1. Biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ cần được chú ý
1.1. Triệu chứng tăng động ở trẻ
Trẻ con thì vốn hiếu động tuy nhiên nếu hiếu động quá mức có nghĩa là trẻ đang mắc một trong các biểu hiện tăng động giảm chú ý quá mức. Khi mắc phải hội chứng này, trẻ có thể chạy nhảy và hoạt động không ngừng nghỉ, thậm chí không cảm thấy mệt.
Bệnh tăng động giảm chú ý rất phổ biến ở các lứa tuổi trẻ em (Nguồn: vn-test-11.slatic.net)
1.2. Dấu hiệu về sự giảm chú ý, tập trung ở trẻ
Khi trẻ không thể tập trung vào các chi tiết của sự vật, gặp khó khăn khi phải duy trì khả năng chú ý của mình. Trong một số trường hợp, trẻ còn dễ bị phân tâm, hay quên hoặc thậm chí là không thể hoàn thành được một việc nào đấy thì trẻ đang mắc phải triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ.
1.3. Nhận biết tăng động giảm chú ý ở trẻ qua tâm lý
Việc nhận biết bằng mắt thường hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ có thể được liệt kê như trẻ khó kiểm soát cảm xúc, khó giao tiếp, hòa nhập với mọi người xung quanh, chậm phát triển ngôn ngữ, không tiếp thu được bài vở và mất ngủ thường xuyên.
1.4. Biểu hiện bốc đồng ở trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý
Khi trẻ vô tình gây hại cho người khác mà không nghĩ đến hậu quả, hay làm phiền người khác, không chờ đợi đến lượt mình hoặc hay la hét, cáu gắt là những biểu hiện bốc đồng chứng tỏ trẻ có thể đang mắc phải chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Bệnh tăng động khiến trẻ em không thể tập trung, hay cáu gắt (Nguồn: nhatngusanko.com)
2. Khi nào trẻ được chẩn đoán bị rối loạn tăng động giảm chú ý
Khi bạn nhận thấy con em nhà mình có những biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ trên thì hãy quan tâm đến con nhiều hơn vì rất có thể chúng đang mắc phải chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Trong cuộc chiến đấu chống lại căn bệnh này, trẻ luôn cảm thấy đơn độc vì thế bố mẹ, người thân hãy trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của trẻ. Hơn nữa, để điều trị chứng tăng động giảm chú ý đòi hỏi những phương pháp cụ thể từ bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm kết hợp chặt chẽ với cách chăm sóc đúng cách của gia đình.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần có kinh nghiệm, giỏi chuyên môn để khám chữa với phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Hãy luôn làm người bạn đồng hành cùng bé khi phát hiện bé có dấu hiệu bệnh tăng động (Nguồn: damri.edu.vn)
Trẻ rất mong manh, là đối tượng rất dễ bị tác động bởi những yếu tố không tốt từ môi trường xung quanh nên luôn cần được bảo bọc, quan tâm nhiều của bố mẹ, gia đình. Đó không đơn thuần chỉ là việc cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng hàng ngày bằng các thực phẩm sạch, nguồn gốc minh bạch, uy tín; đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ mà trên hết bố mẹ cần có sự quan sát, theo dõi cần thiết và chia sẻ, trò chuyện với trẻ nhiều hơn để biết trẻ đang gặp phải vấn đề gì không tốt về sức khỏe thể chất, tâm lý từ đó có hướng giải quyết, can thiệp một cách kịp thời, tránh được những hệ lụy xấu về sau.