4 lưu ý khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh bị mưng mủ nhanh khỏi

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh là một biện pháp giúp chủ động miễn dịch cơ thể trẻ khỏi vi khuẩn lao. Tuy nhiên tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh bị mưng mủ có nguy hiểm không, mẹ cần lưu ý gì khi bị mưng mủ? Cùng Blog Useful giải đáp tất cả qua bài viết sau.

1. Mưng mủ sau chích ngừa BCG có nguy hiểm không

Tương tự như các loại vacxin khác, vacxin chích ngừa lao BCG được tiêm theo lịch tiêm chủng cho trẻ 0 – 18 tháng tuổi có thể gây ra các tác dụng phụ trong đó có vết tiêm mưng mủ. Đây là một triệu chứng bình thường bé có thể gặp phải sau tiêm cho thấy cơ thể bé đang đáp ứng tốt với vacxin, vì thế mẹ không cần quá lo lắng nếu dấu hiệu này ở mức bình thường. Vết mưng mủ sau khi tiêm lao sẽ tự khỏi mà không cần chữa trị, bôi thuốc hay có bất cứ can thiệp nào.

Ngoài tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh bị mưng mủ, bé còn có một số phản ứng phụ như sốt nhẹ, chỗ tiêm bị sưng và đau nhẹ, dị ứng… đây là những dấu hiệu bình thường dễ gặp và cũng tự khỏi sau 1-3 ngày. Mẹ chỉ nên đưa bé đến bệnh viện nếu các dấu hiệu đau ngày càng kéo dài không khỏi và nghiêm trọng hơn.

2. Mưng mủ sau tiêm phòng lao bao lâu thì hết

Thông thường vết tiêm phòng lao cho trẻ bị mưng mủ sẽ lành lại sau khoảng 5 tuần sau tiêm. Một vài trường hợp có thể kéo dài khoảng 2 tháng, triệu chứng này bình thường và không đi kèm dấu hiệu nguy hiểm hay bất thường nào khác. Nếu trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, mẹ có thể chườm khăn lạnh hoặc sử dụng miếng dán hạ nhiệt cho trẻ giúp hạ sốt nhanh để đảm bảo sức khỏe trẻ.

3. Mẹ cần lưu ý gì sau chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh

3.1. Theo dõi tại trung tâm tiêm chủng

Trước khi tiêm, mẹ nên lựa chọn trong danh sách 16 địa điểm tiêm chủng tốt tại Hà Nội và HCM giúp an tâm về quá trình tiêm, loại vacxin. Sau khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh, nên cho bé ở lại ít nhất 30 phút để xem những phản ứng bất thường sau khi tiêm. Nếu trẻ có phản ứng bất thường sẽ có phương pháp xử lý kịp thời. Trường hợp trẻ không có những bất thường sau khi tiêm chủng, cha mẹ cho trẻ về nhà và tiếp tục theo dõi tại nhà.

3.2. Theo dõi tại nhà

Sau khi chích ngừa lao cho trẻ việc theo dõi tại nhà đặc biệt tại vết tiêm rất quan trọng để kịp thời phát hiện những biến chứng với trẻ. Nếu sau khi tiêm trẻ sốt nhẹ, cha mẹ không cần mang đi bệnh viện mà chỉ cần chườm lạnh cho trẻ, cho trẻ bú nhiều hơn, uống nhiều nước hơn và chọn mua các đồ quần áo sơ sinh thoáng mát, không gây kích ứng. Nếu chỉ gặp vấn đề vết tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh bị mưng mủ thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu vết thương bị mưng mủ kèm theo các dấu hiệu khác như sốt cao, quấy khóc, bỏ bú, co giật, khó thở, hôn mê… thì cha mẹ cần cho trẻ đi bệnh viện ngay để khám chữa.

3.3. Cách chăm sóc vết tiêm nhanh lành

Nhiều cha mẹ phân vân vết tiêm lao mưng mủ có nên nặn? Thực tế vết tiêm bị mưng mủ, cha mẹ không nên nặn ra mà nên để vết thương đó tự lành, bởi việc dùng tay nặn không những khiến các bé bị đau mà còn có thể nhiễm trùng nếu không vệ sinh sạch sẽ chỗ vết tiêm và tay người nặn. Việc nặn mủ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, tuy nhiên theo khuyến cáo nên để vết mưng mủ tự khô, tróc vảy và bong ra. Thường xuyên đăng ký khám chuyên khoa nhi giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

3.4. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm

Sau khi tiêm phòng lao cho trẻ, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn, nếu trẻ có thể ăn ngoài nên bổ sung thêm nước, các loại nước ép hoa quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tóm lại, việc tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh bị mưng mủ là một triệu ứng bình thường cho thấy bé đáp ứng tốt với vacxin lao. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần theo dõi để nhận biết các dấu hiệu bất thường cơ thể trẻ và có biện pháp điều trị kịp thời.