếu tiền

Khi bạn không dư giả, kiếm tiền khó khăn thì bản thân luôn cảm giác thiếu hụt tiền, không dư giả về tiền bạc, rất khó khăn khi quyết định chi tiêu.

Làm thế nào để vượt qua áp lực tiền bạc (Nguồn: yimg.com)

2. Vì sao bạn stress vì tiền bạc

Không phải ngẫu nhiên mà bản thân bị rơi vào tình trạng stress vì tài chính thiếu hụt, có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến nhiều người rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính.

2.1. Áp lực của nền kinh tế

Nền kinh tế có nhiều biến động và khủng hoảng khiến công việc của nhiều người cũng vì thế mà có nhiều biến động theo chiều hướng tiêu cực. Làm ăn khó khăn, lương tiền ít ỏi khiến nhiều người cảm thấy vô cùng khó khăn về vấn đề tài chính, tiền bạc, lâu dần trở nên stress, bị áp lực tiền bạc.

2.2. Các nhu cầu cuộc sống hàng ngày không được đáp ứng như mong đợi

Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống cũng vì thế mà được nâng cao, thế nhưng các nhu cầu cuộc sống hàng ngày không được đáp ứng như mong đợi vì bạn không có đủ khả năng về tài chính, tiền bạc hạn hẹp không thể đáp ứng được nhu cầu của bản thân.

Personal debt at "epidemic levels", warns the Archbishop of ...

Chi tiêu không có kế hoạch khiến tài chính eo hẹp và cạn kiệt (Nguồn: stressreliefwizard.org)

2.3. Xã hội bất ổn định

Xã hội bất ổn định, đồng tiền mất giá, làm ăn khó khăn khiến cho thu nhập của nhiều người cũng vì thế mà bất ổn. Khi tình hình tài chính khó khăn, có nhiều vấn đề cần giải quyết bằng tiền bạc khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, áp lực.

2.4. Thói quen đua đòi, thích phô trương

Có nhiều nguyên nhân khiến nhiều người rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính mà một trong những nguyên do chính là thói quen đua đòi, thích phô trương, khiến tài chính cạn kiệt, lâu dần không thể đáp ứng được nhu cầu của bản thân khiến bạn dễ bị stress.

2.5. Thói quen phung phí tiền bạc

Thói quen chi tiêu vô độ, phung phí tiền bạc là một trong những yếu tố khiến nhiều người dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính, thiếu thốn về tiền bạc. Nhu cầu vượt quá khả năng tài chính khiến hầu bao nhanh chóng cạn kiệt, khủng hoảng về tiền bạc sẽ khiến những người lãng phí dễ rơi vào tình trạng stress vì thiếu tiền.

2.6. Không hạnh phúc với cuộc sống hiện tại

Rất nhiều người cảm thấy không hạnh phúc với thực tại, muốn tìm đến với cuộc sống xa hoa nhưng điều kiện kinh tế không cho phép khiến bản thân cảm thấy khủng hoảng.

2.7. Thu nhập và các khoản chi không tương ứng với nhau

Thu nhập hạn hẹp và chi tiêu lại quá lớn, có quá nhiều khoản phải chi khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, lo lắng làm sao để có tiền, khủng hoảng kéo dài khiến họ dễ rơi vào trạng thái stress.

10 Phương Pháp "Cứu Bạn" Khỏi Tình Trạng Stress Vì Áp Lực Kiếm Tiền

Cách vượt qua áp lực kiếm tiền như thế nào (Nguồn: onlyloudest.com)

3. Cách giúp bạn vượt qua áp lực tiền bạc

Áp lực tiền bạc tài chính tưởng chừng chẳng nguy hại nhưng khi lún sâu nó có thể khiến bạn vô cùng u uất, khủng hoảng và có nhiều hành vi tiêu cực. Do đó biết cách vượt qua áp lực tài chính sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống.

3.1. Tìm hiểu và nhận thức được tình trạng tài chính hiện tại của bạn

Đầu tiên bạn cần tìm hiểu và nhận thức được rõ ràng tình trạng tài chính của bản thân để biết được vấn đề cần giải quyết là gì và tìm hướng đi phù hợp. Nhận thức được khó khăn sẽ khiến bạn ý thức được tình trạng tài chính của bản thân và biết cách khắc phục, tránh để nó lâm vào tình trạng càng khó khăn hơn.

3.2. Điều tiết cảm xúc

Thay vì giấu kín những lo lắng về tiền bạc trong lòng mình hay thể hiện nó ra bằng sự tức giận, cáu gắt thì bạn nên điều tiết lại cảm xúc. Khi đầu óc thoải mái, tâm trạng ổn định thì bạn nên suy nghĩ tìm cách để vượt qua khủng hoảng, giải quyết vấn đề bình tĩnh và thông suốt hơn.

3.3. Phân loại và sắp xếp các khoản chi theo thứ tự ưu tiên

Tài chính hạn hẹp thì bạn cần xây dựng một kế hoạch chi tiêu thật hợp lý, ưu tiên các khoản thực sự cần thiết và hạn chế tối đa các khoản không quan trọng. Một kế hoạch phân loại và sắp xếp các khoản chi tiêu sẽ giúp các bạn có thể ổn định tài chính.

3.4. Lập kế hoạch tài chính chi tiết và cụ thể nhất

Vạch ra kế hoạch tài chính chi tiết và cụ thể nhất của bản thân, bao gồm cả các khoản nợ, các khoản phải chi tiêu hằng tháng,… Một kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ giúp bạn chi tiêu san sẻ hơn, các vấn đề khó khăn về tiền bạc cũng sẽ được giải quyết hiệu quả  hơn. Bạn nên lựa chọn chi tiêu, mua sắm vào thời điểm thích hợp, được áp dụng nhiều chương trình ưu đãi giúp tiết kiệm chi phí như mua sắm online dịp flash sale, nhập mã code giảm giá, freeship, săn các voucher ẩm thực deal hot mỗi ngày nếu có ý định tụ họp bạn bè ăn uống dịp sinh nhật, lâu không gặp,…

3.5. Thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra

Để có thể thoát khỏi khủng hoảng tài chính bạn cần kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra. Chỉ khi thực sự cố gắng tiết kiệm, làm đúng với kế hoạch thì tình hình tài chính mới có thể ổn định được.

3.6. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia

Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn không tìm ra hướng giải quyết cho những áp lực tiền bạc hiện tại thì có thể tìm đến các chuyên gia để nhờ tư vấn, hỗ trợ để cải thiện tình hình tài chính của bản thân.

3.7. Tìm thêm các phương án giúp tăng thu nhập

Đừng chỉ ngồi lì một chỗ, bạn nên có các phương án hỗ trợ để tăng thêm thu nhập như phấn đấu thăng chức bằng cách trau dồi những kiến thức, kỹ năng hoàn thiện bản thân mỗi ngày từ đó thu nhập cũng sẽ tăng theo. Bên cạnh công việc chính bạn có thể làm thêm, hay bán hàng thêm để cải thiện tình hình tài chính của bản thân và gia đình.

3.8. Trả các khoản nợ nhiều nhất có thể hàng tháng

Đừng để bản thân chìm ngập trong các khoản nợ, nó sẽ khiến bạn lo lắng và khủng hoảng nghiêm trọng hơn. Tích góp các khoản, chi tiêu tiết kiệm để trả các khoản nợ hằng tháng nhiều nhất có thể giúp giảm bớt gánh nặng.

3.9. Kiên nhẫn luôn là đức tính tốt nhất bạn cần có

Hãy luôn cố gắng, kiên nhẫn làm việc, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống sẽ giúp bạn cải thiện tình hình tài chính. Chăm chỉ làm việc sẽ giúp các bạn ổn định về tài chính, chi tiêu hằng ngày cũng phần nào được khỏa lấp.

Khủng hoảng tài chính, áp lực tiền bạc như một lưỡi dao vô hình, nó có thể tác động đến suy nghĩ, khiến bạn rơi vào tình trạng lo âu, khủng hoảng, tinh thần bất ổn. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn có thể ý thức được nguyên nhân, dấu hiệu của chứng stress này để có thể phòng tránh và thoát khỏi nó. Khi bản thân cảm thấy khủng hoảng vì vấn đề tài chính không cách nào cải thiện tình hình thì việc đăng ký khám bởi các chuyên gia tâm lý giỏi hàng đầu hiện nay là rất cần thiết.