8 nguyên nhân hội chứng lo lắng suy nghĩ điều tồi tệ sắp xảy ra

Chúng ta đôi khi lo lắng rằng sẽ có chuyện nào đó tồi tệ sắp xảy ra và đúng là có những thứ tồi tệ sẽ xảy ra thật, bởi cuộc sống không hề hoàn hảo.

Nhưng trong đầu bạn lúc nào cũng tràn đầy những suy nghĩ lo lắng? Bạn dành ra gần như cả ngày chỉ để nghĩ rằng sẽ có điều tồi tệ sắp xảy đến với bạn, người thân thậm chí là đến cả thế giới? Vấn đề nằm ở chỗ chẳng có nhiều những nguy hiểm thật sự sẽ xảy ra, mà nằm ở chính tâm trí của bạn.

Các vấn đề về tâm lý khiến bạn luôn trong trạng thái báo động đỏ (nguồn: dreamhaven.pl)

Một trong những vấn đề về tâm lý sau có thể là nguyên nhân khiến bạn luôn luôn suy nghĩ rằng sẽ có điều tồi tệ sắp xảy ra với mình:

1. Vấn đề về giấc ngủ

Đây là nguyên nhân căn bản đầu tiên. Nếu gặp phải những vấn đề về giấc ngủ, bạn có thể bắt đầu trở nên hoang tưởng và lo lắng thái quá, đơn giản vì não bộ đã quá mệt mỏi và không thể làm việc được. Nếu không nhận được những sự giúp đỡ cần thiết để giải quyết các vấn đề về giấc ngủ, bạn có nguy cơ cao mắc phải chứng bệnh trầm cảm.

2. Lạm dụng thuốc

Có phải bạn đang không thể kiểm soát việc sử dụng thuốc, hoặc đang chìm đắm trong hàng đống thuốc? Tất cả đều dẫn đến nguy cơ mất ngủ và mệt mỏi, khiến bạn rơi vào trạng thái hoang tưởng.

3. Căng thẳng

Sự phát triển của não bộ không thể sánh kịp với những biến đổi của xã hội. Não sẽ phản ứng lại với tình trạng căng thẳng giống như khi bạn bị tấn công bởi một con báo – não sẽ kích hoạt trạng thái “fight or flight”(tạm dịch: chiến hay chạy).

Việc bài tiết cortisol và các hoóc môn khác khiến chúng ta lúc nào cũng ở trong tình trạng báo động đỏ, cố gắng truy tìm những mối nguy hiểm xa xôi.

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm (Nguồn: childmags.com.au)

4. Nhận thức bị bóp méo

Điều này xảy ra khi suy nghĩ của bạn khác xa với thực tế mà bạn không hề nhận ra điều đó. Một vài ví dụ điển hình là tư duy nhị nguyên, những ý nghĩ u ám, mờ mịt, hay bói toán.

Tại sao bạn lại có những nhận thức bị bóp méo về thế giới? Có thể bạn được nuôi dưỡng bởi những bậc phụ huynh cũng có cùng nhận thức như vậy hoặc đã có chuyện gì đó xảy ra từ thuở nhỏ đã khiến cho não bộ bóp méo đi nhận thức.

5. Lo lắng

Lo lắng bao hàm những suy nghĩ không thực tế và không thể kiểm soát. Những suy nghĩ này thường làm cho chúng ta trở nên khó thở, ra mồ hôi, nhịp tim tăng cao. Đây cũng chính là nguồn căn dẫn đến hoang tưởng, hay suy nghĩ về những điều tồi tệ sắp xảy đến với bản thân.

Cơ chế dẫn đến sự lo lắng là gì? Xuất phát điểm chính là tình trạng căng thẳng. Theo thời gian, đồng thời không nhận được những biện pháp chữa trị cần thiết, tình trạng căng thẳng sẽ chuyển sang trạng thái lo lắng, hay hội chứng rối loạn lo âu.

Các tổn thương cũng dẫn đến lo lắng. Tổn thương có thể xảy ra gần đây, như một vụ tai nạn, hay cú sốc vì mất đi người thân, hoặc cũng có thể xảy ra từ thuở nhỏ.

Lo lắng là nguyên nhân gây nên căng thẳng (Nguồn: phunu8.vn)

6. Những niềm tin tiêu cực

Nếu bạn dành phần lớn thời gian trong cuộc đời chỉ để nghĩ rằng sẽ có chuyện gì đó tồi tệ sắp xảy ra, có thể là bởi bạn có niềm tin rằng thế giới đang sống vô cùng nguy hiểm. Niềm tin tiêu cực là những giả tưởng mà chúng ta đặt ra về bản thân, về những người xung quanh, và về cả thế giới, nhưng bị sai lệch so với thực tế. Những niềm tin ấy được hình thành ngay từ thuở nhỏ, và chúng ảnh hưởng một cách thầm lặng, nhưng lại rất lớn, đến cuộc sống của chúng ta sau này.

Những tổn thương từ lúc nhỏ, hay được nuôi dưỡng bởi các ông bố, bà mẹ không đáng tin cậy, là nguyên nhân điển hình cho việc hình thành những niềm tin về một thế giới đầy rẫy những sự nguy hiểm.

Tổn thương lúc nhỏ là nguyên nhân hình thành niềm tin về một thế giới đầy nguy hiểm (Nguồn: emporiododireito.com.br)

7. Tổn thương lúc nhỏ

Phần lớn chúng ta phải trải qua những khó khăn, trải nghiệm đáng sợ từ thuở nhỏ. Trong suốt quãng thời gian ấy, nếu không có gì khác hơn ngoài việc bị lạm dụng, bị bỏ rơi, hay đối mặt với những bi kịch, não bộ của chúng ta khi đó sẽ nhận thức rằng thế giới là vô cùng nguy hiểm. Nếu không có giúp đỡ để chữa lành những tổn thương từ lúc nhỏ đó, nhận thức sai lệch này không chỉ theo ta suốt cuộc đời mà còn quyết định cả cuộc sống của chúng ta.

8. Rối loạn nhân cách

Một vài người có cách trải nghiệm thế giới khác xa so với người bình thường. Rối loạn nhân cách phản ánh hiện tượng khi mới bước vào giai đoạn trưởng thành, bạn thường xuyên suy nghĩ và hành động khác hẳn so với người khác, theo cách đối phó với cuộc sống. Điều đó có nghĩa bạn cảm thấy những nguy hiểm rình rập nhưng người khác thì lại không.

Rối loạn nhân cách hoang tưởng khiến bạn cảm thấy mọi người đang cố tình làm khó bạn hay những kẻ xấu xa đang cai trị thế giới. Rối loạn nhân cách tránh né biểu hiện trong việc bạn cảm nhận thấy những mối nguy hiểm không giống thông thường, ví dụ như một chiếc TV đang cố nói chuyện với bạn. Rối loạn nhân cách tránh né khiến bạn nghĩ rằng những người xung quanh đang làm tổn thương bạn, trong khi nếu nhạy cảm quá mức, hay hành động một cách thái quá, cảm thấy bị đe dọa từ những vật nhỏ bé, bạn đang ở trong tình trạng cận kề rối loạn nhân cách.

Làm thế nào để tôi có thể ngừng suy nghĩ rằng sẽ có chuyện tồi tệ sắp xảy ra?

Bạn dành ra cả cuộc đời chỉ để sợ hãi về những điều tồi tệ sắp xảy ra? Bạn không thể nào dừng lại được những suy nghĩ ấy? Đây là lúc bạn cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia.

Tư vấn viên, nhà tâm lý học tư vấn, hay một nhà tâm lý trị liệu chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tìm ra được nguyên nhân hình thành nên niềm tin cốt lõi về một thế giới đầy rẫy những sự nguy hiểm. Từ đó, bạn sẽ tìm ra cách để bản thân mình có thể cảm thấy thoải mái, hòa đồng với những người xung quanh, và tận hưởng cuộc sống bình thường.

Bài viết dịch theo Always Thinking Something Bad is Going to Happen? Here’s Why được xuất bản ngày 07/08/2018 trên trang harleytherapy.co.uk.