Quá trình chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiểu đường thai kỳ sẽ được thực hiện bằng cách xét nghiệm máu. Vậy có nên xét nghiệm tiểu đường Type 2 ở Vinmec hay không, cũng như chi phí điều trị như thế nào? Cùng Blog Adayroi tìm hiểu chi tiết nhé.
1. Ai nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường tuýp 2
1.1. Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể lây nhiễm thông qua gen di truyền, vì thế nếu trong gia đình đã có ba mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường, tốt nhất bạn nên thực hiện xét nghiệm tầm soát tiểu đường Type 2 càng sớm càng tốt tại các trung tâm khám bệnh uy tín như bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec.
1.2. Tiền sử đái tháo đường thai kỳ.
Theo nghiên cứu, cứ 100 phụ nữ mang thai thì có đến 5 người mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ do hiện tượng rối loạn dung nạp đường thường xảy ra ở giai đoạn 3 tháng giữa. Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe của cả mẹ lẫn bé trong tương lai, do đó bạn nên thăm khám qua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện để kịp thời phát hiện bệnh.
1.3. Tuổi cao
Cơ thể người già đang yếu dần, dẫn đến sức đề kháng không còn đủ để chống chọi lại bệnh tật, đây chính là lý do bạn nên đưa bố mẹ đi khám tổng quát định kỳ đề phòng trường hợp nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường rất lớn.
Người lớn tuổi dễ gặp phải nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có đái tháo đường (Nguồn: meta.com.vn)
1.4. Dân tộc
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, người Châu Á thuộc nhóm gen dễ mắc nhiều căn bệnh phổ biến, trong đó có bệnh đái tháo đường.
1.5. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống quá nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh không chỉ khiến bạn tăng cân vù vù mà còn dễ kéo theo các bệnh lý nghiêm trọng khác như béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường… Chính vì thế, hãy điều chỉnh cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học và chỉ bổ sung các thực phẩm giúp làm giảm lượng đường huyết trong máu thôi nhé.
Bạn nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe (Nguồn: kenh14.vn)
1.6. Chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai
Phụ nữ khi mang thai cần rất nhiều chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi khỏe mạnh, đồng thời còn tăng cường thể chất cho bản thân mình. Do đó, nếu bạn không có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ rất dễ bị rối loạn dung nạp đường, kéo theo bệnh lý đái tháo đường mà bất kỳ ai cũng lo lắng.
1.7. Ít hoạt động thể chất
Tình trạng lười vận động là căn bệnh thường thấy ở đại đa số các bạn trẻ, nhân viên văn phòng… điều này thật sự ảnh hưởng không tốt đến sự linh hoạt và sức đề kháng của cơ thể, từ đó dễ dẫn đến một số bệnh tích tụ lâu dài như đái tháo đường, béo phì, máu nhiễm mỡ…
1.8. Thừa cân
Đối với những người thừa cân, khả năng giảm đường huyết của insulin thấp hơn, khiến cho các tế bào cơ và mô mỡ lại giảm đi sự tiếp nhận glucose, từ đó làm tăng đường huyết, và gây ra căn bệnh đái tháo đường nguy hiểm.
1.9. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp và tiểu đường là hai chứng bệnh có thường đi song hành với nhau. Vì thế nếu chẳng may mắc một trong hai căn bệnh này, nguy cơ tăng gấp đôi biến chứng mạch máu là rất lớn, cũng như tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều. Cần phải theo dõi lượng đường huyết trong cơ thể thường xuyên cũng như sử dụng máy đo huyết áp chuẩn xác để tránh phải tình trạng bệnh tiến triển nặng mà không biết.
Ngoài ra, mặc dù bệnh lý tiểu đường loại 2 thường phát triển nhiều nhất ở người lớn, nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ em có thể thoát khỏi căn bệnh này một cách tuyệt đối. Các chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu quan tâm đến việc xét nghiệm bệnh tiểu đường ở trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 18 hoặc trẻ đang bị thừa cân, béo phì.
Người thừa cân có xác suất mắc bệnh tiểu đường khá cao (Nguồn: occhonhapkhau.com)
2. Những xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường?
2.1. Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói (FPG)
Xét nghiệm máu FPG sẽ đo được mức đường huyết của bạn tại một thời điểm nhất định. Để có kết quả đáng tin cậy nhất, tốt nhất nên thực hiện bài kiểm tra này vào buổi sáng, sau khi bạn nhịn ăn ít nhất 8 giờ.
Thông thường, nồng độ đường huyết khi đói là dưới 100 mg/dl (5,6 mmol/l). Vì thế, nếu sau hai lần xét nghiệm khác nhau mà chỉ số này vẫn đạt từ 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên có nghĩa là bạn đang bị bệnh tiểu đường tuýp 2.
2.2. Kiểm tra A1C
Xét nghiệm A1C là một xét nghiệm máu dự đoán mức đường huyết trung bình của bạn trong 3 tháng gần đây. Nó còn có tên gọi khác là hemoglobin A1C, HbA1C, hemoglobin glycated và glycosylated hemoglobin. Khi nói đến việc sử dụng A1C để chẩn đoán bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ xem xét một số yếu tố như độ tuổi của bạn và liệu bạn có mắc bệnh thiếu máu hay không. Bởi lẽ kiểm tra A1C sẽ không chính xác ở những người bị thiếu máu.
2.3. Xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên (RPG)
Đối với các xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên, bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào cần thiết, thay vì phải nhịn đói như xét nghiệm máu FPG. Theo đó, nếu mức đường huyết trong khoảng 140 mg/dl – 199 mg/dl, tức là bạn đang mắc bệnh. Còn nếu không, mức độ đường huyết sẽ hiển thị dưới 140 mg/dl (7,8 mmol/l).
Xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên đòi hỏi bạn phải trích một ít máu (Nguồn: suckhoe123.vn)
3. Những xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ?
3.1. Kiểm tra Glucose
Nếu bạn đang mang thai và cần thực hiện chẩn đoán bệnh đái tháo đường, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm Glucose đầu tiên. Sau khi được cho uống một chất lỏng ngọt có chứa glucose, bác sĩ sẽ lấy một ít máu của bạn rồi mang đi kiểm tra. Trong trường hợp đường huyết của bạn quá cao, từ 135 đến 140 trở lên, bạn có thể cần phải quay lại để khám sức khỏe chuyên sâu bằng xét nghiệm kiểm tra dung nạp glucose đường uống trong khi nhịn ăn.
3.2. Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT)
Để thực hiện xét nghiệm này, bạn cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Trước tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống một thức uống ngọt chứa một lượng glucose vừa đủ khoảng 75g hoặc 100g.
Sau đó tiến hành lấy những mẫu máu trong những mốc thời gian cách nhau 1, 2, và 3 tiếng.
Kết quả xét nghiệm như sau:
Nếu nồng độ đường trong máu dưới 140 mg/dl (7,8 mmol/l), bạn hoàn toàn bình thường.
Nếu đường huyết của bạn cao hơn 200 mg/dl (11.1 mmol/l) cho thấy bạn bị bệnh tiểu đường loại 2.
Thử nghiệm dung nạp glucose đường uống (Nguồn: suckhoe123.vn)
4. Có nên xét nghiệm tiểu đường Type 2 ở Vinmec không
4.1. Trang thiết bị hiện đại nhất
Sở hữu các trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại được nhập trực tiếp từ nước ngoài cùng cơ sở hạ tầng rộng lớn chia thành nhiều khu vực thăm khám, tư vấn, điều trị bệnh khác nhau, bệnh viện đa khoa Vinmec tự hào trở thành địa chỉ khám bệnh uy tín được đông đảo người dân trong nước tin tưởng hiện nay. Vì thế khi tiến hành các xét nghiệm tiểu đường Type 2 ở Vinmec, bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch cũng như tay nghề của các y bác sĩ.
4.2. Đội ngũ chuyên gia bác sĩ giỏi nhất
Tận tâm và chuyên nghiệp là các yếu tố mà đội ngũ chuyên gia bác sĩ dày dạn kinh nghiệm ở Vinmec cam kết mang lại cho mỗi bệnh nhân điều trị. Thông qua các thủ tục xét nghiệm tiểu đường Type 2 ở Vinmec các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ tìm ra bệnh tiểu đường sớm hơn, từ đó tiến hành làm việc với bệnh nhân để quản lý bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng được tốt hơn.
Vinmec là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi nhiều kinh nghiệm (Nguồn: vinmec.com)
4.3. Có nhiều ưu đãi dịch vụ dành cho người bệnh
4.3.1. Miễn phí 10 lần khám với bác sĩ nội tiết.
Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu, Vinmec đưa ra chương trình miễn phí khám với bác sĩ nội tiết tối đa 10 lần, cùng các báo cáo khám bệnh rất chi tiết, giúp cả bệnh nhân và bác sĩ có thể theo dõi bệnh đái tháo đường loại 2 một cách hiệu quả hơn.
4.3.2. Miễn phí 10-12 lần các xét nghiệm nội tiết, tiểu đường.
Xét nghiệm nội tiết, tiểu đường có thể giúp bạn chủ động theo dõi tình trạng bệnh của mình đang diễn biến ở mức độ nào, do đó với ưu đãi miễn phí 10 – 12 lần xét nghiệm thật sự rất tiết kiệm.
4.3.3. Giảm giá 10% dịch vụ XN và CĐHA phát sinh ngoài gói.
Khi chọn mua các gói quản lý ngoại trú bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu của Vinmec, bạn còn được giảm giá 10% cho các dịch vụ xét nghiệm và chẩn đoán không nằm trong quy định của gói khám nữa đấy.
4.3.4. Giảm 10% phí lưu viện
Sau khi xét nghiệm tiểu đường Type 2 ở Vinmec và có kết quả nhập viện, bệnh viện sẽ tiến hành giảm 10% chi phí lưu viện cho người bệnh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chương trình thẻ bảo hiểm độc quyền Vinmec để trải nghiệm toàn bộ dịch vụ hỗ trợ khám chữa bệnh cao cấp nhất từ chúng tôi.
5. Chi phí xét nghiệm tiểu đường tuýp 2 ở bệnh viện Vinmec
Thông thường, chi phí xét nghiệm tiểu đường Type 2 ở Vinmec dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng cho một lần khám. Hơn nữa, giá cả của nhiều gói điều trị đái tháo đường hay tầm soát ung thư đều rất cao, tốt nhất bạn nên đặt mua voucher từng gói khám trên Adayroi để được hưởng nhiều ưu đãi, đồng thời tiết kiệm chi phí hơn mà vẫn nhận được sự chăm sóc chu đáo từ bệnh viện đa khoa đẳng cấp quốc tế Vinmec nhé.
Hy vọng với những thông tin hữu ích về xét nghiệm tiểu đường Type 2 ở Vinmec trên, đã phần nào giải đáp khúc mắc của bạn về căn bệnh nguy hiểm này.