8 dấu hiệu biểu hiện của ung thư xương và cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả

Ung thư xương tuy rằng là căn bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm nếu như đã mắc phải. Vì vậy, bạn cần nắm bắt sớm nhất những biểu hiện của ung thư xương và khám chữa kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

1. Hình ảnh ung thư xương

1.1. Ung thư xương là gì

Ung thư xương là dạng bệnh ung thư ở phần mô xương bao gồm ung thư xuất phát từ tế bào tạo sụn, tế bào xương và tế bào mô liên kết xương. Căn bệnh này vẫn còn xa lạ với khá nhiều người vì đây là chứng bệnh hiếm gặp, chỉ chiếm 0,5% trong tổng số các bệnh ung thư.

Ung thư xương thường xuất hiện ở xương đùi, xương cánh tay, xương bả vai, xương chày và xương chậu. Biểu hiện của ung thư xương còn tùy thuộc vào loại bệnh ung thư nhưng nhìn chung vẫn là những cơn đau dai dẳng kéo dài. Dấu hiệu phát hiện chứng bệnh về xương này ban đầu khá mờ nhạt và âm thầm diễn ra sâu bên trong hệ xương. Nếu không phát hiện kịp thời, tế bào ung thư này có thể lặng lẽ cướp đi sinh mạng của người bệnh nhanh chóng.

Ung thư xương xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là ở tuổi vị thành niên. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này cho đến bây giờ vẫn còn khá mơ hồ. Các chuyên gia chỉ biết rằng ung thư xương là do một lỗi DNA làm tế bào lớn và phân chia một cách không kiểm soát. Trong khi các tế bào khỏe mạnh khác phát triển theo lập trình sẵn có, phân chia và chết đi thì tế bào ung thư không như vậy. Chúng lây lan rất nhanh và không tự động chết đi.

Ung thư xương phổ biến nhất ở giới trẻ

Ung thư xương phổ biến nhất ở giới trẻ (Nguồn: hanhkhatkito.org)

1.2. Các loại ung thư xương nguyên phát

Đây là tình trạng ung thư đang bắt đầu từ những tế bào trong mô xương cứng. Các loại phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

Sarcoma xương: là loại xuất hiện phổ biến nhất. Sarcoma xương bắt đầu phát sinh từ những tế bào tạo xương rồi gần như ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở thanh thiếu niên. Bệnh này thường xuất hiện ở phần xương gắn vào đầu gối và phần cánh tay trên.

Sarcoma Ewing: hầu hết loại bệnh này xảy ra với đối tượng thanh thiếu niên từ 10 đến 20 tuổi. Bệnh thường ảnh hưởng nhiều đến phần xương chậu và loại xương dài ở chân. Những khối u do sarcoma Ewing gây ra có thể sẽ ảnh hưởng tới các mô mềm quanh xương.

Sarcoma sụn: ung thư phát sinh từ những tế bào sụn. Ngoài ra, sarcoma sụn vẫn có thể phát triển trên bề mặt của xương hoặc trong xương. Căn bệnh này thường xảy ra ở độ tuổi 30 đến 60 và ảnh hưởng lớn nhất đến phần xương sườn, xương bả vai và xương cánh tay.

Ung thư xương sẽ chuyển biến xấu và lây lan ra các mô mềm xung quanh rất nhanh nếu không được khám chữa kịp thời. Vì vậy, tham gia các buổi khám sức khỏe tổng quát định kỳ là cách phòng chống bệnh hiệu quả nhất mà bạn nên áp dụng. Tham khảo 12 bệnh viện khám tổng thể tốt nhất hiện nay sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.

Ung thư xương chuyển biến xấu rất nhanh

Ung thư xương chuyển biến xấu rất nhanh (Nguồn: hellobacsi.com)

2. Biểu hiện của bệnh ung thư xương

2.1. Nơi gần đó bị sưng lên hay xương dễ gãy

Biểu hiện bệnh ung thư xương đầu tiên là những vùng xương bị sưng lên, tấy đỏ. Khi phát hiện ra phần mô xương ở vùng đầu gối, khuỷu hay bàn chân lồi lõm bất thường là dấu hiệu bạn cần đến bệnh viện ngay. Tình trạng ung thư xương thường xuất hiện là những đám sưng đỏ, nổi gồ lên bề mặt da và nắn không đau. Dần dần u to nhanh và biến dạng xâm lấn phần mềm. Đến thời điểm này da vùng đó bắt đầu nóng ấm hơn bình thường và gây đau đớn cho người bệnh.

2.2. Gãy xương

Khi người bệnh mắc chứng ung thư xương thì các chức năng xương thường bị rối loạn. Biểu hiện của ung thư xương là tình trạng xương giòn, dễ gãy hoặc có thể kèm theo chứng teo cơ nguy hiểm.

2.3. Mệt mỏi

Ung thư xương triệu chứng thường gặp nhất là những cơn đau khó hiểu trong xương. Sau một thời gian ngắn, những con đau bắt đầu rõ ràng, đau từng cơn rất khó chịu. Triệu chứng khối u nổi to dễ xuất hiện trước hoặc đồng thời với biểu hiện đau. Căn bệnh này thường khiến người bệnh mệt mỏi bởi những cơn đau âm ỉ.

2.4. Sụt cân không rõ nguyên nhân

Cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân dễ dẫn tới tình trạng mất ngủ, biếng ăn và giảm cân đột ngột là điều không thể tránh khỏi. Sụt cân sẽ là nỗi lo lớn vì đó cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư xương thường gặp. Khi gặp phải dấu hiệu này, người bệnh cần phải đi khám chuyên khoa ngay để có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh.

2.5. Sưng hoặc nổi u cục

Ung thư xương khởi đầu thường là các đám sưng nổi gồ trên da. Ban đầu phần u này sờ vào khá chắc và nắn không đau. U to rất nhanh và xâm lấn phần mềm. Khi da bắt đầu ấm nóng là lúc khối u đang tạo mạch và đi kèm đó là những cơn đau âm ỉ kéo dài.

Dấu hiểu biểu hiện của ung thư xương gồm sưng đầu gối

Dấu hiểu biểu hiện của ung thư xương gồm sưng đầu gối (Nguồn: hellobacsi.com)

2.6. Rối loạn chức năng xương

Rối loạn chức năng xương khiến xương giòn, dễ gãy và hoạt động khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của người bệnh như đi lại, tập thể dục thể thao và làm những công việc thường ngày.

2.7. Sốt kéo dài

Sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân là một trong những biểu hiện của ung thư xương bạn không nên bỏ qua. Biểu hiện này thường rất dễ khiến bạn hiểu nhầm với các chứng bệnh thông thường khác. Vì vậy, khi nhận thấy triệu chứng sốt và cơn đau âm ỉ ở xương bạn nên đến bệnh viện khám xét nghiệm các loại ung thư để phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời.

2.8. Đau nhức toàn thân

Ung thư xương sẽ khiến người bệnh bị đau phần xương, đau âm ỉ và kéo dài. Đi kèm với đó là cảm giác mệt mỏi, khó chịu và những cơn đau mỏi theo diện rộng. Nguyên nhân là do bệnh ung thư xương tiến triển rất nhanh có thể lây lan ra các mô mềm xung quanh vùng xương, sụn dẫn tới toàn thân đau nhức.

Các biểu hiện của ung thư xương kể trên có thể khiến bạn dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh về xương khớp thể nhẹ thông thường. Sở dĩ như vậy vì biểu hiện chớm bệnh của ung thư xương không rõ ràng và căn bệnh này cũng là chứng bệnh hiếm không phải ai cũng biết. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân bạn nên tham khảo các gói tầm soát ung thư sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời nếu mắc phải.

Các cơn đau toàn thân dai dẳng

Các cơn đau toàn thân dai dẳng (Nguồn: daudaugoi.com)

3. Cách ngăn ngừa bệnh ung thư xương hiệu quả

3.1. Giữ chế độ ăn uống lành mạnh

Tăng cường dưỡng chất trong khẩu phần ăn uống hàng ngày là cách ngăn ngừa ung thư xương hiệu quả. Tuy rằng không có một loại thực phẩm nào giúp bạn loại bỏ nguy cơ mắc chứng bệnh nguy hiểm này nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

Một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho người mắc chứng bệnh này còn tùy thuộc vào thể trạng từng người, nhóm bệnh mắc phải và sở thích cá nhân. Bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để nhận được tư vấn về chế độ ăn hàng ngày hiệu quả nhất cho bản thân. Ngoài ra, nguồn thức ăn hàng ngày cũng cần đảm bảo luôn tươi sạch để đảm bảo cho sức khỏe.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp (Nguồn: baomoi.com)

3.2. Bổ sung thêm canxi, magie và stronti

Bổ sung thêm lượng canxi, magie và stronti trong chế độ ăn hàng ngày giúp phòng chống chứng bệnh ung thư xương hiệu quả. Những dưỡng chất này giúp giải quyết tình trạng xương có xu hướng giòn, dễ gãy theo tuổi tác. Một trong những cách ngăn ngừa bệnh ung thư xương nói riêng và các chứng bệnh về xương khớp nói chung là bổ sung canxi qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Tuy vậy, lượng canxi trong các bữa ăn chưa đủ, bạn có thể bổ sung thêm qua các loại sữa và chế phẩm từ sữa để nguồn canxi thêm dồi dào. Ngoài ra, lượng magie và khoáng chất tự nhiên stronti cũng cần bổ sung thêm để cải thiện hệ xương khớp.

2 ly sữa mỗi ngày bổ sung canxi cho hệ xương chắc khỏe

2 ly sữa mỗi ngày bổ sung canxi cho hệ xương chắc khỏe (Nguồn: baomoi.com)

3.3. Thường xuyên ăn nha đam

Thường xuyên ăn nha đam và các chế phẩm từ nha đam là biện pháp phòng ngừa ung thư rất tốt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư khá hiệu quả của nha đam. Ngoài ra, những dưỡng chất trong nha đam còn có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư không hề gây bất kỳ tác động xấu nào đến sự tăng trưởng của tế bào khỏe mạnh khác.

3.4. Giảm và kiểm soát lượng chất béo trong cơ thể

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây bệnh xương khớp. Chính vì vậy, giảm và kiểm soát lượng chất béo có trong cơ thể là điều nên làm để giảm sức nặng đè lên hệ xương dễ dẫn đến tình trạng xương hư tổn. Tăng cường các loại trái cây tươi ngon và rau củ quả sạch đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày là cách an toàn nhất kiểm soát lượng chất béo dung nạp mỗi ngày.

Kiểm soát cân nặng hợp lý

Kiểm soát cân nặng hợp lý (Nguồn: baomoi.com)

3.5. Dùng nhiều thảo dược: nghệ, nhân sâm, trà xanh, nấm linh chi, …

Bạn có thể dùng thêm các loại thực phẩm bổ dưỡng như nhân sâm, nấm linh chi, bột nghệ, cỏ ba lá đỏ… để phòng chứng bệnh ung thư xương. Tuy vậy, đối với phương pháp này bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng dị ứng hay những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

3.6. Ăn nhiều cá

Cá là thực phẩm chứa hàm lượng axit béo Omega-3 cực dồi dào. Đây là loại thực phẩm chính bạn nên dùng thay thế thịt đỏ trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Omega-3 có vai trò giảm các triệu chứng đau do xương khớp và ngăn ngừa các chứng bệnh về xương khớp rất hiệu quả. Omega có rất nhiều trong cá, nhất là ở phần mỡ cá. Trong đó cá ngừ, cá thu, cá hồi và cá trích là những loại cá có hàm lượng Omega-3 cao nhất.

Các món ăn từ cá bổ sung Omega-3 cho cơ thể

Các món ăn từ cá bổ sung Omega-3 cho cơ thể (Nguồn: nauankhongkho.vn)

Ung thư xương là gì, biểu hiện của ung thư xương và cách phòng chống đã được trả lời rất chi tiết trong bài viết. Mong rằng những thông tin kể trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh ung thư xương bạn nên tham khảo các gói khám cơ xương khớp uy tín tại các bệnh viện lớn để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.