5 nguyên tắc xây thực đơn cho người bị tai biến phòng ngừa đột quỵ

Dường như ai cũng biết, nếu có một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và hợp lý thì sẽ đẩy lùi được nhiều bệnh tật. Vậy thực đơn cho người bị tai biến trong 1 ngày như thế nào là đầy đủ dinh dưỡng và tốt nhất? Hãy cùng Blog Useful tìm hiểu nhé.

1. Nhu cầu dinh dưỡng cho người bị tai biến

Tương tự như chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh nhồi máu cơ tim, người bị đột quỵ hay tai biến cũng cần bổ sung những chất như sau vào thực đơn ăn uống của mình:

1.1. Năng lượng

Đối với bệnh nhân bị tai biến, nằm liệt tại giường và không có khả năng đi lại, di chuyển được thì mỗi ngày chỉ cần cung cấp khoảng 25 kcal/kg cân nặng. Còn người bệnh nhẹ hơn, có cân nặng trung bình khoảng từ 50-55kg thì cần cung cấp 1200-1500 kcal mỗi ngày. Mọi người có thể giảm năng lượng từ 2 nguồn chất tinh bột và chất béo.

1.2. Chất đạm

Ít ai biết rằng, chất đạm được coi là một trong những thành phần cực kỳ quan trọng cho quá trình phục hồi chức năng và cải thiện sức khỏe của người bệnh. Do đó, trong thực đơn cho người bị tai biến, chắc chắn không thể thiếu chất này. Bạn nên chọn nguồn cung cấp đạm có chất lượng cao, ít cholesterol và chất béo bão hòa đồng thời cần đảm bảo tối thiểu 1g chất đạm/kg cân nặng/ ngày và tối đa khoảng 50-60g chất đạm cho những người có cân nặng trung bình từ 50-55kg.

Trong những trường hợp, mắc một bệnh tật khác như đái tháo đường, suy gan, thận… thì cần tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia để cung cấp cũng như điều chỉnh chất đạm cho phù hợp.

1.3. Chất béo

Cùng với chất đạm thì chất béo cũng là một thành phần quan trọng mà mọi người không nên bỏ qua khi xây dựng thực đơn ăn uống dành cho người bị tai biến. Mỗi ngày sẽ cần khoảng 25-30 g chất béo, trong đó nên có ⅔ chất béo thực vật và ⅓ chất béo động vật là tốt nhất. Vì vậy, bệnh nhân nên giảm mỡ, chất béo bão hòa, nội tạng động vật mà thay vào đó nên ăn nhiều cá vì chúng chứa axit béo omega -3 kèm theo sử dụng dầu thực vật để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ tái phát hay cục máu đông trong lòng mạch máu não…

1.4. Khoáng chất

Khoáng chất thường có rất nhiều trong rau củ quả chín và thơm ngon. Không những vậy, chúng còn chứa nhiều kali, có tác dụng rất tốt trong việc tác động đến các mao mạch và phòng chống hạ huyết áp, lợi tiểu…

1.5. Vitamin

Bên cạnh chất khoáng, chất béo hay chất đạm thì trong thực đơn cho người bị tai biến, các bạn cũng đừng bỏ quên mà nên bổ sung vitamin và khoáng chất tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là vitamin C và B9 (axit folic). Bởi chúng giúp phòng chống xơ vữa động mạch, giảm bớt mỡ máu hay hạ huyết áp cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt, nếu sử dụng ít nhất 300 mcg axit folic mỗi ngày thì sẽ góp phần giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% bệnh tim mạch.

Bạn có thể tìm thấy 2 loại vitamin này trong cam, quýt, chanh, bưởi, các loại quả có vị chua hay các loại đậu, ăn rau có màu xanh đậm như cải xoăn, rau bina…

2. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tai biến

Muốn giúp cho người bệnh bị đột quỵ hay tai biến mạch máu não nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì bạn cần áp dụng một số nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống như sau:

2.1. Các chất hấp thụ nhiều

Người bệnh nên hấp thụ nhiều rau – củ – quả bởi chúng có chứa các chất như Folate, chất xơ, Kali, chất chống oxy hóa… giúp giảm bớt cholesterol, sự phá hủy mạch máu hay nguy cơ đột quỵ đồng thời có thể kiểm soát mức huyết áp hợp lý.

Nước khoáng, nước tinh khiết: đối với người bình thường, nước đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng huống chi là người bệnh. Do đó, mỗi ngày bệnh nhân nên uống từ 8-10 ly nước để đảm bảo đầy đủ nước cho cơ thể.

Ngũ cốc nguyên hạt dinh dưỡng, bánh mì vì chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin và folate hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ đột quỵ hiệu quả.

2.2. Các chất hấp thụ vừa phải

Đối với các chất hấp thụ vừa phải, sẽ có các loại thịt, cá như thịt gà, thịt đỏ… nhưng mọi người cần đảm bảo là loại bỏ mỡ, thịt gà nên tách da, chọn thịt nạc ít hoặc không có mỡ… Cùng với đó, nên ăn nhiều loại cá giàu chất béo, ít nhất khoảng 2-3 lần một tuần để phòng tránh nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, có thể bổ sung các sản phẩm, chế phẩm từ sữa ít béo nguyên chất: sữa chua, phô mai, yaourt, bánh trứng sữa… vì lượng canxi, kali sẽ giúp người bệnh kiểm soát điều độ huyết áp, giảm bớt tình trạng tai biến mạch máu não.

2.3. Các chất hấp thụ ít

Trong thực đơn cho người bị tai biến thì có một số chất bệnh nhân nên hấp thụ ít, đó là các chất béo đơn, đa không bão hòa và chúng thường có trong dầu thực vật như dầu hướng dương, ô liu, hạt cải, quả bỏ, các loại hạt, đậu…

2.4. Các chất hạn hạn chế hấp thụ

Bên cạnh việc hấp thụ những thực phẩm như đã liệt kê ở phía trên thì bạn cũng lưu ý là hạn chế cho vào thực đơn của bệnh nhân bị đột quỵ hay tai biến mạch máu não một số chất như:

  • Các chất béo không lành mạnh sẽ có trong thức ăn nhanh, chế biến sẵn, thịt có mỡ, bánh ngọt hay bơ… bởi chất béo chuyển hóa cùng chất béo bão hòa sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể và rất dễ bị đột quỵ, tai biến.
  • Muối là nguyên nhân khiến con người dễ mắc bệnh tăng huyết áp – tiền thân của tai biến mạch máu não và đột quỵ. Do đó, bạn nên chọn những sản phẩm ít muối hoặc không thêm muối. Đồng thời hạn chế, tránh xa các món ăn nhiều muối, thực phẩm đã chế biến sẵn, thức ăn nhanh… Thay vào đó, khi nấu ăn, có thể thử sử dụng các loại gia vị khác hay thảo mộc để tăng mùi vị, làm cho món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn.
  • Các chất kích thích hay đồ uống có gas, cồn như bia rượu, cà phê… bệnh nhân cũng nên hạn chế tuyệt đối vì khi sử dụng rồi sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát huyết áp trong cơ thể mình.

2.5. Chia bữa ăn cho người tai biến

Thông thường, khi mắc bệnh tai biến mạch máu não, nhiều người sẽ có xu hướng buồn phiền, lo âu, mệt mỏi và chán ăn. Vì vậy, người nhà nên chăm sóc cho bệnh nhân bằng cách chia đều nhỏ các bữa ăn trong một ngày, luôn để cho người bệnh tự ăn nếu họ muốn, động viên, khuyến khích bệnh nhân nên ăn các bữa nhẹ trong ngày, khi ăn nên cố gắng để người bệnh tập trung vào bữa ăn, tránh xao nhãng và quan tâm, theo dõi sát sao kỹ lưỡng để xem bệnh nhân có gặp vấn đề gì khi nhai, nuốt không…?

3. Thực đơn đủ dinh dưỡng cho người bị đột quỵ

Dưới đây là gợi ý thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh bị đột quỵ hay tai biến mà mọi người có thể tham khảo:

3.1. Buổi sáng

Một tô cháo trắng vừa kèm theo nửa quả trứng vịt và tráng miệng bằng một trái chuối.

3.2. Buổi trưa

Có thể để người bệnh ăn 1,5 bát cơm trắng với canh mướp nấu nghêu, bông cải xào thịt bò và 1 miếng đu đủ chín, ngọt.

3.3. Buổi tối

Một bát cơm kết hợp với cá lóc kho tộ hoặc canh chua cá kèm rau sống và một ly sương sâm. Trước khi đi ngủ, nên uống một ly sữa bò tươi ấm nóng để dễ ngủ hơn.

Ngoài ra, cùng với việc xây dựng thực đơn ăn uống, chế độ dinh dưỡng khoa học như trên thì mọi người có thể tham khảo các bài thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não để áp dụng cho phù hợp.

4. Lưu ý khi lên thực đơn cho người bị tai biến

Trong quá trình xây dựng chế độ ăn uống, thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh bị đột quỵ hay tai biến mạch máu não thì bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Thức ăn phải dễ tiêu hóa và hấp thu như súp, sữa, cháo…
  • Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như những gia vị cay nóng, cà phê…
  • Khẩu phần ăn cần giảm nước bởi người bệnh không thể bài tiết được đồng thời vì muối tụ ở máu nhiều khiến thận kém.
  • Giảm muối trong khẩu phần ăn để bớt phù nề đồng thời giúp thận bài tiết, hoạt động tốt hơn.
  • Năng lượng trong khẩu phần ít để tránh tăng cân.

Hy vọng với những thông tin bổ ích như trên thì mọi người đều đã biết cách xây dựng thực đơn cho người bị tai biến một cách tốt nhất, đầy đủ dinh dưỡng và hiệu quả. Đồng thời, cũng đừng quên nên chọn mua thực phẩm sạch, dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe an toàn, bạn nhé!