4 cách điều trị hội chứng TIC hiệu quả và 5 cách phòng ngừa bệnh

Hội chứng TIC xảy ra phổ biến ở đối tượng trẻ em khiến các bậc làm cha mẹ lo lắng không biết cách điều trị hội chứng TIC là gì và làm sao để phòng tránh. Cùng Blog Useful tham khảo những kiến thức bổ ích được chia sẻ trong bài viết sau.

1. Hội chứng TIC có chữa được không?

Nhiều người quan tâm đến vấn đề hội chứng TIC có chữa trị được không? Câu trả lời là có nhiều bệnh nhân đã được chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng vẫn còn tồn tại không ít trường hợp, người bệnh giữ triệu chứng của TIC đến suốt cuộc đời.

Hội chứng TIC dần phổ biến ở trẻ.

Hội chứng TIC dần phổ biến ở trẻ. (Nguồn: lindseystirlingviolin.ru)

2. Cách điều trị hội chứng TIC

Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh TIC phổ biến được áp dụng hiện nay:

2.1. Liệu pháp nhận thức hành vi

Đây là hình thức trị liệu tác động vào tâm lý bệnh nhân. Nó sẽ có ảnh hưởng và tác động cảm xúc lên hành vi của người bệnh.

2.2. Liệu pháp đảo ngược hành vi

Khi áp dụng liệu pháp này người bệnh sẽ phải thực hiện lại những cử động của triệu chứng bệnh thông qua một tấm gương phản chiếu. Sau dần, bệnh nhân sẽ chủ động kiểm soát và hình thành thói quen với các triệu chứng của bệnh.

2.3. Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình bệnh để kê đơn dùng thuốc điều trị phù hợp giúp khắc phục hội chứng TIC ở trẻ tốt hơn.

2.4. Kích thích não sâu

Đây là cách điều trị hội chứng TIC được áp dụng khi các cách điều trị khác không đáp ứng. Người bệnh được cấy ghép thiết bị điện tử vào não nhằm kiểm soát các dẫn truyền bất thường.

Có nhiều cách để điều trị hội chứng TIC

Có nhiều cách để điều trị hội chứng TIC. (Nguồn: toiimg.com)

3. Cách phòng ngừa hội chứng TIC cho trẻ nhỏ

Phụ huynh có thể chủ động ngăn ngừa hội chứng TIC cho trẻ bằng những cách sau:

3.1. Tạo thói quen cho trẻ

Nên lập thói quen hoạt động theo thời gian biểu cho trẻ một cách rõ ràng mạch lạc.

3.2. Tạo điều kiện cho trẻ phát triển và theo đuổi sở thích lành mạnh

Nếu phát hiện trẻ có niềm đam mê, sở thích nào đó hãy tạo điều kiện cho trẻ được phát huy.

3.3. Không tạo áp lực và căng thẳng cho trẻ

Giảm và hạn chế tối đa những áp lực, căng thẳng cho trẻ như: thành tích học tập, cân nặng, kỹ năng…

3.4. Không đánh mắng trẻ

Tuyệt đối không dùng biện pháp đánh đập để dạy dỗ trẻ.

3.5. Cùng phối hợp giữa gia đình, người thân và thầy cô theo dõi sự phát triển của bé

Giữ sự kết nối trao đổi nhanh chóng với gia đình, người thân và thầy cô về những thay đổi của trẻ trong sinh hoạt thường ngày.

Cha mẹ hãy chủ động làm những điều tốt nhất, phòng tránh cho con trẻ không bị mắc hội chứng TIC

Cha mẹ hãy chủ động làm những điều tốt nhất, phòng tránh cho con trẻ không bị mắc hội chứng TIC (Nguồn: europapress.es)

Phụ huynh có thể chủ động chăm sóc trẻ bằng cách cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ, đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu mỗi ngày, lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ, thành phần an toàn, bổ sung các thực phẩm tốt cho sự phát triển, hoạt động của não bộ, đồng thời tạo cho trẻ thói quen vận động, thể dục thể thao hàng ngày.

Bên cạnh đó, khi thấy con em có những biểu hiện của chứng TIC bố mẹ nên tham khảo khám hội chứng TIC ở đâu tốt và đăng ký khám bác sĩ tư vấn chuyên khoa tâm lý thần uy tín kết hợp với cách điều trị hội chứng TIC hiệu quả tại nhà giúp con yêu sớm bình phục hoàn toàn nhé!