Nếu bạn đang không biết kim loại nặng ảnh hưởng sức khỏe như thế nào thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Blog Useful để có thêm được nhiều kiến thức bổ ích, chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình mình nhé!
1. Kim loại nặng là gì?
Xung quanh cuộc sống chúng ta có rất nhiều nhưng không phải ai cũng biết rõ về kim loại nặng. Thực ra, đây chính là cụm từ dành để chỉ những kim loại có yếu tố nhiễm bẩn tương đối cao, tức là khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3 đồng thời có số nguyên tử cao, thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng và nó rất độc ở nồng độ thấp.
Thông thường, kim loại nặng sẽ bao gồm 1 số kim loại quen thuộc, rất hay bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Có thể kể đến như Chì (Pb), Crom (Cr), Thủy ngân (Hg), Đồng (Cu), Asen (As), Cadmium (Cd), Thallium (Tl)… Ít ai biết rằng, ở dạng nguyên tố bình thường thì các kim loại nặng như trên không hề độc hại gì cả, mà chỉ khi nó tồn tại ở dạng ion thì chúng mới gây ảnh hưởng trầm trọng cho sức khỏe con người.
2. Kim loại nặng vào cơ thể theo đường nào? Ai có nguy cơ cao
Vậy từng kim loại nặng ảnh hưởng sức khỏe của con người hay xâm nhập vào cơ thể theo con đường nào? Có khi nào xuất hiện trong thức ăn hoặc thủy sản không đạt chuẩn trà trộn trong bữa cơm gia đình hàng ngày của chúng ta?
2.1. Asen
Không chỉ là một nguyên tố tồn tại ở dạng hữu cơ và tổng hợp chất vô cơ, có trong không khí, đất, nước hay thực phẩm mà cùng với hợp chất của mình, á kim cực độc này còn góp mặt trong thuốc trừ sâu, diệt cỏ… Nếu không may uống phải lượng Asen dù nhỏ như nửa hạt bắp, người trưởng thành có thể bị chết ngay tức khắc. Nó sẽ xâm nhập vào cơ thể của con người thông qua ăn uống, hô hấp và da.
Asen – Vua của các loại độc (thạch tín) (Nguồn: tinhte.vn)
2.2. Cadmium
Được biết, Cadmium chính là kim loại được sử dụng phổ biến trong các ngành sản xuất đồ nhựa, luyện kim hay đơn giản, do đã có sẵn trong đất nên vô cùng nguy hiểm với con người và động vật thủy sinh… Với kim loại nặng có độc tính cao này, sẽ tìm mọi cách vào cơ thể con người thông qua nước uống, thực phẩm hoặc hô hấp.
2.3. Chì
Chì cũng là một trong những kim loại nặng ảnh hưởng sức khỏe của con người mà dường như ai cũng biết bởi độc tính rất cao. Nguyên tố này thường có trong sơn, ắc quy sử dụng cho xe rồi lưới đánh bắt cá… Chì sẽ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua không khí, thức ăn bẩn hay nước uống, tích tụ lại dần dần rồi gây độc chứ không hề bị đào thải ra ngay lập tức.
2.4. Thuỷ ngân
Thực ra, thủy ngân là nguyên tố trơ, có sẵn trong bầu khí quyển, đất đai hay quá trình sản xuất công nghiệp, luyện kim và không độc nếu không may nuốt phải rồi được thải ra. Nhưng nếu người lớn lẫn trẻ em hít phải ở dạng bay hơi thì cực độc, sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng. Thông thường, thủy ngân sẽ xâm nhập vào cơ thể của chúng ta bằng con đường ăn uống, thấm qua da hoặc hô hấp.
2.5. Nhôm
Chắc hẳn, chúng ta ai ai cũng đều cảm thấy quen thuộc với nhôm – 1 kim loại phổ biến không chỉ xuất hiện trong môi trường, không khí xung quanh mà còn được tìm thấy ở nhiều loại vắc xin, giấy bạc hay lon nước, thuốc khử mùi… Do đó, chúng sẽ dễ dàng đi vào cơ thể con người thông qua nguồn thực phẩm ăn uống và hít phải bằng con đường hô hấp.
2.6. Arsenic
Có thể đối với nhiều người Arsenic còn khá xa lạ nhưng ít ai biết rằng, loại nguyên tố này được tìm thấy trong rất nhiều nguồn thực phẩm hàng ngày như gạo, nước uống, rượu vang… Thậm chí, nó còn xuất hiện trong cả thuốc kháng sinh được áp dụng để nuôi những con gà đẻ trứng. Vì thế, mọi người nên lựa chọn ăn trứng hữu cơ để đề phòng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
2.7. Thallium
Thallium cũng là một trong những kim loại nặng ảnh hưởng sức khỏe con người, nếu tích tụ trong cơ thể sẽ dẫn đến sự mệt mỏi mãn tính, vô cùng nguy hiểm. Không những vậy, nó còn “ẩn nấp” trong thành phần phụ gia sản xuất xăng, gây ô nhiễm bầu không khí trầm trọng.
2.8. Crom
Nhắc đến kim loại nặng mà bỏ qua Crom thì đúng là một sự thiếu sót vô cùng lớn. Tuy nhiên, đối với Crom (VI) mới thực sự độc còn dạng Crom (III) thì không độc. Nguyên tố này có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua nguồn nước thải của các nhà máy, xí nghiệm chuyên sản xuất mực in, chất nổ, nhuộm hay mạ điện…
Kim loại nặng Thallium ảnh hưởng đến sức khỏe con người. (Nguồn: compoundchem.com)
3. Các triệu chứng cho thấy cơ thể đang nhiễm kim loại nặng
Khi bị nhiễm kim loại nặng vào cơ thể, sẽ rất ít người biết được nếu không nhờ những triệu chứng, dấu hiệu như dưới đây:
3.1. Các triệu chứng chung
Thông thường, khi bị ngộ độc kim loại nặng, bệnh nhân sẽ bắt gặp một số triệu chứng phổ biến chung phổ biến như: buồn nôn, khó thở, mệt mỏi, mất ngủ, ớn lạnh, ngứa chân hoặc tay, đau bụng… Đối với phụ nữ đang mang thai có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non, còn em bé thì sẽ gặp phải hiện tượng xương hình thành một cách bất thường.
3.2. Các triệu chứng đặc hiệu của mỗi kim loại
Bên cạnh những dấu hiệu phổ biến dễ nhận biết khi cơ thể bị nhiễm kim loại nặng thì tùy theo đặc hiệu của mỗi kim loại, cơ thể con người còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu liên quan. Có thể kể đến như:
Nếu bị ngộ độc thủy ngân, bạn bắt gặp những vấn đề về tâm lý, hệ thần kinh cũng như sự miễn dịch… của cơ thể. Không chỉ khó di chuyển, đi đứng linh hoạt mà vấn đề nghe và nói cũng khó khăn, rồi bị thay đổi tầm nhìn… Còn triệu chứng khi bị ngộ độc chì sẽ là huyết áp cao, mất ngủ, đau đầu, mất trí nhớ, ăn không ngon, luôn cáu gắt, có hành vi hung hăng… Khi cơ thể bị nhiễm Asen (thạch tín), dấu hiệu thường thấy là nhịp tim bất thường, buồn nôn, tiêu chảy, chuột rút hoặc da bị đỏ hay sưng tấy lên…
4. Tác động của kim loại nặng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào
Dường như ai cũng biết, kim loại nặng chính là 1 trong 18 độc tố sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nhưng cụ thể như thế nào thì không phải ai cũng biết rõ ràng và chính xác.
4.1. Chì
Không may bị nhiễm độc chì thì bệnh nhân có thể sẽ bị rối loạn tủy xương hoặc tùy theo mức độ, sẽ mắc phải một số bệnh lý liên quan như tai biến não, viêm thận, đau khớp… thậm chí, nặng hơn thì gây tử vong.
Nhiễm độc chì rất nguy hiểm, nhất là với trẻ em (nguồn: thietbivesinh.org.vn)
4.2. Crom
Crom là một hợp chất được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Bởi như đã nói, Crom (III) không hề độc mà chỉ có Crom (VI) mới độc. Đối với con người, kim loại này sẽ gây ra bệnh ung thư phổi, viêm gan, loét dạ dày, viêm thận…
4.3. Asen
Nhắc đến kim loại nặng ảnh hưởng sức khỏe mà bỏ qua Asen thì đúng là một sự thiếu sót lớn. Vì sao ư? Nguyên tố này có thể gây ra 19 căn bệnh khác nhau trong cơ thể con người, gây nên bệnh phổi, ung thư tiểu mô da, viêm xoang…
4.4. Cadimi
Khi Cadimi được xâm nhập vào cơ thể con người, chúng sẽ tích tụ ở thận, xương rồi gây ung thư phổi rất nguy hiểm, hoặc làm rối loạn chức năng của thận, ảnh hưởng trầm trọng đến tim mạch, máu hay nội tiết… Từ đó, khiến cho việc ăn uống và sinh hoạt trở nên khó khăn hơn.
4.5. Thuỷ ngân
Thực ra, thủy ngân tồn tại ở dạng nguyên tố trơ nên nếu không may nuốt hay hít phải rồi thải ra thì sẽ không hề gây nên hậu quả nghiêm trọng. Nhưng kim loại này mà chuyển sang dạng hơi thì cực độc. Nhất là trẻ em sẽ có nguy cơ bị co giật, phân liệt không thể kiểm soát.
Hơi thủy ngân rất độc hại với trẻ em (Nguồn: exportersindia.com)
4.6. Mangan
Tùy theo nhu cầu của cơ thể, chúng ta chỉ nên nạp mangan ở mức độ vừa phải. Còn nếu xâm nhập vào cơ thể với hàm lượng lớn thì kim loại này sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương khiến bộ phận tuần hoàn, phổi hay thận… bị tổn thương rồi dẫn đến tử vong nếu bị ngộ độc nặng.
4.7. Nhôm
Dường như ai cũng biết, nhôm là 1 hợp chất khá quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng nó cũng chính là kim loại nặng ảnh hưởng sức khỏe của con người khá nguy hiểm. Bởi khi xâm nhập vào cơ thể, nguyên tố này có thể sẽ tích tụ trong các bộ phận như tuyến giáp, gan, não, thận… rồi từ từ làm tổn thương, thậm chí phá hủy.
5. Các phương pháp phòng ngừa kim loại nặng
Vậy khi cơ thể bị nhiễm kim loại nặng như vậy thì mọi người nên có những biện pháp phòng ngừa như thế nào?
5.1. Sử dụng bảo hộ đầy đủ trong công việc phải tiếp xúc với chất độc
Biện pháp đầu tiên được nhiều người áp dụng để không bị tiếp xúc với kim loại nặng chính là trang bị dụng cụ, bảo hộ lao động hiện đại, khoa học. Đó có thể là khẩu trang y tế, mặt nạ, găng tay hay kính, mũ… Nhờ những dụng cụ như vậy thì người lao động sẽ luôn được an toàn trong môi trường có chứa nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại.
5.2. Lọc nguồn nước
Để kim loại nặng ảnh hưởng sức khỏe con người không thể xâm nhập dễ dàng vào cơ thể, nhiều người đã chủ động lọc nguồn nước bằng nhiều cách khác nhau. Một trong những cách phù hợp, hiện đại nhất chính là sử dụng chọn mua các thiết bị lọc nước công nghệ tiên tiến đã được bộ Y tế chứng nhận phù hợp, đảm bảo chất lượng hoàn hảo.
5.3. Chọn thực phẩm sạch, đủ dinh dưỡng
Ít ai biết rằng, mặc dù nhiễm kim loại nặng vô cùng độc hại và nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể giải độc bằng các thực phẩm xanh – sạch – an toàn và chất lượng như rau củ quả có chứa chất chống oxy hóa, tỏi và hành tây, nấm… hoặc nước tinh khiết để thải độc khỏi cơ thể.
Chế độ ăn dinh dưỡng với những thực phẩm rau củ quả organic giàu vitamin. (Nguồn: expatliving.sg)
5.4. Giữ vệ sinh môi trường sống
Mọi người nên giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh mình thật sạch sẽ, đồng thời nên nhớ luôn giữ vệ sinh trong, không nên để quá bụi bẩn bởi kim loại có thể “ẩn nấp” trong bùn đất, cát bụi… Để tiện lợi hơn, gia đình nên mua thiết bị máy lọc không khí và bụi bẩn, trả lại bầu không khí trong lành, tinh khiết.
5.5. Kiểm tra nồng độ kim loại nặng trong máu thường xuyên
Một trong những phương pháp có thể giúp phòng ngừa cơ thể khỏi bị nhiễm kim loại nặng chính là thường xuyên làm tầm soát định kỳ 2 lần/1 năm. Tức là, bạn nên đi đến các cơ sở y tế, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec uy tín chất lượng để làm các xét nghiệm về tóc, nước tiểu hoặc máu để đo hàm lượng kim loại độc đang “tiềm ẩn” trong cơ thể. Từ đó sẽ phòng tránh các bệnh ung thư có nguy cơ mắc phải.
5.6. Sử dụng các vật dụng an toàn cho sức khỏe
Bên cạnh những phương pháp như đã nói thì biện pháp phòng ngừa để cơ thể không bị nhiễm kim loại nặng đơn giản nhất mà ai ai cũng biết chính là trong cuộc sống hàng ngày nên sử dụng những vật dụng an toàn cho sức khỏe. Ví dụ loại bỏ sản phẩm có chì như son, đồ chơi… hay khử mùi đồ dùng.
Nếu không may bị nhiễm kim loại nặng ảnh hưởng sức khỏe mà mọi người không kịp thời điều trị thì sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hy vọng thông qua những thông tin bổ ích như trên thì ai ai cũng có đủ thông tin để kịp thời đăng ký gói chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, nên tìm hiểu các dịch vụ tiên tiến và đăng ký, thăm khám detox kim loại nặng tại Useful, thanh lọc thải độc cơ thể, ngăn chặn các căn bệnh tiềm ẩn, nguy hiểm.