4 loại dầu thực vật phổ biến và cách sử dụng đảm bảo sức khỏe

Dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu gạo, dầu ô-liu là 4 loại dầu thực vật được các bà nội trợ yêu thích và lựa chọn để thay thế mỡ động vật. Tuy nhiên, những kiến thức về giá trị dinh dưỡng cũng như những đặc tính khi nấu nướng của từng loại dầu thực vật thì không phải ai cũng nằm lòng.

1. Dầu đậu nành

Về dinh dưỡng, dầu đậu nành giàu Omega 3, 6, 9 và không chứa cholesterol nên là nguồn chất béo lý tưởng giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp. Do có nhiệt sôi khá cao (dao động ở mức 230 độ C) nên mẹ nội trợ có thể sử dụng dầu đậu nành để nấu các món nhiệt độ thấp như salad, canh, món trộn hay chiên xào mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe. Đặc biệt, dầu đậu nành còn có hàm lượng chất không bão hòa đa cao (trên 60%). Chất béo không bão hòa đa là thành phần rất tốt cho sức khỏe khi sử dụng ở trạng thái nhiệt thấp.

Trong các loại dầu thực vật thì dầu đậu nành giúp cơ thể ngăn ngừa được các bệnh liên quan đến tim mạch

Trong các loại dầu thực vật thì dầu đậu nành giúp cơ thể ngăn ngừa được các bệnh liên quan đến tim mạch (Nguồn ảnh: Internet)

Về hương vị, dầu  đậu nành là loại dầu ít ám mùi vào thức ăn nhất trong số các loại dầu thực vật nên rất phù hợp để tăng hương vị cho các món salad, món canh.

2. Dầu hướng dương

Dầu hướng dương là loại dầu có hàm lượng vitamin A, D, E dồi dào, giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, hen suyễn, làm đẹp da và tóc…

Dầu hướng dương có hàm lượng vitamin E cao nhất trong các loại dầu thực vật

Dầu hướng dương có hàm lượng vitamin E cao nhất trong các loại dầu thực vật (Nguồn ảnh: Internet)

Cũng như phần loại dầu thực vật khác, không nên dùng dầu hướng dương cho các món chiên, rán. Thay vào đó, với mùi thơm nhẹ đặc trưng, dầu hướng dương rất phù hợp cho các món trộn, salad, ướp thịt cá, nấu canh hoặc xào nhanh.

3. Dầu gạo

Đây là loại dầu được người Nhật rất ưa chuộng nhờ trong thành phần có “dưỡng chất vàng” Gamma Oryzanol. Gamma Oryzanol có khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 4 lần vitamin E, giúp ngăn ngừa hiệu quả sự hình thành các gốc tự do, vốn là nguyên nhân gây ra hơn 60 bệnh lý nguy hiểm khác. Gamma-Oryzanol được nhiều thầy thuốc tim mạch trên thế giới khuyên dùng để điều hòa mức cholesterol trong cơ thể, bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Dầu gạo chứa dưỡng chất vàng Gamma Oryzanol không thể tìm thấy trong các loại dầu thực vật khác

Dầu gạo chứa dưỡng chất vàng Gamma Oryzanol không thể tìm thấy trong các loại dầu thực vật khác (Nguồn ảnh: Internet)

Với độ ám mùi thấp, điểm sôi cao (250 độ C), lượng chất béo không bão hòa đa không quá cao (31%) dầu gạo có thể dùng để chế biến các món ăn từ salad, nước sốt đến một số món chiên xào. Dầu gạo có ưu điểm ít thấm hút hay bám dính vào thực phẩm khi xào nên các món dùng dầu gạo sẽ bớt “ngán” hơn so với một số loại dầu khác.

4. Dầu oliu

Dầu ô liu được biết đến là loại dầu ăn tốt cho sức khỏe, đặc biệt với những người muốn giảm cân vì loại dầu này giúp cơ thể sản sinh nhiều cholesterol tốt, giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Dầu ô liu còn là nguồn chất béo giúp cơ thể hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư vú, huyết áp, tiểu đường…

Dầu ô liu là một trong các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe

Dầu ô liu là một trong các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe (Nguồn ảnh: Internet)

Để hấp thu trọn vẹn những giá trị dinh dưỡng trong dầu ô liu, bạn nên sử dụng loại dầu này để làm các món salad, tưới lên các món ăn khi việc nấu nướng đã hoàn thành hoặc uống trực tiếp. Với điểm sôi nằm ở khoảng 160 – 190 độ C, dầu ô liu chỉ nên được sử dụng để xào món ăn ở nhiệt độ thấp.

Có thể nói, mỗi loại dầu thực vật đều có hàm lượng dinh dưỡng cũng như những đặc tính khác nhau khi chế biến. Bạn có thể dựa vào tình trạng sức khỏe, khẩu vị hay nhu cầu chế biến để lựa chọn dầu ăn phù hợp với gia đình.