5 lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Khi mang thai, mẹ bầu không chỉ chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt mà còn nên theo dõi sát sao lịch tiêm phòng để hạn chế các căn bệnh cho mẹ và bé. Vậy, lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu gồm những gì, có tác dụng phụ không?

1. Có nên tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Bệnh uốn ván là căn bệnh dễ xảy ra ở phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và có tỷ lệ tử vong cao. Bà bầu mắc bệnh uốn ván do nhiễm vi khuẩn ván lúc sinh nở gây tử vong. Với trẻ nhỏ, vi khuẩn ván xâm nhập vào nơi cắt hoặc buộc dây rốn khiến trẻ bị nhiễm trùng, nhiều trường hợp suy hô hấp, ảnh hưởng nhịp tim, rối loạn thần kinh.

Vì thế, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần được tiêm phòng uốn ván để tạo ra kháng thể bảo vệ mẹ và bé khỏi vi khuẩn ván.  Đây cũng được xem là mũi tiêm bắt buộc để trẻ không bị mắc uốn ván sau khi cắt dây rốn.

Tiêm phòng uốn ván giúp bảo vệ mẹ bầu và bé trong bụng khỏe mạnh

Tiêm phòng uốn ván giúp bảo vệ mẹ bầu và bé trong bụng khỏe mạnh (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

2. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có đau không

Các vacxin sử dụng tiêm phòng uốn ván cho bà bầu đều được đảm bảo an toàn nên hầu như không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bầu bị dị ứng với thành phần sản xuất vacxin gây ra các phản ứng như sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí tiêm, dị ứng… Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn an tâm vì đây đều là những biểu hiện bình thường và sẽ hết trong thời gian nhanh. Tuy nhiên, nếu việc cơ thể bị sốt cao, sưng viêm kéo dài thì mẹ cần tìm gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Bạn có thể lựa chọn dịch vụ thai sản trọn gói để được theo dõi xuyên suốt quá trình thai sản và phát hiện những bất thường.

3. Sau tiêm phòng uốn ván cho bà bầu bị sưng ngứa

Sau khi tiêm phòng uốn ván, một số trường hợp mẹ bầu gặp phải gồm mẩn đỏ, đau, sưng tấy, ngứa… khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn an tâm vì theo các bác sĩ đây chỉ là phản ứng phụ của vacxin uốn ván nói riêng và hầu hết các loại vacxin khác nói chung do thành phần vacxin thừa gây ra. Trường hợp này càng dễ xảy ra với các mẹ bầu có hệ miễn dịch không tốt hoặc cơ địa nhạy cảm dẫn đến đau, sưng ngứa. Triệu chứng này thường kéo dài 3-4 ngày và tự mất đi.

Để hạn chế các triệu chứng vết tiêm sưng đau, mẹ bầu có thể sử dụng túi chườm lạnh hoặc đá viên bọc khăn để ở nơi tiêm trong khoảng 30 giây, nhấc ra 5 giây lại tiếp tục chườm. Thời gian chườm 20 – 30 phút. Sau 24 giờ, mẹ bầu chườm nóng giúp tan vết sưng nhanh hơn. Một cách khác, mẹ bầu có thể xoa nhẹ bằng tay xung quanh vết tiêm 20 – 30 phút để máu lưu thông tốt hơn, giảm sưng tấy. Nên đăng ký bảo hiểm thai sản để hạn chế những rủi ro trong suốt quá trình mang thai.

4. Nên tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào

Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần đảm bảo tuân theo lịch giai đoạn mang thai hoặc lịch trung tâm y tế, không tự ý tiêm khi không có chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu có thể tìm hiểu thời gian tiêm phòng uốn ván cho bà bầu. Theo đó, thời điểm tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu mang thai lần đầu trước đó chưa từng tiêm phòng bệnh uốn ván, chưa tiêm đủ 3 mũi vacxin thành phần chứa uốn ván sẽ tiêm hai mũi. Trong đó mũi thứ nhất tiêm khi mẹ mang thai trên 20 tuần. Mũi 2 tiêm sau mũi đầu trên 30 ngày, trước sinh từ 30 ngày trở lên.

Đối với người đã tiêm phòng uốn ván và mang thai lần hai: nếu trước khi mang thai, bạn đã tiêm đủ 5 mũi phòng bệnh uốn ván và cách đây không quá 10 năm thì khi mang thai bạn không cần thiết tiêm phòng bệnh uốn ván. Nếu quá 10 năm, mẹ bầu cần tiêm lại 2 mũi nhắc lại. Với mẹ bầu đã tiêm 2 mũi thai kỳ trước thì thai kỳ sau chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại ở tuần 20 trở đi (khoảng cách hai thai kỳ không quá 10 năm). Nếu khi thai phụ còn nhỏ được tiêm chủng mở rộng 3 mũi ho gà, uốn ván, bạch hầu thì khi mang thai tiêm thêm một mũi vào tuần 20 trở đi. Chi tiết về tiêm phòng có thể tìm hiểu lịch tiêm phòng cho bà bầu cũng như chi phí bao nhiêu để chủ động hơn.

Mẹ bầu nên được tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm uốn ván

Mẹ bầu nên được tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm uốn ván (Nguồn: suckhoe123.vn)

5. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần kiêng gì

5.1 Sử dụng rượu bia chất kích thích

Một trong những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là cần kiêng rượu bia, chất kích thích. Bởi sau khi tiêm phòng khoảng 2 tuần là lúc cơ thể tạo ra kháng thể, để vacxin đạt hiệu quả cao khi tiêm ngừa, mẹ bầu không nên dùng rượu bia, chất kích thích để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

5.2 Sử dụng tùy tiện thuốc hạ sốt

Sau khi tiêm phòng uốn ván, mẹ bầu có dấu hiệu bị sốt tuy nhiên cũng không được tự ý sử dụng thuốc hạ sốt khi không có chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng phòng uốn ván của vacxin.

Hạn chế sử dụng các loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ

Hạn chế sử dụng các loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ (Nguồn: icnm.vn)

5.3 Gặp bác sĩ khi triệu chứng kéo dài

Khi các triệu chứng sau tiêm như sưng đau, sốt, tiêm nhiễm vùng tiêm kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ bầu cần gặp bác sĩ để khám chữa và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời. Mẹ bầu nên lựa chọn gói dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói, chăm sóc toàn diện để bảo vệ sức khỏe và kịp thời khám chữa khi có những dấu hiệu bất thường.

Với những thông tin lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu trên hy vọng bạn đã có cho mình câu trả lời về tiêm phòng và các lưu ý liên quan. Tiêm phòng quan trọng giúp bảo vệ bản thân và xã hội vì thế cần được thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ. Hãy lựa chọn nơi tiêm phòng uy tín giúp bảo đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Mẹ nên tìm hiểu hệ thống bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec – địa chỉ chất lượng, nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn gia đình, giúp mẹ vượt cạn dễ dàng, bé luôn khỏe mạnh.