5 Kỹ năng thoát hiểm dành cho trẻ em bị bỏ quên trên ô tô

Phụ huynh và nhà trường nên trang bị cho các bé các kỹ năng cần thiết sau đây để tăng khả năng nhận biết nguy hiểm và thoát khỏi xe ô tô khi bị mắc kẹt thay vì hoảng hốt, sợ hãi.

 

  • Những nguyên tắc đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ trên ô tô
  • Kinh nghiệm lái xe an toàn và xử lý tốt tình huống
  • Quy định về bình cứu hỏa trên xe ô tô

Cộng đồng mạng vừa qua đã thương tiếc cho một học sinh 6 tuổi tử vong do bị để quên trên ô tô chỉ trong ngày đi học thứ hai và gây không ít xôn xao cho các bậc phụ huynh đang có con nhỏ theo học tại các trường đưa đón bằng xe buýt.

Theo nghiên cứu của Viện Nhi hàn lâm Mỹ (AAP) cho biết cơ thể trẻ nhỏ có thể tăng nhiệt độ nhanh hơn 3 đến 5 lần so với người lớn, bởi vậy việc cơ thể trẻ em tăng lên 40 độ C hoặc vượt hơn mức này dẫn đến vượt quá khả năng điều tiết của hệ nội tiết khi bị mắc kẹt trong một chiếc xe nóng. Hậu quả là gây tổn thương về não và dẫn đến tử vong nếu không phát hiện kịp thời.

 

Kỹ năng thoát hiểm cho trẻ bị bỏ quên

 

Trường hợp xảy ra vừa qua không phải là duy nhất, trên thế giới tình trạng trẻ em bị bỏ quên trên xe đang ở mức báo động với các bậc phụ huynh, người lớn. Theo thống kê có 24 trẻ em tử vong trong xe hơi tại Mỹ vào năm 2022 và 52 trẻ em (từ 2 tháng tuổi đến 11 tuổi ) tử vong do bị bỏ quên trong ô tô vào năm 2022. Con số khủng khiếp hơn kể từ năm 1998 có đến 800 trẻ em bị bỏ quên trên xe hơi cho đến chết ngạt.

 

trẻ ngủ quên trên ô tô

 

Vì vậy các bậc cha mẹ, nhà trường nên hướng dẫn những kỹ năng thoát hiểm cho trẻ vì đây là kỹ năng vô cùng quan trọng khi chẳng may bị bỏ quên trên xe ô tô:

 

Danh mục bài viết

1. Cố gắng bình tĩnh

 

Trẻ con rất mỏng manh vì thế khi xảy ra chuyện trẻ thường sẽ khóc lóc, gào thét dễ khiến trẻ nhanh chóng kiệt sức, mệt mỏi và giảm đi cơ hội thoát ra. Việc đầu tiên nên khuyên khi bé chẳng may mắc kẹt trong xe là bình tĩnh, báo hiệu cho người xung quanh biết tình trạng của mình hoặc tìm cách tự thoát ra ở kỹ năng tiếp theo.

 

giữ bình tĩnh

 

2. Mở cửa xe ở vị trí của ghế lái

 

Hãy hướng dẫn con mở cửa từ vị trí này vì khi xe đã khóa và không cắm chìa khóa trong xe ô tô vẫn có thể mở được từ bên trong tại ghế lái. Lúc này còi báo động chống trộm trên xe sẽ kêu lên nêu mở cửa này ra sẽ góp phần cho việc gây chú ý của người xung quanh đến giải cứu.

 

Mửa cửa xe ở vị trí ghế lái

 

3. Bấm còi vô lăng xe liên tục

 

Nên dạy bé biết vị trí vô lăng trên xe để khi bị bỏ rơi trên xe ô tô bé sẽ tự mình tìm kiếm hình ký hiệu còi xe và nhấn liên tục để gây sự chú ý từ những người xung quanh khu vực đỗ xe. Có một sự thật rất ít người biết rằng dù xe không khởi động nhưng còi xe ô tô vẫn luôn hoạt đông.

 

Bấm còi

 

4. Tìm cách phá kính cửa ô tô

 

Nếu trẻ đã lớn từ 9-11 tuổi thì đây là cách có thể thực hiện được khi bất khả kháng khi không thể kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài hay không thể tự mở cửa xe được. Trẻ có thể tìm các vật dụng phá kính ô tô khi mắc kẹt trong xe và dạy trẻ tự tùm các đồ vật, dụng cụ khác để tìm cách phá kính thoát ra khi trên xe không có dụng cụ phá kính.

 

Tìm cách phá cửa kính xe

 

5. Sử dụng thiết bị thông minh để liên lạc

 

Sử dụng thiết bị thông minh để liên lạc

 

Đồng hồ thông minh hay các thiết bị di động là các thiết bị thông minh mà các bậc phụ huynh có thể trang bị cho con để liên lạc không chỉ riêng bị bỏ quên trên xe hơi mà các tình huống xấu khác có thể xảy ra. Do đó hãy dạy bé kỹ năng liên lạc với cha/mẹ, người thân hay người xung quanh để kêu gọi sự giúp đỡ. Nên dạy bé kỹ năng gọi đến các số điện thoại của cứu thương, cảnh sát khi gặp phải sự cố, chứ không chỉ các số điện thoại lưu trực tiếp trên điện thoại.

Mục nhập này đã được đăng trong Ô tô. Đánh dấu trang permalink.