Hầu hết các chị em phụ nữ vẫn được các chuyên gia y tế khuyên không nên sinh mổ thêm sau khi đã mổ 2 – 3 lần. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp sinh mổ thêm lần nữa. Vậy làm thế nào để quá trình sinh nở diễn ra an toàn? Đừng lo lắng, hãy tham khảo kinh nghiệm sinh mổ lần 4 qua bài viết sau.
1. Sinh mổ đẻ lần 4 có nguy hiểm không?
Khi thực hiện phương pháp sinh mổ các chị em phụ nữ sẽ không phải chịu những cơn đau đớn như ở phương pháp thông thường. Nhưng hầu hết các bà bầu sẽ gặp phải những biến chứng phụ do đã bị tiêm một khối lượng thuốc gây mê lớn vào tủy sống hay thành mạc tử cung. Đồng thời, sau khi sinh mổ nếu sản phụ không được chăm sóc kĩ càng sẽ dễ gặp phải các biến chứng như viêm bàng quang, nhiễm trùng vết mổ hoặc suy giảm sức đề kháng. Đặc biệt, nếu các sản phụ càng thực hiện mổ đẻ nhiều lần thì sẽ càng có nhiều nguy cơ nguy hiểm khác dễ dàng xảy ra:
Sản phụ cần phải thường xuyên thăm khám thai sản định kỳ trước khi thực hiện sinh mổ lần 4 (Nguồn: conlatatca.vn)
1.1. Nứt vỡ tử cung
Khi đã trả qua 3 lần sinh mổ trước thì phần tử cung của sản phụ chắc chắn sẽ xuất hiện những vết sẹo lớn. Do tử cung co thắt trong quá trình sinh con lần 4, các vết sẹo sẽ có khả năng bị nứt và bục đe dọa trực tiếp tới tính mạng của cả sản phụ và thai nhi. Đặc biệt, biến chứng này sẽ dễ xảy ra đối với những sản phụ mang thai lần 4 quá sớm kể từ khi sinh mổ lần 3.
1.2. Phục hồi chậm
Do sản phụ đã phải trải qua nhiều lần sinh sản và phải sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh nên sức khỏe bản thân sẽ có phần giảm sút. Cơ thể của sản phụ sẽ khó cả năng phục hồi nhanh như các lần sinh mổ trước, sức đề kháng kém và phải chịu nhiều đau đớn.
1.3. Khả năng nhiễm trùng chậm
Nếu sản phụ sau khi sinh mổ không được chăm sóc cẩn thận sẽ khiến phần vết mổ ở thành bụng hay ở tử cung có khả năng bị nhiễm trùng. Biến chứng nhiễm trùng sẽ diễn ra chậm trong một khoảng thời gian dài mà sản phụ khó có thể tự phát hiện được.
1.4. Dính ruột
Sản phụ sẽ dễ bị mắc phải biến chứng dính ruột vào các đoạn ruột khác, bàng quang và thành bụng theo kinh nghiệm sinh mổ lần 4 của nhiều chị em phụ nữ. Không chỉ riêng có sản phụ bị ảnh hưởng mà thai nhi cũng sẽ có nguy cơ bị viêm phổi, bị ngạt do biến chứng dính ruột gây ra.
1.5. Nguy cơ xuất hiện nhiều bất thường ở nhau thai
Do phải sinh mổ lần 4 nên các mẹ bầu có thể dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm xuất hiện bất thường ở nhau thai như nhau bong non, nhau tiền đạo hoặc nguy hiểm hơn là bị nhau cài răng lược. Các biến chứng này được đánh giá là có mức độ nguy hiểm cao dẫn tới khả năng sản phụ phải cắt bỏ tử cung hoặc bị băng huyết.
2. Có nên sinh mổ lần 4?
Vấn đề sinh mổ lần 4 có được không hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một nghiên cứu nào khẳng định được kết quả chính xác. Vì vậy, các sản phụ muốn sinh con bằng phương pháp mổ lần 4 hoàn toàn có thể thực hiện được nhưng cần phải dựa vào sức khỏe của bản thân, hoàn cảnh và khả năng kinh tế.
3. 7 kinh nghiệm sinh mổ lần 4 mẹ cần chuẩn bị trước sinh
3.1. Sinh mổ lần 4 cách lần 3 bao lâu?
Ngoài việc chú ý tới số lần có thể sinh mổ, các sản phụ cũng cần phải đặc biệt quan tới khoảng thời gian cách nhau giữa 2 lần sinh. Theo các chuyên gia y khoa hàng đầu thế giới đã khuyên rằng các sản phụ nên thực hiện phương pháp sinh mổ cách lần thứ 3 từ 2 tới 3 năm để các vết sẹo ở thành tử cung và sức khỏe của bản thân được hồi phục trở lại.
3.2. Khám thai định kỳ để xác định các bất thường
Sản phụ trong quá trình mang thai lần 4 cần phải thường xuyên đăng ký các gói khám sức khỏe tổng quát và khám thai kỳ định kỳ để có thể theo dõi tình trạng của cả bản thân và thai nhi. Trong quá trình thực hiện các xét nghiệm, nếu có bất kỳ biến chứng xấu nào xảy ra sản phụ hãy tuân theo lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo khả năng “Mẹ tròn con vuông” được diễn ra thành công.
3.3. Lựa chọn bệnh viện đẻ mổ
Nếu ở lần sinh mổ thứ 3 trước bệnh viện thực hiện có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, trình độ bác sĩ có chuyên môn cao thì sản phụ hãy nên tiếp tục thực hiện tại đó. Nguyên nhân là do các bác sĩ tại bệnh viện đó đã nắm bắt được rõ tình trạng của sản phụ và sẽ có sự chuẩn bị chu đáo nhất. Còn nếu như sản phụ cảm thấy không hài lòng với bệnh viện mình đã thực hiện lần 3 hãy tham khảo trên internet, mạng xã hội hay người thân những địa chỉ trung tâm y tế uy tín có trang bị dụng cụ y tế đạt chuẩn quốc tế, máy móc trang thiết bị cao cấp và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm sinh mổ lần 4 như tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh viện Hồng Ngọc…
Sản phụ cần chuẩn bị thật kỹ càng các vật dụng cần thiết trước khi nhập viện để sinh mổ lần 4 (Nguồn: conlatatca.vn)
3.4. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khám thai
Sản phụ trước khi tới bệnh viện để thực hiện sinh mổ lần 4 cần chuẩn bị và mang theo đầy đủ các loại giấy tờ như giấy xét nghiệm trong quá trình mang thai, giấy khám thai, chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu và bảo hiểm (nếu có). Theo kinh nghiệm sinh mổ lần 4 của nhiều sản phụ đã từng thực hiện thì đây là một trong những công đoạn quan trọng để quá trình nhập viện diễn ra nhanh chóng. Đồng thời các bác sĩ có thể theo dõi được chính xác tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi trước khi tiến hành phẫu thuật dựa vào kết quả của các đợt khám xét nghiệm trước sản phụ đã thực hiện..
3.5. Nghỉ ngơi tránh hoạt động nhiều
Trước khi sinh mổ lần 4, sản phụ cần phải được chăm sóc đúng cách và nghỉ ngơi thường xuyên trong suốt quá trình mang thai. Sản phụ tuyệt đối không được làm việc nặng hay hoạt động mạnh khiến gây ra những biến chứng sau sinh mổ thường gặp.
3.6. Theo dõi cơ thể
Theo kinh nghiệm sinh mổ lần 4 của nhiều chuyên gia, sản phụ cần phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của bản thân. Bởi đây là giai đoạn các chị em phụ nữ sẽ có khả năng rất cao mắc phải những nguy cơ sinh mổ lần 4 khó lường trước. Nếu cơ thể của sản phụ có những biến chứng như đau hay ra máu ở vết mổ lần 3 cần phải nhanh chóng tới các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để đăng ký các gói khám chuyên khoa ngay. Lời khuyên tốt nhất dành cho các sản phụ là hãy sử dụng các gói dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói bảo vệ toàn diện để luôn được đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao theo dõi sức khỏe của bản thân và thai nhi thường xuyên.
3.7. Tinh thần lạc quan, giải tỏa tâm lý lo lắng
Sản phụ trong quá trình mang thai lần kế tiếp này hãy hạn chế đừng quá căng thẳng gây ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi. Các mẹ bầu hay luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và yên tâm rằng bên cạnh mình đã có bác sĩ, người thân quan tâm chặt chẽ.
Sản phụ hãy nên giữ tinh thần lạc quan trước khi thực hiện ca mổ đẻ lần 4 của mình (Nguồn: afamily.vn)
4. 4 lưu ý sinh mổ lần 4 quan trọng mẹ nên nhớ
4.1. Thời gian mổ lần 4 khi nào cần nhập viện?
Để quá trình sinh mổ lần 4 diễn ra thành công, sản phụ cần tiến hành nhập viện sớm trước từ 2 – 3 ngày để bác sĩ theo dõi kỹ thể trạng của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, nếu như sản phụ gặp phải những vấn đề bất thường như khó chịu cổ tử cung, đau bụng hay ra máu trước ngày dự kiến thực hiện sinh mổ cần đến bệnh viện để đăng ký các gói dịch vụ khám sản phụ khoa và có biện pháp xử lý kịp thời.
4.2. Sinh mổ lần 4 có cần chờ chuyển dạ không?
Nếu trong trường hợp sản phụ có sức khỏe tốt và thai nhi được bác sĩ đánh giá là có quá trình ổn định thì có thể thực hiện sinh mổ sớm từ tuần thứ 39, trước khi xảy ra hiện tượng chuyển dạ và có cơn đau co thắt. Theo các chuyên gia y học trong lĩnh vực thai sản thì từ tuần thứ 37 thai nhi trong bụng sản phụ đã có thể tự sống và thở được ở môi trường không khí bên ngoài. Tuy nhiên, ở giai đoạn tuần thai thứ 39 thai nhi sẽ phát triển hoàn thiện các bộ phận, cơ quan quan trọng. Vì vậy, thực hiện sinh mổ từ tuần thứ 39 sẽ khiến thai nhi ít gặp phải các biến chứng hơn so với khi chào đời sớm.
4.3. Sau khi mổ lần 4 bao lâu được quan hệ?
Chắc chắn sẽ không có một quy định nào dự báo được thời gian phù hợp để quan hệ sau khi sản phụ sinh mổ lần 4. Tuy nhiên theo nhiều kinh nghiệm sinh mổ lần 4 của các chị em phụ nữ thì khoảng từ 4 tới 6 tuần sau khi sinh con là các sản phụ đã có thể quan hệ lại bình thường. Nguyên nhân là do ở giai đoạn đó phần cổ tử cung và tử cung của sản phụ đã phục hồi nguyên lại trạng thái ban đầu.
Sản phụ cần được nghỉ ngơi thường xuyên sau khi sinh con (Nguồn: vinmec.com)
4.4. Cách chăm sóc sau sinh mổ lần 4 đúng cách
Chăm sóc vết mổ: Khoảng 7 ngày đầu tiên do vết mổ vẫn chưa khô hoàn toàn nên các bác sĩ và y tá sẽ trực tiếp chăm sóc cho sản phụ bằng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng xảy ra. Sang tới ngày thứ 10 các bác sĩ sẽ mở băng và để vết mổ khô tự nhiên, sản phụ cần lưu ý tránh để nước tiếp xúc. Tới khoảng ngày thứ 14 bác sĩ sẽ thực hiện cắt chỉ cho sản phụ. Trong trường hợp sản phụ được khâu vết mổ bằng các loại chỉ tự tiêu thì sẽ không cần phải thực hiện cắt chỉ.
Chế độ dinh dưỡng: Theo kinh nghiệm sinh mổ lần 4 của những mẹ bầu đã từng thực hiện thì sản phụ sẽ không nên ăn bất kỳ loại thức ăn nào trong vòng 6 tiếng thực hiện hiện ca sinh mổ. Chỉ được ăn cháo loãng, uống nước đường hay sử dụng nước khoáng thiên nhiên giàu đa lượng, vi lượng trong vòng từ 1 – 2 ngày sau sinh. Từ sau ngày thứ 2, sản phụ được phép ăn uống bình thường và nên ăn bổ sung các loại thực phẩm tươi sạch có chứa nhiều hàm lượng Canxi, giàu chất đạm để có sữa cho em bé bú.
Vận động, nghỉ ngơi: Sau khi ống thông tiểu hay ống truyền được tháo rời ra, sản phụ hãy cử động chân tay nhẹ nhàng, ngồi dậy hoặc xuống giường tập đi lại. Việc vận động sớm sẽ giúp cơ thể của sản phụ phục hồi nhanh hơn và tránh phải các biến chứng nguy hiểm như viêm tắc tĩnh mạch, viêm ruột hay dính ruột… Đồng thời sản phụ hãy lưu ý 15 kiêng cữ sau sinh mổ cần thiết để sức khỏe của bản thân luôn được đảm bảo ở mức độ tốt nhất.
Nếu nắm rõ được các kinh nghiệm sinh mổ lần 4 mà Blog Useful đã đề cập tới ở trên sẽ giúp sản phụ có thể theo dõi thai kỳ kỹ càng, biết rõ được cách chăm sóc sức khỏe của bản thân để bảo vệ được sự an toàn của bản thân và thai nhi. Dõi theo và đăng ký mua DV thai sản trọn gói giúp mẹ vượt cạn an toàn tại Useful tiết kiệm chi phí tối ưu.