4 cấp độ ung thư phát triển như thế nào, các cách điều trị hiện nay

Thực tế, bệnh ung thư vẫn có thể chữa khỏi và kéo dài tuổi thọ từ 5-10 năm nếu được phát hiện ở những cấp độ 1 và 2. Vậy những cấp độ ung thư này được phân chia như thế nào? Làm sao để phát hiện bệnh ngay từ những giai đoạn đầu? Lắng nghe những chia sẻ y khoa sau nhé.

1. Bệnh ung thư là gì

Ung thư là tên gọi chung cho tập hợp các bệnh gây ra bởi sự phân chia bất thường của các tế bào trong cơ thể. Thông thường, các tế bào ung thư có thể tạo thành những khối u rắn, ác tính hoặc không (như trong trường hợp của ung thư máu). Những khối u này có thể xâm lấn tới các mô gần đó và lan rộng (di căn) ra toàn bộ cơ thể theo máu và hệ bạch huyết. Một số bệnh ung thư có tỷ lệ người mắc cao nhất ở nước ta là ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày… với tỷ lệ tử vong lên đến 110/100.000 người. Những người trong gia đình có tiền sử mắc ung thư hoặc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại… là một trong 4 nhóm người có khả năng mắc ung thư cao nhất.

2. Cơ chế gây bệnh ung thư

Như đã trình bày, các tế bào trong cơ thể sẽ được “lập trình” sẵn khả năng tự phân chia hoặc tự hủy của chúng trong chính vật chất di truyền nằm tại nhân tế bào. Tuy nhiên, khi ung thư phát triển, quá trình có trật tự này bị phá vỡ. Các tế bào cũ hoặc bị hư hỏng sẽ tồn tại trong khi các tế bào mới hình thành không cần thiết.

Những tế bào lỗi này có thể phân chia liên tục, tăng sinh mất kiểm soát và hình thành lên khối u sau đó sẽ trở thành các cấp độ ung thư khác nhau. Khối u ác tính sẽ trở thành ung thư trong khi những khối u lành tính lại ít có khả năng di căn và có thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật.

3. Quá trình hình thành tế bào ung thư

Ung thư được bắt nguồn từ sự đột biến trong cách thức kiểm soát hoạt động của các tế bào đối với chức năng phát triển và tự phân chia. Theo đó, trong bộ gen di truyền của con người, sẽ có những đoạn DNA quy định việc phân chia và tự hủy của các tế bào.

Nhưng vì một lý do nào đó, đoạn DNA này bị thêm, bớt hoặc thay đổi trật tự dẫn đến mất kiểm soát toàn bộ quá trình phân chia và hình thành nên những tế bào bị lỗi, sau đó có thể trở thành các tế bào ung thư. Thông thường, các tế bào ung thư sẽ có sự đột biến nhất định trong DNA, tuy nhiên không phải đột biến DNA nào cũng có thể gây ra bệnh ung thư ở cơ thể con người.

4. Các cấp độ ung thư

Có rất nhiều cách để đánh giá mức độ ác tính và các cấp độ của ung thư. Trong đó, hệ thống đánh giá dựa trên thang đo T.N.M là tiêu chuẩn được nhiều nước áp dụng nhất. T.N.M lần lượt là chữ cái viết tắt của Tumor (kích thước khối u), Nodule (hạch lympho tổn thương) và Metastasis (di căn). Trong đó, T bao gồm có 4 cấp độ (T1,2,3,4 và T0/Tis); N cũng gồm 4 cấp độ (N0,1,2,3) và M gồm 2 cấp độ (M0,M1). Cụ thể mức độ biểu hiện và cấp tính của từng đại lượng trong thang đo T.N.M như sau:

T (Tumor)

  • T0/Tis: Không thấy khối u trên lâm sàng/U tại chỗ
  • T1: Khối u nhỏ, bị giới hạn, không hoặc rất ít xâm lấn
  • T2: U to hơn (thường >3cm) xâm lấn phủ tạng tối thiểu
  • T3: U to, xâm lấn phủ tạng và các mô lân cận
  • T4: U to hơn phủ tạng, xâm lấn phủ tạng lân cận

N (Nodule)

  • N0: Không sờ thấy hạch
  • N1: Hạch cùng bên di động (N1a – hạch không bị xâm nhập; N1b – hạch bị xâm nhập)
  • N2: Hạch hai bên đối xứng di động (N2a – các hạch không bị xâm nhập; N2b: các hạch bị xâm nhập)
  • N3: Hạch bị cố định

M (Metastasis)

  • M0: Không có triệu chứng lâm sàng của di căn xa
  • M1: Có triệu chứng lâm sàng của di căn xa

Việc phân chia ra 4 cấp độ sẽ bao gồm biểu hiện kết hợp giữa 3 thành tố là kích thước khối u, hạch lympho tổn thương và triệu chứng di căn như dưới đây:

4.1 Cấp độ 1 – T1; N0; M0

Khối u ung thư tương đối nhỏ, không xuất hiện hạch cũng như chưa có triệu chứng di căn xa. Có thể phẫu thuật với tỷ lệ sống 70-90%.

4.2 Cấp độ 2 – T2; N1; M0

Kích thước khối u đã lớn hơn giai đoạn 1, tuy nhiên vẫn chưa lan rộng sang các mô xung quanh nhưng đôi khi các tế bào ung thư có thể đã xâm nhập vào hạch bạch huyết.

4.3 Cấp độ 3 – T3; N2; M0

Khối u có kích thước lớn, có thể đã bắt đầu lan vào các mô xung quanh và xuất hiện các tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết trong khu vực. Không thể thực hiện phẫu thuật.

4.4 Cấp độ 4 – T4; N3; M1

Xuất hiện những triệu chứng di căn hay còn gọi là ung thư thứ phát. Không thể phẫu thuật và tỷ lệ sống sót thấp, khoảng 5%.

5. Điều trị bệnh ung thư

Ung thư có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, việc áp dụng còn phụ thuộc vào vị trí, cấp độ và thể trạng của người bệnh. Trong đó, các phương pháp phổ biến nhất bao gồm:

5.1 Phẫu thuật

Kỹ thuật thường chỉ được áp dụng đối với những khối u ở giai đoạn 1, cấp độ ung thư đầu tiên. Theo đó có thể cắt bỏ khối u đơn thuần (ung thư vú) hoặc toàn bộ cơ quan (ung thư tuyến giáp). Đối với những khối u đã có kích thước lớn, việc phẫu thuật cắt bỏ có thể làm tăng nguy cơ tái phát, di căn.

5.2 Hóa trị

Phương pháp sử dụng các loại thuốc (hóa chất) đặc hiệu để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, đa phần các hóa chất không được điều chế đặc hiệu cho từng loại bệnh và tiêu diệt cả những tế bào, mô lành tính xung quanh. Hiện tại, việc hóa trị đang được kết hợp với kỹ thuật nuôi cấy mô, giúp tái tạo và thay mới những vị trí không may bị tổn thương bởi hóa chất trị liệu.

5.3 Xạ trị

Phương pháp điều trị ung thư dựa trên nguồn năng lượng của tia X hay tia phóng xạ để tiêu diệt các mô gây bệnh. Việc xạ trị chỉ can thiệp vào vật chất di truyền của tế bào ung thư nên hạn chế làm tổn thương những mô lành tính bên cạnh. Phương pháp này cũng có thể được áp dụng với nhiều loại bệnh khác nhau như ung thư vú, ung thư dạ dày, tử cung…

6. Cách phòng tránh bệnh ung thư

6.1 Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, bổ sung thực phẩm tự nhiên tốt cho sức đề kháng, ngăn ung thư. Đặc biệt, cần tránh xa những tác nhân gây ung thư như thuốc lá, rượu bia, thực phẩm bẩn, môi trường làm việc độc hại… Luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

6.2 Xét nghiệm di truyền

Xét nghiệm di truyền nếu gia đình bạn đã từng có tiền sử mắc các bệnh ung thư hoặc những bệnh lý khác có thể dẫn đến ung thư như hội chứng Li-Fraumeni, bệnh polyp tuyến gia đình… Một số loại ung thư có tỷ lệ di truyền cao như ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày…

Hiện tại, ngoài xét nghiệm di truyền, có rất nhiều phương pháp giúp chẩn đoán sớm ung thư cũng như nguy cơ mắc bệnh như sinh thiết và giải phẫu các mô, nội soi, xét nghiệm máu và dịch tiết… với độ chính xác rất cao và đem lại tỷ lệ điều trị thành công lên tới 100% ở một số bệnh ung thư khác nhau.

Theo các chuyên gia, khả năng điều trị và kéo dài tuổi thọ trên 5 năm đối với một vài bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư da, ung thư tiền liệt tuyến… là gần như chắc chắn nếu được phát hiện sớm ngay từ những cấp độ ung thư đầu tiên. Do đó, việc tầm soát, sàng lọc ung thư từ cấp tế bào nên được thực hiện ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe của chính bạn cũng như hạn chế tối đa các rủi ro có thể gặp phải.