7 Triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ không nên chủ quan

Thói quen ăn uống cùng với lối sống không lành mạnh đã dẫn đến bệnh tiểu đường đang ngày càng trẻ hóa, hơn đến 10 tuổi. Bệnh lại khá nguy hiểm, đứng thứ 3 sau ung thư và tim mạch. Vậy triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ là gì. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Tỷ lệ đái tháo đường ở người trẻ ngày càng cao

Bạn có biết, theo thống kê, ở Việt Nam có tới hơn 3,53 triệu người đang phải đối mặt với bệnh tiểu đường, dẫn tới tử vong mỗi năm bởi căn bệnh này lên tới 29.000. Những ca tử vong thường xuất phát từ biến chứng của bệnh như tim mạch, đau thần kinh, thận suy yếu, nhồi máu, mắt tổn thương,… Người mắc tiểu đường có nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim cao hơn 2-3 lần người bình thường. Đây được xem là căn bệnh nguy hiểm thứ 3 sau ung thư và tim mạch.

tiểu đường người trẻ

Hiện nay, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng (Nguồn: uthscsa.edu)

sức khoẻ tình dục

Với mức độ phổ biến của bệnh như hiện tại, các ca mắc đang ngày càng trẻ hóa. Có đến 10-15% trẻ em mắc bệnh. Các bậc phụ huynh thường chủ quan khi cho rằng, đây là căn bệnh của người lớn. Nhưng trên thực tế, tiểu đường có thể mắc ở nhiều lứa tuổi, có thể từ khi trẻ bắt đầu đi học 5-7 tuổi và dậy thì (11-13 tuổi).

Tiểu đường sẽ chia thành 2 dạng chính đó là type 1 và type 2. Đối với type 1, nó thường xuất hiện ở trẻ em và những người dưới 30 tuổi. Số người mắc type 1 chiếm từ 5-10% số bệnh nhân mắc tiểu đường. Nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Đầu tiên, đó là do di truyền. Thứ hai, do khi người mẹ mang thai gặp phải các hiện tượng tiền sản giật, nhiễm virus rubella, tăng cân khiến insulin của trẻ được điều tiết không ổn định. Tuyến tụy không sản xuất được insulin

Nếu như type 1 phụ thuộc vào insulin thì type 2 chính là tiểu đường do tình trạng bá phì, thừa cân và chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý. Trước đây, type 2 thường chỉ gặp ở những bệnh nhân trên 40 tuổi. Nhưng ngày nay bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi với type 2 có thể từ 9 đến 14 tuổi. Theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường Thế Giới, năm 2022, cứ 11 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc bệnh. Để phát hiện sớm nguy cơ mắc tiểu đường, bạn nên đăng ký các gói khám tổng quát tại bệnh viện uy tín để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của mình.

2. Nguyên nhân vì sao ngày càng nhiều người trẻ bị tiểu đường

2.1. Di truyền và tiểu đường thai kỳ

Trẻ có thể bị tiểu đường từ rất sớm bởi các nguyên nhân đến từ di truyền của cha mẹ, khiến tuyến tụy không sản sinh insulin gây ra hiện tượng mất cân bằng đường huyết trong cơ thể. Bên cạnh đó, việc mẹ bị nhiễm virus, tăng cân quá mức cũng có thể ảnh hưởng đến việc điều tiết insulin ở trẻ. Bởi vậy trong quá trình mang thai, mẹ nên đăng ký các dịch vụ thai sản trọn gói chất lượng và uy tín để theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe mẹ và bé. Nguyên nhân này chiếm khoảng 10-20%.

2.2. Lối sống ít vận động

Hiện nay, khi có quá nhiều các hình thức giải trí trong nhà không cần vận động quá nhiều, cùng nhịp sống hiện đại với nhiều tiện ích, mọi người, đặc biệt là người trẻ có xu hướng lười vận động. Điều này khiến năng lượng không được tiêu hao, tích tụ thành mỡ thừa. Đây là một trong những tác nhân gây ra bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi.

2.3. Chế độ ăn không hợp lý

Người trẻ tuổi có bị tiểu đường không nếu như có chế độ ăn thiếu lành mạnh như hiện nay? Câu trả lời chắc chắn là có. Hiện nay có quá nhiều các đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, các thực phẩm chế biến sẵn được các bạn trẻ yêu thích bởi độ ngon và sự tiện lợi của chúng.

Thay bằng việc tiêu thụ thực phẩm tươi sống chất lượng, an toàn cho sức khỏe, người trẻ đang quá lạm dụng các thực phẩm không tốt, chứa nhiều chất béo xấu và đường. Đây chính là nguyên nhân khiến cho lượng insulin luôn tăng cao đột ngột, gây mất cân bằng đường huyết và dẫn tới căn bệnh tiểu đường.

2.4. Stress, căng thẳng

Khi cơ thể bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, một vài hormone sản sinh khiến cho lượng đường tiết ra nhiều trong máu, tính kháng insulin được đẩy mạnh. Đó là khi insulin được tiết ra nhưng lượng đường trong máu vẫn không giảm. Đó chính là nguyên nhân gây ra triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ.

2.5. Dùng nhiều bia rượu, chất kích thích

Việc sử dụng bia rượu và các chất kích thích khiến tác động xấu đến các hormone giúp cân bằng đường huyết. Ngoài ra, trong rượu cũng có khá nhiều đường. Bởi vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường cho người trẻ. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy tham khảo các xét nghiệm tiểu đường type 2 để chẩn đoán xem liệu mình có mắc bệnh hay không.

3. Triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ

Với số lượng người trẻ mắc bệnh nhiều như hiện nay, bạn có nghĩ, mình sẽ là một trong số đó? Hãy cùng tìm hiểu về các triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ để kịp thời phát hiện ra giai đoạn của bệnh tiểu đường và các dấu hiệu cảnh báo để tới thăm khám, nghe tư vấn từ bác sĩ.

Nếu bạn ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân thì có thể bạn đang rơi vào tình trạng tiểu đường type 1. Đó là khi lượng đường trong máu tăng cao nhưng insulin lại không được sản sinh. Việc thiếu hụt insulin khiến cho việc chuyển hóa năng lượng trở nên kém, nhưng đường huyết vẫn tăng.

Bạn cảm thấy khát nước dù đã uống nhiều nước. Đó là bởi vì lượng đường trong máu tăng cao, khi đó phần nước trong tế bào được tách ra để bơm vào máy, pha loãng đường huyết dư thừa. Thêm vào đó, nếu bạn đi tiểu quá 7 lần trong ngày, chứng tỏ, thận của bạn đang phải làm việc mạnh mẽ để đào thải lượng đường dư thừa trong cơ thể. Đó chính là một trong những triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ.

Mắt bạn dần trở nên mờ đi. Đây cũng có thể là hậu quả của việc lượng đường huyết quá cao đã phá hủy mao mạch đáy mắt, gây xuất huyết, phù nề và giảm thị lực mắt.

Hiện tượng thường xuyên đói và mệt mỏi có thể xảy ra với các bệnh nhân tiểu đường. Do lượng đường tích trữ trong máu quá nhiều và bị đào thải khỏi cơ thể mà không hấp thụ để giải phóng năng lượng. Từ đó khiến cơ thể luôn rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi.

Bệnh tiểu đường còn có thể gây ra việc rối loạn tiêu hóa. Nếu bạn thấy đau bụng, buồn nôn thì có thể đó là do việc tăng đường huyết mãn tính gây rối loạn chuyển hóa protid, lipid và điện giải.

Nếu chẩn đoán bạn hôn mê do nhiễm toan ceton thì khả năng cao đó là do sự thiếu hụt insulin và đang gia tăng các hormon kháng insulin. Đây là triệu chứng thường gặp ở những người đái tháo đường.

4. Biến chứng tiểu đường ở người trẻ

Từ các triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ nêu trên cũng có thể hiểu phần nào về các biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra.

Biến chứng về tim mạch là biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Đây là căn bệnh gây tử vong cao của các bệnh nhân bị tiểu đường. Khi đường huyết tăng cao, kèm theo các bệnh lý về động mạch vành và đột quỵ. Cơ thể của người bệnh có huyết áp cao, cholesterol cao cùng một số nguy cơ khác khiến biến chứng tim mạch là không thể tránh khỏi nếu không có phương pháp điều trị đúng đắn.

Biến chứng tiếp theo, không kém phần quan trọng đó là về thận. Người bị tiểu đường sẽ kèm theo các tổn thương mạch máu ở thận, khiến thận trở nên suy yếu.

Các bệnh về thần kinh cũng là biến chứng của tiểu đường. Khi các dây thần kinh khắp cơ thể tổn thương, bạn sẽ đối mặt với các vấn đề như rối loạn tiêu hóa và nhiều cơ quan chức năng khác.

Hầu hết người mắc tiểu đường còn có các tổn thương ở mắt khiến đục thủy tinh thể, giảm thị lực và nặng hơn có thể dẫn tới mù lòa. Ngoài ra là tổn thương các chi và khả năng đề kháng kém, dễ nhiễm trùng vết thương hở.

Với những biến chứng nguy hiểm như vậy, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh chỉ số đường huyết của mình. Sử dụng thêm các thực phẩm chức năng điều tiết đường huyết an toàn và chất lượng cùng với tập luyện thể thao thường xuyên để cải thiện sức khỏe.

5. Điều trị tiểu đường cho người trẻ có phức tạp không

Nhìn chung, việc điều trị bệnh tiểu đường không quá phức tạp, nhưng nó cần thời gian và tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Bạn nên lựa chọn ăn nhiều các thực phẩm có chứa chất xơ, ăn các loại rau xanh cải thiện đường huyết, giảm lượng tinh bột và các thực phẩm nhiều đường khỏi khẩu phần ăn của mình. Nên bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 có lợi cho tim mạch. Nên tránh các sản phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.

Bạn nên thường xuyên đến bệnh viện khám và xét nghiệm chỉ số đường huyết để cập nhật tình trạng kiểm soát đường huyết của cơ thể. Kết hợp với các phương pháp đo đường huyết tại nhà bằng việc sử dụng các thiết bị đo đường huyết chính hãng để có những điều chỉnh kịp thời.

Đối với các trẻ em mắc tiểu đường, bố mẹ cần giáo dục trẻ ý thức được việc bảo vệ bản thân không bị trầy xước, có chế độ ăn và tập luyện hợp lý. Tuy nhiên cũng nên tạo cho bé môi trường sống thoải mái để bé được phát triển như những đứa trẻ khác.

Nếu như bệnh được chẩn đoán sớm, chưa có biến chứng thì bệnh tiểu đường type 2 thường mắc ở người trẻ có thể được chữa trị bằng các biện pháp nêu trên. Đối với những mức độ nặng hơn, có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng thuốc để điều trị.

6. Phòng ngừa tiểu đường ở người trẻ

6.1. Chế độ ăn uống lành mạnh

Dù bạn có đang mắc bệnh hay không, cùng đều nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Bạn nên ăn nhiều các thực phẩm rau xanh an toàn, tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, hay bắt đầu bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể mỗi ngày. Bởi nếu cơ thể thiếu loại vitamin này sẽ gây ra tình trạng nồng độ máu thấp, tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Nên hạn chế các thực phẩm đã qua chế biến, các loại nước đóng chai, đồ ngọt như bánh, kẹo,…

6.2. Tăng cường vận động thể dục

Những người ít vận động sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao. Chính vì thể, bạn hãy bắt đầu tập luyện, tăng vận động ngay từ hôm nay. Bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức tập luyện sao cho phù hợp với mình như: chạy bộ, tập gym, tập yoga,…

6.3. Kiểm soát cân nặng

Như bạn đã biết, phần lớn nguyên nhân gây ra tiểu đường type 2 đó là do thừa cân, béo phì. Nó không chỉ khiến cơ thể bạn nặng nề và khi các nội tạng bị gia tăng chất béo, nó có thể thúc đẩy việc kháng insulin và tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường. Bởi vậy hãy cân bằng giữa ăn uống, tập luyện để cơ thể luôn ở mức cân nặng vừa phải.

6.4. Khám sức khỏe định kỳ

Một việc vô cùng quan trọng mà bạn nên làm đó là đăng ký các gói khám sức khỏe định kỳ tại các bệnh viện uy tín để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện bệnh sớm. Bệnh tiểu đường thường khá khó để nhận biết, hầu hết chỉ được phát hiện cho tới khi nó đã tới giai đoạn biến chứng.

Trên đây là các triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ, các biến chứng của bệnh và cách điều trị. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức để phòng ngừa và cải thiện sức khỏe của mình. Hãy tham khảo các gói điều trị bệnh tiểu đường ngoại trú chất lượng và tiện lợi để được xét nghiệm định kỳ và tư vấn từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm.