Các dấu hiệu chuyển dạ sớm thường sẽ xảy ra khi sản phụ bước vào tuần từ 37 trở đi của thai kỳ. Vì vậy, các mẹ bầu cần phải chú ý những dấu hiệu cơ bản để có thể “vượt cạn thành công. Cùng tham khảo nhé.
1. Làm thế nào để biết dấu hiệu chuyển dạ sớm?
1.1. Bụng bị tuột xuống, sa bụng
Khoảng 1 – 2 tuần trước khi bước vào quá trình chuyển dạ, thai nhi sẽ tự động dịch xuống phía cuối khung xương chậu của người mẹ gây ra hiện tượng bụng bị tuột xuống, sa bụng. Đối với những sản phụ đã sinh con lần thứ 2 thì dấu hiệu này sẽ khó có thể xác định được và chỉ có thể cảm nhận được rõ ràng nhất khi bắt đầu chuyển dạ. Riêng đối với những mẹ bầu mang thai lần đầu thì hiện tượng này sẽ báo hiệu có thể sẽ chuyển dạ sớm trước 1 tuần so với ngày dự sinh. Mẹ bầu sẽ cảm thấy nặng nề hơn ở phần khung xương chậu, cơ thể nặng nề và đi lại rất khó khăn.
1.2. Cảm thấy vô cùng nặng nề và chỉ muốn nằm nghỉ
Khi có dấu hiệu chuyển dạ sớm, sản phụ sẽ cảm thấy cơ thể nặng nề, khó di chuyển và bụng bầu ngày càng to lên, cồng kềnh. Đồng thời do thận trong giai đoạn này sẽ có sức chịu đựng kém nên khiến sản phụ khó có thể ngủ ngon giấc. Những yếu tố đó sẽ khiến mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và luôn chỉ muốn được nằm nghỉ. Các sản phụ nếu mắc phải dấu hiệu này hãy tham khảo 9 cách giúp mẹ bầu ngủ sâu giấc không ảnh hưởng đến thai nhi để không bị suy nhược cơ thể.
1.3. Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn
Sản phụ sẽ bị đau hai bên háng, đau lưng và bị chuột rút nếu có dấu hiệu chuyển dạ sớm, đặc biệt thường xảy ra nếu như sinh con lần đầu. Nguyên nhân là do các phần cơ ở vùng tử cung và xương chậu bị kéo căng ra chuẩn bị bắt đầu quá trình chuyển dạ và sinh con.
1.4. Dịch nhầy âm đạo ra nhiều hơn
Nếu trong trường hợp bị chuyển dạ sớm, phần âm đạo của sản phụ sẽ tiết ra một lượng lớn dịch đặc. Nguyên do là phần nút nhầy bị bong ra khiến phần dịch được thoát ra khỏi cổ tử cung. Trong trường hợp này sản phụ cần phải được đưa tới các trung tâm y tế để đăng ký gói khám sản phụ khoa tiêu chuẩn quốc tế. Bác sĩ sẽ tiến hành khám phần tử cung của sản phụ đã giãn nở đúng tiêu chuẩn kích thước để sinh con được hay chưa và có biện pháp xử lý phù hợp.
1.5. Dấu hiệu chuyển dạ ra máu
Nếu phần âm đạo của sản phụ bị ra máu sẽ là một trong những dấu hiệu chuyển dạ sớm. Phần máu ngả màu nâu hoặc đỏ tươi đặc sệt được tiết ra, một số trường hợp sẽ được pha lẫn với dịch nhầy trắng đục. Nguyên nhân chính là do sản phụ bị co thắt sớm khiến phần dịch này thoát ra khỏi âm đạo. Dấu hiệu này sẽ thường đi kèm với các biểu hiệu khác như sa bụng hay vỡ ối, sản phụ cần phải tới các trung tâm y tế để đăng ký gói dịch vụ khám sức khỏe tổng quát và tìm ra biện pháp xử lý kịp thời.
1.6. Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục
Đây chính là dấu hiệu khi chuyển dạ sớm được đánh giá là rõ ràng nhất. Sản phụ sẽ cảm thấy xuất hiện các cơn đau quặn thắt, bị siết chặt trong phần tử cung. Các cơn đau này sẽ ngày càng mạnh và khó chịu, không có dấu hiệu thuyên giảm nếu sản phụ thay đổi tư thế. Cơn đau sẽ xuất phát từ phần phía dưới lưng và di chuyển chậm dần tới 2 chân và khoang bụng.
1.7. Dấu hiệu chuyển dạ vỡ ối
Một trong những biểu hiện chuyển dạ sớm là sản phụ bị vỡ ối. Nguyên nhân là do các cơn co thắt ở phần tử cung tạo áp lực mạnh gây ra hiện tượng này. Khi sản phụ bị vỡ ối, một khối lượng lớn dịch ổi nằm trong buồng tử cung sẽ chảy nhanh ra bên ngoài. Sản phụ ngay lập tức cần phải được đưa đến các trung tâm y tế để chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn”.
1.8. Đau lưng có phải dấu hiệu chuyển dạ?
Vậy đau lưng hay đau bụng dưới có phải dấu hiệu chuyển dạ? Xin được giải đáp rằng ngoài những dấu hiệu khác đã được liệt kê ở phần trên thì sản phụ có những biểu hiện chuyển dạ sớm sẽ bị đau lưng và đau bụng dưới liên tục, đặc biệt sẽ thường xảy ra đối với những mẹ bầu sinh con lần đầu tiên. Triệu chứng này được đánh giá khá tương tự giống với các cơn đau nhức khi chị em phụ nữ bị kinh nguyệt.
2. Phải làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ sớm?
2.1. Gặp bác sĩ tư vấn
Khi có dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ sớm, sản phụ cần ngay lập tức tới các trung tâm y tế kịp thời để đăng ký các gói dịch vụ khám thai sản trọn gói uy tín và lắng nghe lời khuyên từ đội ngũ y bác sĩ. Dựa vào các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xử lý kịp thời để đảm bảo sức khỏe và tính của cả mẹ và thai nhi.
Sản phụ nên lắng nghe lời tư vấn của bác sĩ nếu có dấu hiệu khi bắt đầu chuyển dạ sớm. (Nguồn: sotayandam.com)
2.2. Làm quen với cơn chuyển dạ
Chắc chắn rằng các cơn chuyển dạ sớm sẽ đều gây ra các cơn đau quặn thắt. Mức độ đau và tần suất các cơn co sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng sản phụ. Sản phụ cần chú ý hãy giữ tinh thần ổn định, thật bình tĩnh và đối mặt với các cơn đau chuyển dạ. Cần nhớ rằng các cơn đau là dấu hiệu tốt cho quá trình chuyển dạ của bạn được diễn ra thuận lợi.
2.3. Thả lỏng cơ thể với các phương pháp thở
Nếu không may bị chuyển dạ sớm, sản phụ hãy thả lỏng cơ thể và thực hiện các bài tập thở đã được bác sĩ khuyên trong quá trình thực hiện lịch khám thai định kỳ để có thể giảm đau và bớt đi căng thẳng. Khi các cơn co thắt đầu tiên xuất hiện sản phụ hãy thở nhẹ và chậm rãi qua đường miệng, sau đó hít đều vào bằng đường mũi. Hãy thực hiện phương pháp thở này trong khoảng từ 4 – 6 giây đan xen với các cơn co thắt. Sản phụ cần lưu ý nên chỉ dùng phần trên của cơ thể khi thở, tránh không nên dùng phần bụng dưới.
2.4. Lưu ý các tư thế chuyển dạ
Sản phụ hãy đi qua đi lại nhiều lần, lắc lư vùng xương chậu và dựa vào tường để trọng lượng của thai nhi dồn về phía trước giúp giảm áp lực đè lên phần xương sống. Hoặc sản phụ có thể ngồi trên một chiếc ghết bất kỳ, sau đó ngả người ra phía trước và dang hai chân ra. Ngoài ra, một gợi ý nữa dành cho các sản phụ chuyển dạ sớm là hãy nằm bò xuống đất để khi các cơn co thắt xuất hiện với cường độ mạnh thì sẽ không bị đau lưng.
2.5. Nhờ sự can thiệp của y khoa
Nếu trong trường hợp sản phụ không thể chịu đựng được các cơn đau do tử cung co thắt gây ra, hãy nhờ tới sự can thiệp của y khoa. Công nghệ y khoa hiện đại và tân tiến đã tạo ra các loại thuốc gây tê, an thần hay giảm đau dành riêng cho những bà bầu chuyển dạ sớm. Khi được sử dụng những loại thuốc này đúng liều lượng các cơn đau sẽ được thuyên giảm, sản phụ giảm bớt lo âu hoặc không bị tăng huyết áp hay nôn mửa.
Nên đưa sản phụ tới các trung tâm y tế ngay nếu xuất hiện dấu hiệu khi chuyển dạ sớm. (Nguồn: wp.com)
Hy vọng rằng với những thông tin trên mà Blog Useful đã đưa tới sẽ giúp các mẹ bầu có thể hiểu rõ hơn về những dấu hiệu chuyển dạ sớm. Hãy ghi nhớ thật kỹ những dấu hiệu này để có thể bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản thân và thai nhi một cách tốt nhất. Thực hiện đăng ký thai sản trọn gói toàn diện nhiều ưu đãi tại Useful để nhận tư vấn chuyên sâu nhất.