Hiện nay ung thư dạ dày đang được xếp vào những căn bệnh ung thư khá phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay. Tuy nhiên bạn đã thực sự biết được những dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu tiên? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết chi tiết sau.
1. Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu
1.1 Đau bụng theo cơn
Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất của bệnh ung thư đang ở giai đoạn đầu đó chính là những cơn đau bụng. Tình trạng đau bụng là do những tế bào ung thư đang dần hình thành và tác động lên tế bào tiêu hóa từ đó gây nên những cơn đau ra bên ngoài.
Thông thường đau bụng sẽ theo cơn, nhưng dần dần về sau tình trạng đau bụng sẽ kéo dài và rõ rệt hơn. Nhiều người cứ nghĩ đây là dấu hiệu đau bụng bình thường hay đau dạ dày nhưng bạn cần phải đi khám bệnh, thực hiện tầm soát ung thư dạ dày để biết được tình trạng thực sự của mình như thế nào.
Dấu hiệu dễ nhận biết của ung thư dạ dày là đau bụng thường xuyên (Nguồn: anvitra.vn)
1.2 Chán ăn
Bạn sẽ luôn cảm thấy chán ăn, không thèm hay ăn chỉ với một lượng ít thức ăn mà cảm thấy no. Đây được gọi là tình trạng no sớm do các tế bào ung thư gây nên trong dạ dày. Với dấu hiệu này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy sau đó mà người bệnh chưa nghĩ tới. Đây cũng là triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn đầu khá phổ biến nhất hiện nay.
1.3 Sụt cân nhanh
Chính vì tác động chán ăn kèm theo no sớm nên bạn sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để nuôi sống và duy trình cho các tế bào. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân bị sụt cân một cách nhanh chóng. Có thể trong 3 tháng liên tục bạn có thể sụt đến 15% trọng lượng so với ban đầu. Nhiều người cũng nghĩ đây là hiện tượng bình thường và không đi khám kiểm tra lại sẽ rất nguy hiểm để sức khỏe cũng như tính mạng của chính họ.
1.4 Nôn ra máu
Trong một số trường hợp nôn ra máu cũng là một dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu đối với một số bệnh nhân đặc biệt. Người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn với thức ăn, môi trường xung quanh hay sau khi ăn. Tuy nhiên tình trạng nôn ra máu sẽ xảy ra với tần suất nhiều hơn khi tế bào ung thư đã hình thành và phát triển lâu hơn sau đó. Cần đi khám tầm soát ung thư dạ dày ngay khi thấy triệu chứng nguy hiểm này.
Cảnh giác với hiện tượng nôn ra máu (Nguồn: lifealth.com)
1.5 Đầy bụng sau khi ăn
Chính tình trạng no sớm gây ra cho dạ dày dưới tác động của các tế bào ung thư nên người bệnh sẽ luôn có cảm giác sau khi ăn. Bên cạnh đó người bệnh cũng cảm thấy khó chịu khi dạ dày khó tiêu hóa những thức ăn đã ăn trong bữa trước đó và sử dụng các thuốc tiêu hóa thông thường. Điều này cũng gây ra nhiều hệ liệu khá đáng tiếc.
1.6 Đi ngoài phân có màu đen
Một dấu hiệu khác khá phổ biến của người bị ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu tiên đó chính là tình trạng đi phân có màu đen. Đây là tình trạng của những người bị viêm loét dạ dày và đang dần chuyển sang bệnh ung thư dạ dày. Nên đăng ký các gói tầm soát ung thư dạ dày tại bệnh viện uy tín để có được phương án chữa bệnh phù hợp nếu mắc phải.
1.7 Da mặt bị sạm lại
Một biểu hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu nữa mà bạn cũng có thể thấy được là bề mặt da mặt của người bệnh sẽ bị sạm lại. Vì sự phát triển của các tế bào ung thư bên trong dạ dày sẽ làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể theo chiều hướng xấu đi từ đó làm cho làn da mặt sẽ bị tình trạng sạm lại và gây sự lo lắng cho người bệnh.
1.8 Ợ chua, tiêu hóa không tốt
Các tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày ngày càng nặng sẽ chuyển sang ung thư dạ dày sẽ gây nên những biểu hiện như ợ chua hay làm cho hệ tiêu hóa hoạt động không tốt. Với những biểu hiện này nhiều người cứ nghĩ bình thường chủ quan và không đến bệnh viện để khám sức khỏe chuyên sâu nên gây nguy hiểm cho tính mạng của họ.
Tiêu hóa không tốt cũng là triệu chứng của ung thư dạ dày (Nguồn: daitrang.net)
2. Phòng ngừa ung thư dạ dày như thế nào?
2.1 Chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý
Để phòng ngừa tốt được bệnh ung thư dạ dày thì đầu tiên bạn phải có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý vào khoa học. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, thực phẩm sạch không chứa thuốc hóa học, trừ sâu, không uống rượu bia, ăn nhiều đồ chiên nướng …
2.2 Thường xuyên ăn rau xanh, ăn nhạt
Việc bổ sung rau xanh sạch hằng ngày trong bữa ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn. Việc ăn nhạt cũng giúp dạ dày hoạt động hiệu quả và dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng hơn.
2.3 Thường xuyên tập thể dục
Bên cạnh việc ăn uống khoa học thì bạn cũng cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe tốt nhất.
Bạn nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao (Nguồn: kimthankhang.vn)
2.4 Hạn chế đồ nướng và các thực phẩm đóng hộp, lên men
Những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất bảo quản và làm cho dạ dày hoạt động với công suất lớn nên không đảm bảo hệ tiêu hóa được tốt lâu dài.
2.5 Từ bỏ các thói quen xấu
Không thức khuya, không uống nước ngọt, không ăn vặt, không cáu gắt,… là những thói quen xấu bạn nên từ bỏ để có được một hệ tiêu hóa tốt hơn.
2.6 Điều trị triệt để các bệnh lý về dạ dày
Nếu bạn đang có những bệnh lý về dạ dày thì cần phải đi khám bác sĩ và điều trị chúng một cách dứt điểm. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh được tình trạng bệnh phát triển nặng và bước qua giai đoạn ung thư dạ dày.
Tầm soát ung thư sớm là cách chữa bệnh hiệu quả nhất (Nguồn: thebeaverton.com)
Chắc hẳn với những thông tin về dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu và cách phòng tránh trên đây sẽ giúp bạn và gia đình hạn chế được căn bệnh nguy hiểm này. Bên cạnh đó bạn cũng nên khám sức khỏe định kỳ và khám tầm soát ung thư 12 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện và chữa trị bệnh. Bạn có thể mua các gói khám bệnh này trên Useful.vn với mức giá cực kỳ ưu đãi cùng với chất lượng và dịch vụ tốt nhất.