Thi cử là một trong những khoảng thời gian cực kỳ áp lực đối với các bạn học sinh hiện nay. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thi cử. Chính vì vậy hãy cùng tham khảo ngay những cách giảm áp lực thi cử hiệu quả nhất trong bài viết chi tiết sau đây.
1. Dấu hiệu nguy hiểm của áp lực thi cử
1.1. Sợ đi học, rối loạn tâm thần
Dấu hiệu dễ dàng nhận biết áp lực của học sinh và sinh viên khi đến mùa thi cử đó chính là cảm giác sợ đến trường, sợ bài vở, sợ thi cử, sợ giảng đường … và nặng nhất đó chính là tình trạng bị rối loạn tinh thần. Những áp lực vô hình này sẽ tác động cực kỳ lớn lên các tế bào thần kinh làm họ cảm thấy sợ với mọi thứ xung quanh mình.
Cảm giác không muốn đi học và đến trường là tâm lý chung của áp lực thi cử (Nguồn: iuhers.com)
1.2. Không muốn tiếp xúc với người khác
Vào mùa thi cử các sĩ tử thường có tư tưởng tập trung vào bài vở, không quan tâm đến mọi người xung quanh mình. Trong khoảng thời gian cao điểm trước những ngày thi những bạn bị áp lực thường hay quên cả sự tồn tại của người thân và gia đình bên cạnh mình.
1.3. Thường xuyên cáu giận, bực dọc
Bên cạnh đó các bạn học sinh, sinh viên cũng hay thường tỏ thái độ cáu giận hay bực tức một ai đó tác động đến quá trình ôn bài của mình. Họ thường chỉ muốn có một không gian riêng để có thể tập trung được đầu óc của mình ôn lại và nhớ những kiến thức cần thiết cho thi cử.
1.4. Ăn uống kém
Một phần áp lực của thi cử cũng khiến các bạn học sinh, sinh viên ăn không ngon, không buồn ăn và đôi khi là bỏ bữa. Những sự lo lắng của bạn cho thi cử sẽ khiến cho bộ não tập trung và ghi nhớ việc học hành hơn là so với những sinh hoạt ăn uống hằng ngày.
1.5. Thường có ác mộng khi ngủ
Những suy nghĩ và lo lắng vào ban ngày của các bạn sắp thi cử cũng sẽ theo tâm trí của họ vào những giấc ngủ vào buổi tối. Một phần nữa vì đầu óc hoạt động một cách căng thẳng vào ban ngày sẽ làm cho họ vào ban đêm có những cơn ác mộng của việc thi cử này.
1.6. Thường xuyên than vãn
Những than vãn hay gặp của những bạn sắp đến mùa thì thường là học chưa xong, học chưa hết, học không nắm được bài, học chưa hiểu được trọng tâm, sợ không vượt qua kì thi, sợ rớt môn,… Chính những than vãn này sẽ tác động cực kỳ mạnh mẽ đến những người xung quanh họ và làm cho họ cảm thấy bực mình khi cứ lặp đi lặp lại.
1.7. Hay khóc, kể về những mâu thuẫn trong lớp học
Ngoài ra những áp lực của việc thi cử còn đè nén lên tinh thần của các bạn học sinh nên nếu tâm lý họ không vững sẽ hay xảy ra tình trạng khóc lóc hay kể về những mâu thuẫn áp lực họ đang phải gặp phải trong môi trường học đường của mình.
1.8. Hay quên
Việc các bạn sắp phải thi cử phải nhồi nhét lượng kiến thức cực kỳ lớn sẽ làm cho bộ não tiếp thu không kịp. Chính vì thế đôi khi họ sẽ bị tình trạng hay quên, nhất là những kiến thức cực kỳ quen thuộc.
1.9. Đau nhức, đau nửa đầu, choáng váng
1.10. Ở trường hay ngủ gật, lơ đễnh, kết quả học tập sa sút
Cách vượt qua áp lực thi cử (Nguồn: toiimg.com)
2. Cách giảm áp lực thi cử hiệu quả nhất
2.1. Không so sánh kết quả học tập của mình với người khác
Để có thể vượt qua áp lực thi cử một cách tốt nhất bạn nên tự nhìn nhận và đánh giá lại khả năng của bản thân. Không nên mang nặng tâm lý so sánh kết quả học tập của mình với bất cứ ai xung quanh nhà bạn hay kể cả với những bạn trong cùng lớp. Tuy nhiên để trút được một phần áp lực này thì gia đình và người thân cũng phải hiểu và không được so sánh với ai cả.
2.2. Ăn uống hợp lý, không bỏ bữa sáng
Bạn muốn sức khỏe và tâm lý tốt nhất cho việc học tập và thi cử trong thời gian dài thì cũng cần phải bổ sung cho mình đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. Vì vậy bạn cần phải có chế độ ăn hợp lý đủ chất, dùng thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành mạnh cùng với đó có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng trí nhớ, bổ não cho học sinh mùa thi và đặc biệt là không được bỏ bữa sáng.
2.3. Tập thể dục thường xuyên
Một cách xả stress trong mùa thi khác mà bạn cũng có thể áp dụng cho bản thân mình đó chính là nên kết hợp việc học tập, ôn thi với việc tập thể dục thường xuyên. Việc này sẽ giúp cho trí não của bạn được nghỉ ngơi đúng thời gian, hợp lý và đủ minh mẫn để có thể tiếp nhận được thông tin mới và lưu trữ chúng một cách tốt hơn. Bạn có thể dành khoảng 30 phút mỗi ngày để chạy bộ hay tập các động tác cơ bản ngay tại nhà.
Bạn không nên đặt mình lên bàn cân và so sánh với người khác (Nguồn: youtube.com)
2.4. Ngủ đủ giấc
Trong quá trình ôn thi bạn cũng nên ngủ đủ giấc để bộ não có thể nghỉ ngơi và tiếp nhận thêm thông tin và kiến thức cho ngày hôm sau. Việc bạn ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp cho sức khỏe được duy trì đồng thời bạn sẽ cảm thấy có thêm năng lượng mới và sức lực cho những ngày ôn thi tiếp theo.
2.5. Tập thói quen hít thở sâu, điều hòa cảm xúc
Cách giảm áp lực thi cử cực kỳ hiệu quả được nhiều bạn hiện nay áp dụng nhất đó là việc tập cho mình một thói quen hít thở sâu cũng như điều hòa cảm xúc. Việc này sẽ giúp cho não bộ hoạt động có hiệu quả hơn và giúp người học có thể tiếp thu ghi nhớ kiến thức một cách nhanh chóng.
2.6. Không nên thỏa thuận sau khi thi
2.7. Uống đủ nước
Ngoài việc ăn đủ chất thì bạn cũng nên uống đủ lượng nước để cơ thể hoạt động một cách tốt và nhịp nhàng nhất. Việc uống đủ nước sẽ giúp thức ăn dễ tiêu hóa, cung cấp thêm năng lượng và đẩy máu đến não và tim nhiều hơn. Điều này sẽ giúp bạn học tập ôn thi có hiệu quả hơn.
2.8. Thoải mái, thư giãn trước kỳ thi
Việc bạn thoải mái và thư giãn tinh thần giải tỏa áp lực trước mỗi kỳ thi là cách tốt nhất cho nhiều thắc mắc làm gì để giảm áp lực thi cử của nhiều sĩ tử hiện nay. Chính vì thế hãy tự tạo cho mình một tâm lý vững vàng và thoải mái nhất trước khi bước vào những ngày thi quan trọng của mình, có thể là đi đến các khu vui chơi giải trí, tụ tập bạn bè chuyện trò tán gẫu, book vé xem bộ phim hay, hấp dẫn, thư giãn tinh thần,…
2.9. Hiểu rằng, thất bại là điều bình thường trong cuộc sống này
Điều quan trọng nhất bạn cần làm rõ trong quan điểm, suy nghĩ của mình là hãy coi thi cử như một thử thách, nếu có quá nhiều khó khăn gian khổ thì mới cho bạn được nhiều trải nghiệm nhất. Việc bạn thất bại và không vượt qua chúng là một điều cực kỳ bình thường. Đó sẽ là những bài học tuyệt vời nhất để bạn có thể vượt qua trong những kỳ thi tiếp theo.
Hãy thư giãn và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng nhất trước kỳ thi (Nguồn: ketnoigiaoduc.vn)
Hy vọng với những cách giảm áp lực thi cử trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua những khó khăn trong môi trường học tập của mình. Bên cạnh đó nếu những áp lực này ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và tâm lý của bạn thì việc đăng ký khám chuyên khoa tâm thần uy tín để được tư vấn và lên liệu trình điều trị phù hợp là tốt nhất. Các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ giúp bạn vượt qua khó khăn tinh thần này nên hãy yên tâm và tin tưởng tuyệt đối nhé!