Ung thư hiện nay được xem là căn bệnh nguy hiểm số một, đe dọa trực tiếp tính mạng của người bệnh. Đối tượng của ung thư là tất cả mọi người, không ngoại trừ bất cứ ai, độ tuổi nào. Các bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em sau đây sẽ chứng minh cho bạn điều này.
1. Các bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em
1.1. Bệnh ung thư xương
Ung thư xương là bệnh có khả năng tử vong cao. Có 2 loại thường hay gặp nhất ở trẻ là: Sarcoma Ewing và Osteosarcoma, tỷ lệ gặp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ. Các khối u thường được hình thành ở vùng đầu gối, cánh tay, xương chậu, xương sườn. Độ tuổi thường xuất hiện bệnh nhất là từ 12 đến 25 tuổi.
Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và có triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Bệnh nhân thường bị đau ở xương, mức độ đau tăng dần từ nhẹ đến nặng, kéo dài liên tục. Ung thư xương phát hiện sớm khi chưa di căn có thể điều trị tích cực và kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
1.2. Ung thư não
Ung thư não hay còn gọi là u não chiếm tỷ lệ khoảng 15% các ca ung thư ở trẻ em. U não đứng thứ 2 trong danh sách các bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện của ung thư não khá rõ ràng vì não là cơ quan trung ương điều khiển các hoạt động của cơ thể. Các triệu chứng ban đầu có thể là nhức đầu, tính tình thay đổi, nôn mửa, rối loạn thị giác, rối loạn ngôn ngữ.
Điều trị ung thư não ở trẻ em rất phức tạp vì não trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Can thiệp loại bỏ khối u bằng phẫu thuật có thể tác động đến các phần khác trong não, gây hậu quả không nhỏ đến sự phát triển của trẻ sau này. Tỷ lệ các ca bệnh nhi mắc u não sống được trên 5 năm là khoảng từ 40 đến 80%
Trẻ em có nguy cơ mắc ung thư não (Nguồn: useful.vn)
1.3. Bệnh bạch cầu
Bạch cầu là cái tên thứ 3 trong danh sách các bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em. Bạch cầu hay ung thư máu là hiện tượng xuất hiện các tế bào bạch cầu không bình thường trong tủy xương. Các tế bào này phát triển nhanh, mạnh, không thể kiểm soát, vượt ra ngoài tủy xương và đi vào các mạch máu, lấn chiếm các tế bào khỏe mạnh, bình thường khác.
Trẻ bị bạch cầu thường có da dẻ xanh nhợt, lưng đau, cơ thể dễ bị bầm tím, đôi khi chảy máu bất thường, chán ăn, giảm cân, sốt kéo dài, nổi hạch ở cổ, nách hoặc ở các vị trí khác trên cơ thể. Tỷ lệ sống sót của trẻ em mắc bạch cầu chỉ chiếm 40%.
1.4. Ung thư gan
Ung thư gan tưởng chừng là căn bệnh của người trưởng thành tuy nhiên vẫn xuất hiện ở trẻ em với tỉ lệ 1% trên tổng số ca mắc ung thư. Trẻ mắc ung thư gan thường gặp nhất trong độ tuổi mẫu giáo. Bệnh khó phát hiện do có diễn biến âm thầm và có biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: chán ăn, mệt mỏi, sút cân, buồn nôn, vàng da…
Các tế bào bất thường từ gan sẽ phát triển nhanh, ảnh hưởng đến mạch máu và lan sang các bộ phận khác trong cơ thể. Hai loại ung thư gan thường gặp nhất là ung thư nguyên bào gan và ung thư biểu mô tế bào gan.
1.5. Ung thư hạch
Ung thư hạch là loại ung thư hình thành từ hệ thống Lymphoma – hệ thống bạch huyết. Hệ thống này bao gồm các hạch ở cổ, háng, nách, ức, lá lách, dạ dày, amidan và ruột non. Khi có một phần trong hệ thống bạch huyết xuất hiện các tế bào ác tính, hình thành u ác tính, các phần còn lại có thể bị lan sang mà không kịp phát hiện.
Triệu chứng của bệnh này thường là nổi hạch không đau, chán ăn, mệt mỏi, sốt kéo dài và đau bụng. Độ tuổi thường mắc ung thư hạch là từ 10 đến 20 tuổi với tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 60%.
Trẻ em cũng là đối tượng có thể bị mắc ung thư hạch (Nguồn: vicare.vn)
1.6. Bệnh u nguyên bào thần kinh
Triệu chứng của u nguyên bào thần kinh ban đầu như: đau lưng, mắt thâm, đau xương, bụng to bất thường. Những dấu hiệu này ban đầu cũng không quá rõ ràng nên thường bị các bậc phụ huynh chủ quan. U nguyên bào thần kinh thường hình thành ở ngực, phía trong các mô thần kinh cột sống cổ hoặc ở tủy sống hoặc tuyến thượng thận.
Trẻ em mắc bệnh này thường dưới 5 tuổi với tỉ lệ ⅔ các ca bệnh nhập viện và chủ yếu phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn. Tỷ lệ chữa khỏi u nguyên bào thần kinh không cao chỉ khoảng 20%.
1.7. U nguyên bào võng mạc
Đối tượng bệnh nhân u nguyên bào võng mạc thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh hình thành khi có một khối u ác tính xuất hiện ở lớp võng mạc mắt. Trẻ có thể bị ở 1 bên hoặc cả 2 bên mắt nhưng không lây lan rộng sang những bộ phận khác. Bài toán của các bác sĩ trong các ca bệnh này chính là phòng ngừa mù lòa cho trẻ. Biểu hiện của bệnh u nguyên bào võng mạc là mắt lác, lồi mắt, sưng đỏ, đồng từ trắng, thị lực giảm… Có khoảng 80 đến 90% các ca u nguyên bào võng mạc ở trẻ được chữa khỏi.
Trẻ em bị mắc u nguyên bào võng mạc (Nguồn: baomoi.com)
1.8. Ung thư thận
Ung thư thận là ung thư nguyên phát và là một trong các bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em, có tỉ lệ khoảng 5% trong các ca ung thư ở trẻ nhỏ. Các tế bào ác tính hình thành, sinh trưởng và phát triển thành khối u có vỏ rất rắn trong một thận hoặc từ trung tâm, có trường hợp khối u chiếm hầu hết diện tích ổ bụng. Trong số các nguyên nhân dẫn đến ung thư thận, tỷ lệ ung thư do di truyền là từ 1 đến 2%. Các bệnh nhi sẽ có biểu hiện như viêm đường tiết niệu, rối loạn tiêu hóa, huyết áp tăng, sốt, mệt mỏi triền miên.
1.9. Ung thư tủy sống
Ung thư tủy sống có thể được hình thành bắt đầu từ tủy sống hoặc do sự lây lan, di căn của khối u ác tính ở các bộ phận khác. Triệu chứng của bệnh tùy thuộc vào vị trí của khối u, độ tuổi và tốc độ phát triển của trẻ. Một số bệnh nhi có dấu hiệu đi lại khó khăn, thay đổi thói quen đi đại tiện hoặc là đau lưng dọc về phía tay hoặc chân. Ung thư tủy sống nếu được phát hiện và điều trị kịp thời có thể giúp bệnh nhân hồi phục và sống như người bình thường khác.
Trẻ em bị mắc ung thư đang được điều trị (Nguồn: medscape.com)
2. Các cách phòng tránh ung thư cho trẻ nhỏ
2.1. Cho trẻ tránh xa khói thuốc lá
Hút thuốc lá là việc gây hại cho bản thân và cho cả những người xung quanh. Đây là điều mà các tổ chức y tế đã khuyến cáo rất nhiều. Trên thực tế có đến ⅘ tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư có nguyên nhân bắt nguồn từ thuốc lá. Dù trẻ không trực tiếp hút những lượng khói thuốc trẻ hít phát cũng có thể tác động tới các DNA trong tế bào. Những trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ mắc 14 loại ung thư như bạch cầu, gan, phổi, thận, vòm họng… cao hơn 25% so với các trẻ khác. Vậy nên nếu gia đình bạn có người hút thuốc, cai thuốc chính là các cách phòng chống ung thư đầu tiên cho trẻ.
2.2. Bảo vệ trẻ khỏi ánh nắng gắt
Ánh nắng mặt trời rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nắng sớm giúp trẻ tổng hợp vitamin D và chuyển hóa canxi trong cơ thể, giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn. Tuy nhiên, nắng gắt lại mang theo nhiều tia UV làm hại da, gây nên các vấn đề về da trong đó có ung thư da. Giữ trẻ không bị nắng gắt chiếu quá nhiều cũng là cách để phòng ung thư cho trẻ. Các bạn có thể dùng đến 1 số biện pháp như: không cho trẻ chơi ngoài nắng gắt phòng tia tử ngoại, che chắn cho trẻ bằng mũ, kính, áo dài tay và quần dài khi cần đi ra đường, kem chống nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Mustela SPF chính là một giải pháp an toàn.
2.3. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ
Ăn uống lành lạnh chính là cách đơn giản nhất để phòng chống ung thư. Các bạn nên cho trẻ ăn nhiều rau củ quả hữu cơ, sản xuất từ nguồn sạch thay vì ăn nhiều thịt đỏ. Hạn chế cho trẻ ăn những món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, bim bim hay xúc xích đóng gói sẵn. Việc ăn uống khoa học sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng và tránh xa được các chất độc hại có trong thực phẩm, giúp các DNA trong cơ thể trẻ duy trì được trạng thái ổn định và không bị thương tổn.
Chế độ ăn nhiều rau củ quả bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt hơn (Nguồn: wp.com)
2.4. Cho bé tập thể dục vừa phải và đều đặn
Tập thể dục dù ở độ tuổi nào cũng rất cần thiết. Đây là một phương pháp giúp làm ổn định và duy trì lượng hóc môn trong cơ thể, cân bằng estrogen và insulin chính là cách để giảm tỷ lệ ung thư ở trẻ nhỏ. Lối sống có rèn luyện, năng hoạt động và tham gia thể thao sẽ giúp trẻ phòng ngừa được các bệnh như ung thư vú, ung thư ruột…
2.5. Duy trì cân nặng cho bé
Béo phì thường là một trong những nguyên nhân gây ung thư như: ung thư thực quản, gan, thận, tử cung, ruột, vú… Việc dư thừa một lượng mỡ trong cơ thể sẽ kìm hãm và hạn chế sự phát triển của các tế bào lành mạnh khác và gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em. Các bậc phụ huynh cần để ý và duy trì cân nặng cho trẻ ở mức vừa phải để đảm bảo trẻ phát triển đồng đều và khỏe mạnh các bộ phận của cơ thể.
2.6. Tránh tiếp xúc với hóa chất
Hóa chất và ung thư thường song hành với nhau. Những loại hóa chất trẻ em rất dễ gặp và ăn phải như thuốc trừ sâu ở rau và hoa quả. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thuốc trừ sâu có thể làm tăng tỷ lệ ung thư của trẻ em một cách trực tiếp. Những bệnh nhi tiếp xúc với loại thuốc này sớm có nguy cơ bị mắc ung thư máu cao hơn 47%. Chính vì thế, bố mẹ cần đảm bảo lựa chọn nguồn thực phẩm ăn uống hàng ngày an toàn, sạch sẽ, không hóa chất độc hại. Một số các loại hóa chất dùng trong công nghiệp cũng vô cùng nguy hiểm. Các loại chất tẩy rửa hay sơn… sử dụng trong nhà cần để ngoài tầm với của trẻ và không nên để trẻ tiếp xúc với các chất này.
2.7. Không cho trẻ dùng đồ uống có cồn
Rượu là đồ uống làm hormon trong cơ thể thay đổi. Rượu có thể gây ra ung thư ruột, vòm họng… ở người lớn và trẻ con không ngoại lệ. Các bạn nên để trẻ tránh xa các loại đồ uống có cồn như bia rượu. Sự non nớt trong các tế bào cơ thể trẻ có thể bị các chất này hủy hoại và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan, đặc biệt là ung thư.
Từ chối uống rượu để bảo vệ sức khỏe (Nguồn: eatthis.com)
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đây là phương châm sống cần được phát huy. Những cơ thể non nớt sẽ cần các bậc phụ huynh quan tâm, bảo vệ và ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ. Các bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em trên đây cũng như một lời nhắc nhở về việc duy trì lối sống lành mạnh và an toàn cho các thế hệ tương lai bố mẹ nhất định phải lưu ý thực hiện. Bên cạnh đó, đừng quên đưa con em đi thăm khám, kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm nhé!