1. Nguyên nhân bị đau lưng không cúi xuống được
Tuổi tác, chấn thương, cường độ tập luyện, thói quen sinh hoạt và bệnh lý là 5 nguyên nhân bị đau lưng không cúi xuống được.
Tuổi tác
Tuổi càng cao, sức khỏe càng yếu do quá trình lão hóa tự nhiên. Trong đó, sức khỏe xương khớp “xuống cấp” là một trong những vấn đề lớn mà người già phải đối mặt. Lúc này, phần cột sống trở nên yếu và nhạy cảm, chỉ một tác động nhỏ cũng gây đau nhức, đặc biệt là đau ở lưng. Kèm theo đó là tình trạng không thể cúi xuống được, cũng không thể thẳng người lên.
Đau lưng và khó khăn khi cúi xuống rất phổ biến ở người già
Chấn thương
Cụ thể ở đây là chấn thương cột sống xảy ra khi làm việc, lái xe, chơi thể thao,… Do các đốt xương cột sống bị tổn thương nên người bệnh cảm thấy đau tại vị trí này. Tùy mức độ tổn thương mà xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác như không thể cúi người, hạn chế di chuyển,…
Cường độ tập luyện
Tình trạng đau lưng không cúi xuống được dễ xảy ra ở người thường xuyên tập luyện cường độ cao. Quá trình tập luyện, cột sống luôn phải chịu một áp lực lớn trong thời gian dài, các dây thần kinh ở lưng cũng chịu tác động không nhỏ. Hệ quả là xuất hiện cơn đau lưng và không thể khom người hay cúi người.
Thói quen sinh hoạt
Rất nhiều người trẻ bị đau lưng không cúi xuống được mà nguyên nhân đến từ chính thói quen sinh hoạt. Tình trạng này rất phổ biến ở những người làm việc văn phòng trong môi trường công sở, thường xuyên ngồi một chỗ trong nhiều giờ liền. Khi đứng dậy, người bệnh cảm thấy đau nhức lưng và khó khăn khi cúi người, khom người. Tình trạng kéo dài còn gây ra các biến chứng thoát vị đĩa đệm, cột sống biến dạng (cong, vẹo).
Những người ngồi làm việc nhiều giờ liên tục rất dễ bị đau lưng và không thể cúi xuống
Bệnh lý
Đau lưng không cúi xuống được có thể là dấu hiệu của bệnh lý, thường là các bệnh về xương khớp như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, trượt cột sống thắt lưng, đau thần kinh tọa, viêm khớp,… Những bệnh lý này khiến người bệnh đau nhức (âm ỉ, dai dẳng hoặc dữ dội, đột ngột), hạn chế khả năng vận động, suy giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, tuyệt đối không được chủ quan mà cần đi khám và điều trị tích cực.
2. Bị đau lưng không cúi xuống được phải làm sao?
Để biết nên làm gì trong trường hợp bị đau lưng không cúi xuống được, người bệnh cần xác định nguyên nhân và nắm bắt các biểu hiện đi kèm. Dưới đây là một vài giải pháp để bạn tham khảo.
Nghỉ ngơi, thư giãn
Nghỉ ngơi để đốt sống lưng có thời gian phục hồi, nhất là sau khi bạn tập luyện cường độ cao. Bạn nên tập trung nghỉ ngơi cho đến khi thấy cơn đau lưng thuyên giảm, việc cúi người xuống trở nên dễ dàng. Bên cạnh đó, tạm ngưng tập luyện trong một thời gian ngắn để đảm bảo cơ khớp vùng lưng được phục hồi hoàn toàn.
Nghỉ ngơi đến khi cơn đau lưng thuyên giảm và hết
Xoa bóp, bấm huyệt
Xoa bóp, massage nhẹ nhàng vùng lưng và thắt lưng. Bạn có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân hỗ trợ. Trong khi xoa bóp, có thể kết hợp với thoa tinh dầu để kích thích tuần hoàn máu và tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu. Ngoài ra, nếu trong gia đình có người biết bấm huyệt, bạn hãy nhờ họ bấm huyệt vùng lưng để giảm đau hiệu quả.
Chườm nóng hoặc lạnh
Ngoài xoa bóp, massage, chườm nóng hoặc chườm lạnh cũng là cách giúp giảm đau lưng hiệu quả. Bạn có thể dùng túi nước ấm hoặc túi đá lạnh để chườm vào vị trí đau trong 10 – 15 phút hoặc cho đến khi thấy dễ chịu hơn. Hơi nóng hoặc hơi lạnh giúp tăng cường lưu thông máu và giảm căng cơ.
Đắp thảo dược
Đây là cách trị đau lưng không cúi xuống được hiệu quả mà rất an toàn. Bạn có thể dùng gừng, nghệ, lá trầu, ngải cứu,… sơ chế sạch sẽ rồi đắp lên lưng. Các hoạt chất kháng viêm, giảm đau trong các thảo dược này được nhiều người cho là có tác dụng làm thuyên giảm xương khớp và cải thiện khả năng vận động.
Đi thăm khám
Nếu bị đau lưng không cúi xuống được trong thời gian dài, ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, bạn cần đi khám nhanh chóng. Vì như chia sẻ, đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý về xương khớp không thể chủ quan. Đi khám giúp bác sĩ xác định nguyên nhân, chẩn đoán bệnh và có phác đồ điều trị cụ thể.
Bạn nên đi khám nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm
3. Phòng ngừa đau lưng không cúi xuống được như thế nào?
Những biện pháp dưới đây giúp bạn phòng tránh bị đau lưng không cúi xuống được do thói quen sinh hoạt, tập luyện, chấn thương hay tuổi tác:
- Vận động, tập luyện mỗi ngày nhưng chú ý chọn bài tập phù hợp và tập trong thời gian hợp lý.
- Chế độ ăn hàng ngày cân bằng dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, D và canxi.
- Khi đi đứng, hãy cố gắng giữ tư thế thẳng lưng, không nên khom hay cúi người về trước để tránh gây áp lực lên cột sống.
- Với người làm việc nặng nhọc, nên chú ý đến việc khuân vác, bưng bê đồ nặng, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng lên cột sống.
- Với người làm việc văn phòng, nên đứng lên ngồi xuống và đi lại nhẹ nhàng trong văn phòng, không ngồi một chỗ quá lâu.
- Tuân thủ nguyên tắc an toàn trong khi làm việc, lái xe, chơi thể thao,… để tránh các sự cố va chạm, chấn thương.
Trong những trường hợp đau lưng không cúi xuống được do bệnh lý hay biến chứng phẫu thuật, bạn hãy phòng ngừa tình trạng tái phát bằng cách thăm khám theo lịch hẹn và dùng thuốc đúng hướng dẫn. Ngoài ra, nếu được bác sĩ chỉ định tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, hãy kiên trì tập luyện, không bỏ giữa chừng để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất.
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn nắm được nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa tình trạng bị đau lưng không cúi xuống được. Để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn về tình trạng này, bạn hãy đến Chuyên khoa Cơ Xương khớp của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Ngay từ bây giờ, quý khách có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để đăng ký lịch khám trước.
—————————————————