Công nghệ nghiên cứu tế bào gốc là một thành tựu vĩ đại có vai trò quan trọng trong Y học, là ánh sáng của hàng trăm bệnh nhân. Tuy nhiên, biến chứng từ cấy ghép tế bào gốc cũng là điều đáng lưu tâm, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn nhé!
1. Cấy ghép tế bào gốc có an toàn không?
1.1. Hiệu quả cấy ghép tế bào gốc mang lại trong điều trị
Cấy ghép tế bào gốc đã mang lại những kết quả không thể phủ nhận. Do các tế bào cơ quan khi bị tổn thương không thể tự sinh ra để tái tạo, điều trị vết thương nên nhiệm vụ của tế bào gốc là biệt hóa thành các tế bào cơ quan, thay thế cho những tế bào tổn thương, điều trị các bệnh lý nguy hiểm.
Trong việc điều trị các bệnh về máu, tế bào gốc đem lại hiệu quả cao trong phục hồi và tạo máu, phát triển tế bào máu mới nuôi dưỡng cơ thể thay thế cho các tế bào tổn thương hoặc bị tiêu diệt sau hóa trị, xạ trị. Bên cạnh đó, những lợi ích khi điều trị ung thư bằng cấy ghép tế bào gốc là rất lớn, có thể sinh ra các tế bào miễn dịch ngăn chặn hoạt động của tế bào ung thư.
Cấy ghép tế bào gốc còn được ứng dụng trong thẩm mỹ. Như gói chăm sóc da căng bóng, trắng hồng với cấy tế bào gốc siêu vi điểm của Kabi Spa là một ví dụ điển hình.
Cấy ghép tế bào gốc là một biện pháp mang lại nhiều kết quả tích cực (Nguồn: Useful.vn)
1.2. Tỷ lệ thành công
Theo bác sĩ Vũ Đức Bình, trưởng khoa tại Viện Huyết học và truyền máu trung ương thì phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu có tỷ lệ thành công khá cao. Ở trẻ em là 90%, tuổi càng cao thì tỷ lệ ấy càng giảm và dễ gặp biến chứng hơn. Tuy nhiên việc này cũng phụ thuộc nhiều vào việc bạn có chọn đúng địa chỉ lưu trữ tế bào gốc đạt tiêu chuẩn quốc tế hay không.
2. Các biến chứng từ cấy ghép tế bào gốc thường gặp
2.1. Biến chứng từ cấy ghép tế bào gốc của chính bạn
Khi thực hiện cấy ghép tế bào gốc có nguồn lấy từ chính cơ thể bạn, có thể xuất hiện một vài biến chứng sau điều trị, thường gặp là thiếu máu và xuất huyết, tổn thương vùng gan, bệnh phổi kẽ, nhiễm trùng vết thương, các tổn thương khác ở vùng miệng, họng, phổi, thực quản,…
Hiếm gặp hơn là các biến chứng nghiêm trọng hơn như vô sinh, đục thủy tinh thể và đối với các bệnh ung thư sau khoảng 10 năm điều trị thành công cũng có khả năng tái phát do biến chứng của cấy ghép tế bào gốc.
2.2. Biến chứng do cấy ghép tế bào gốc từ người hiến tặng
Khi cấy ghép tế bào gốc từ người hiến tặng có thể gặp biến chứng đó là bệnh ghép chống chủ. Nó sẽ xảy ra khi các tế bào gốc thuộc người hiến tặng khi cấy ghép vào cơ thể bạn thì bị từ chối, các tế bào của cơ thể bạn xác định đó là tế bào lạ nguy hiểm và bắt đầu tấn công chúng, không cho chúng phát huy hiệu quả.
Tỉ lệ biến chứng này xảy ra khá cao, lên đến 70% số người điều trị bằng cách nhận tế bào gốc hiến tặng. Triệu chứng của biến chứng thường không quá nghiêm trọng nhưng lại có thể đe dọa tính mạng nếu bạn chủ quan không điều trị kịp thời. Ta có thể nhận biết một vài triệu chứng như mẩn ngứa, phát ban, rụng tóc, bong da, viêm gan, buồn nôn, tiêu chảy,… Các tổn thương ở vùng miệng, thực quản và các vùng xung quanh.
Những biến chứng này xảy ra khi các tế bào cơ thể người bệnh và tế bào gốc cơ thể người hiến tạng không tương thích với nhau hoặc do trước khi phẫu thuật, người bệnh phải xạ trị, hóa trị ở phạm vi rộng. Để giảm sự miễn dịch, ngăn ngừa biến chứng này của bệnh bạn có thể sử dụng một vài liệu pháp hoặc kháng sinh hỗ trợ như cyclosporine, sirolimus, tacrolimus,…
Mẩn ngứa là một trong những triệu chứng thường gặp ở biến chứng này (Nguồn: imgur.com)
2.3. Không mọc ghép
Không mọc ghép tức là các tế bào được ghép không mọc được trong cơ thể người bệnh. Nguyên nhân có thể là do liều của tế bào được ghép vào cơ thể không đủ số lượng, do bất đồng HLA, nhóm máu không tương ứng, giảm cường độ của liều tế bào ghép,…
2.4. Mảnh ghép chống chủ
Đây là một trong các biến chứng thường xảy ra khi tế bào của người hiến và các mô ở cơ thể người nhận xung đột miễn dịch với nhau, nó khá nguy hiểm, biểu hiện phản ứng ở da, gan và đường tiêu hóa của người bệnh. Cách phòng ngừa là loại bỏ tế bào lympho T của tế bào người hiến hoặc dùng thuốc để ức chế miễn dịch.
2.5. Thải ghép
Thải ghép xảy ra khi các tế bào cấy ghép trong cơ thể mọc ổn định nhưng bị ức chế bởi các tế bào ác tính còn tồn dư hoặc cơ thể không hòa hợp được với mảnh ghép nên dẫn đến tình trạng chúng sẽ bị đẩy, đào thải ra khỏi cơ thể người bệnh.
2.6. Tái phát
Giống như thải ghép, khi các tế bào ác tính tồn dư hoặc không hòa hợp với cơ thể sẽ bị tái phát bệnh. Tái phát bệnh ung thư xảy ra khi các biện pháp hóa trị, xạ trị trước tiêu diệt tế bào ung thư không triệt để. Tuy nhiên, để ngăn ngừa điều này có thể thử hiệu ứng ghép chống khối u.
2.7. Các biến chứng muộn khác
Ngoài ra, những biến chứng muộn khác có thể gặp là biến chứng liên quan đến sinh sản, sinh dục như viêm teo âm đạo, các biến chứng liên quan đến buồng trứng; các biến chứng về suy tuyến giáp, phát triển cơ thể ở trẻ em,…
Nên đến ngay các cơ sở y tế khi có dấu hiệu gặp biến chứng để điều trị kịp thời (Nguồn: toplist.vn)
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ghép tế bào gốc
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến ghép tế bào gốc phổ biến nhất là do quá trình thải ghép của cơ thể người bệnh ( sự không hòa hợp, không tương đồng,…); do liệu trình điều trị hoá trị, xạ trị liều mạnh; quá trình cấy ghép nội tạng;… Có một số liệu pháp uy tín trong cấy ghép tế bào gốc, hạn chế được tối đa những biến chứng từ cấy ghép tế bào gốc có thể gặp nên tham khảo như liệu pháp tế bào tươi kết hợp tế bào gốc xương chậu 6 ngày 5 đêm tại CHLB Đức, liệu pháp tế bào tươi kết hợp tế bào gốc tự thân (mỡ, máu) 7 ngày 6 đêm tại CHLB Đức,…
Cấy ghép tế bào gốc là một biện pháp đạt được nhiều kết quả quan trọng phục vụ cho ngành Y học, có tác động không nhỏ đến cuộc sống con người, đang được nghiên cứu và áp dụng phổ biến. Tuy nhiên nó cũng có những mặt trở ngại, đó là những biến chứng từ cấy ghép tế bào gốc khá phức tạp, do đó bệnh nhân cũng cần xem xét kỹ trước khi đưa ra quyết định điều trị bằng phương pháp này.