3 tháng cuối thai kỳ có nên quan hệ không? 4 tư thế an toàn và 10 lưu ý cho mẹ bầu

Với thân hình nặng nề và chuyển biến tâm lý phức tạp khi mang thai, nhiều phụ nữ băn khoăn không biết liệu 3 tháng cuối thai kỳ có nên quan hệ không và quan hệ như thế nào để an toàn cho thai nhi cũng như tử cung của thai phụ? Cùng Blog Useful tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. 3 tháng cuối thai kỳ có nên quan hệ

Bước vào giai đoạn cuối của kỳ sinh nở, bụng của bạn đã to hết cỡ và cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn. Thế nhưng nếu muốn được gần gũi với chồng, hãy đảm bảo cơ thể mẹ và thai nhi đang khỏe mạnh bình thường, đồng thời lựa chọn những tư thế thích hợp và thoải mái nhất để cuộc yêu được thỏa mãn. Hơn nữa, trong quá trình giao hợp, dương vật chỉ ở trong khu vực âm đạo, vì thế con yêu của bạn sẽ vô cùng an toàn. Mẹ bầu đừng quá lo lắng mà gây ảnh hưởng đến chất lượng “cuộc yêu” nhé!

Theo nhận định của các chuyên gia, nhờ chất nhầy và túi ối trong cổ tử cung mà em bé được bảo vệ rất an toàn. Do đó nếu bạn không có tiền sử sinh non hoặc thai yếu, thì vấn đề mang thai 3 tháng cuối có nên quan hệ không là điều hoàn toàn bình thường. Không những thế chúng còn mang đến cảm giác cực khoái mà từ khi có thai bạn và chồng chưa được tận hưởng đấy nhé.

Có thai 3 tháng cuối có quan hệ được không?

Có thai 3 tháng cuối có quan hệ được không? (Nguồn: phapluatdansinh.phapluatxahoi.vn)

2. Quan hệ trong 3 tháng cuối như thế nào để an toàn cho mẹ và bé

2.1. Các tư thế an toàn

Trong khoảng thời gian nhạy cảm này, để không tạo áp lực lớn lên cơ thể mẹ bầu làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong bụng, thì bạn và chồng chỉ nên chọn những tư thế phù hợp và  tránh làm kiệt sức. Chẳng hạn các tư thế an toàn dưới đây:

Kiểu Doggy: Tư thế đi vào từ phía sau này sẽ làm giảm áp lực đè nén lên lưng và tử cung của người vợ, cũng như không làm mất nhiều sức lực khi quan hệ.

Úp thìa: Khi ở trạng thái nghiêng như kiểu úp thìa này, bạn không phải chịu đựng cân nặng của bụng bầu. Nhờ đó cuộc yêu diễn ra suôn sẻ và chất lượng hơn. Tuy nhiên mẹ bầu nên chú ý nằm về bên trái để máu lưu thông dễ dàng và không chèn ép lên gan nhé.

Cưỡi bò: Với tư thế này, bạn sẽ ngồi trên chồng và giành quyền chủ động, nhờ đó có thể kiểm soát độ sâu, tốc độ và thoải mái làm những gì bạn cảm thấy tốt nhất.

Tư thế góc vuông: với tư thế này, chị em có thể lựa chọn vị trí giường nằm hoặc là nơi bàn cao, chân để dưới sàn, trên giường thì chân buông thõng xuống. Người chồng sẽ trong tư thế đứng thẳng cạnh mép giường, mép bàn làm sao tạo thành góc vuông giữa hai vợ chồng là được. Khi đó, bụng bầu hạn chế sự tác động tối đa, giúp chị em thoải mái và thăng hoa hơn.

Cần lựa chọn tư thế yêu an toàn để không gây nguy hiểm cho con yêu trong bụng

Cần lựa chọn tư thế yêu an toàn để không gây nguy hiểm cho con yêu trong bụng (Nguồn: conlatatca.vn)

2.2. Vệ sinh sạch sẽ trước khi quan hệ

Theo các chuyên gia, bác sĩ, cách tốt nhất trước khi quan hệ là vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không thụt rửa, không lạm dụng dung dịch vệ sinh. Đặc biệt trong thai kỳ, bà bầu cần thay quần lót 2 lần một ngày và giặt sạch không ngâm chung với các loại quần áo khác. Các mẹ có thể dùng những loại sữa tắm dầu gội riêng cho bà bầu để tránh gây tổn hại đến thai nhi.

2.3. Đeo bao cao su khi quan hệ

Mang bao cao su luôn là giải pháp an toàn để hạn chế những mầm bệnh viêm nhiễm lây lan qua đường tình dục, nhờ đó giảm được nguy cơ nhiễm trùng, sinh non, vỡ ối sớm…, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ lẫn con.

Nên dùng bao cao su khi quan hệ

Nên dùng bao cao su khi quan hệ (Nguồn: phunusuckhoe.vn)

2.4. Việc quan hệ do thai phụ quyết định

Việc có thai 3 tháng cuối có quan hệ được không sẽ do thai phụ quyết định và cảm nhận rằng bản thân có muốn điều đó không để duy trì sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé. Vì ở thời kỳ cuối này việc chăm sóc bản thân cần được ưu tiên hàng đầu thay vì chiều chuộng nhu cầu của chồng. Trước khi quan hệ, bạn hãy thống nhất và thảo luận với chồng về vấn đề này để được cảm thông và giữ lửa tình yêu.

Các bạn có thể thực hiện những động tác vuốt ve, mơn trớn hay “oral sex” để thay thế cách truyền thống nếu chưa muốn người bạn đời “đi sâu” vào cơ thể mình. Tuy nhiên “oral sex” sẽ gây những nguy hiểm cho sức khỏe thai nhi nếu chồng bạn đang bị bệnh ở bộ phận sinh dục, lúc này cách tốt nhất là tránh hoàn toàn việc “yêu” bằng miệng bạn nhé.

Thai phụ nên là người quyết định việc có nên quan hệ hay không

Thai phụ nên là người quyết định việc có nên quan hệ hay không (Nguồn: vicare.vn)

2.5. Thời gian quan hệ ngắn

Thời gian giao hợp càng lâu càng khiến thai phụ dễ mệt mỏi và mất nhiều sức lực. Tốt nhất bạn nên rút ngắn thời gian so với bình thường và giảm tốc độ lại để đảm bảo an toàn mà vẫn thỏa mãn nhu cầu sinh lý của vợ chồng bạn.

2.6. Tần suất vừa phải

Em bé trong bụng bạn ở giai đoạn này đã phát triển rất lớn và quay đầu xuống dưới, vì thế bạn và chồng phải vô cùng cẩn thận khi giao hợp để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đặc biệt, tần suất “yêu” nên vừa phải và phù hợp với thể trạng của mẹ bầu ở thời điểm đó.

Số lần quan hệ cần phải do bạn quyết định - mang thai 3 tháng cuối có nên quan hệ không

Số lần quan hệ cần phải do bạn quyết định – mang thai 3 tháng cuối có nên quan hệ không (Nguồn: conlatatca.vn)

3. Những trường hợp mẹ tuyệt đối không quan hệ trong tháng cuối thai kỳ

3.1. Tiền sử sinh non

Sinh non là một vấn đề khá phổ biến ở thai phụ do một số nguyên nhân chủ quan như sức khỏe kém, ít vận động, nghiện chất chứa cồn, stress hoặc khoảng cách giữa những lần mang thai quá ngắn (trong vòng 6-9 tháng)… Do đó nếu bạn chăm sóc cẩn thận cho bản thân trong suốt chu kỳ có thai với chế độ kiêng cữ trong những tháng đầu, ngủ nghỉ khoa học, tránh những thực phẩm gây sảy thai cao, đồng thời sức khỏe thể chất và tinh thần luôn đạt trạng thái tốt nhất là có thể giảm thiểu nguy cơ sinh non rồi nhé. Ngoài ra bạn cũng nên thực hiện vài động tác nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền hằng ngày, vừa giúp thai nhi khỏe mạnh lại dễ sinh nở hơn.

Sinh non ảnh hưởng lớn đến vấn đề 3 tháng cuối thai kỳ có nên quan hệ không

Sinh non ảnh hưởng lớn đến vấn đề 3 tháng cuối thai kỳ có nên quan hệ không 

3.2. Vỡ ối rỉ ối

Nước ối là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé cũng như góp phần bảo vệ bé khỏi những tác động bên ngoài. Vì thế nước ối có sự thay đổi bất thường về màu sắc, thể tích, bị rỉ hoặc vỡ ra có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm với sức khỏe của mẹ và bé. Trong trường hợp này bạn và chồng nên ngừng quan hệ ngay lập tức vì khả năng nhiễm khuẩn cho bé rất cao.

Bất kỳ sự thay đổi nào của nước ối cũng là điều đáng lo ngại trong giai đoạn mang thai

Bất kỳ sự thay đổi nào của nước ối cũng là điều đáng lo ngại trong giai đoạn mang thai (Nguồn: phunukieuviet.com)

3.3. Cổ tử cung ngắn hoặc đã khâu vòng cổ tử cung

Việc khâu vòng cổ tử cung thường được áp dụng cho những thai phụ có nguy cơ sảy thai cao hoặc tiền sử sinh non trước đó. Chính điều này làm cho việc giao hợp không được thuận lợi vì thai phụ phải hạn chế tối đa việc vận động và giữ gìn sức khỏe trước khi sinh. Hiện nay, các mẹ bầu hiện đại thường chủ động chọn mua gói dịch vụ thai sản trọn gói tại Vinmec để nhận được sự chăm sóc tốt nhất và phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Bạn cần sự tư vấn của bác sĩ nếu gặp trường hợp cổ tử cung ngắn

Bạn cần sự tư vấn của bác sĩ nếu gặp trường hợp cổ tử cung ngắn (Nguồn: conlatatca.vn)

3.4. Chảy máu âm đạo

Sau khi giao hợp, nếu xảy ra hiện tượng chảy máu âm đạo, bạn nên dừng lại ngay việc quan hệ, vì đây là dấu hiệu bất thường cảnh báo mẹ bầu dễ bị băng huyết, co thắt tử cung, ảnh hưởng tới tính mạng của cả mẹ và bé, thay vào đó bạn cần để cơ thể nghỉ ngơi tuyệt đối cho đến khi sinh nở xong. Ngoài ra đại đa số gia đình hiện nay đều chọn mua thẻ bảo hiểm Vinmec trước thời gian sinh nở để được chăm sóc đặc biệt cũng như tiết kiệm chi phí đáng kể.

Mẹ bầu không nên xem nhẹ hiện tượng chảy máu âm đạo

Mẹ bầu không nên xem nhẹ hiện tượng chảy máu âm đạo (Nguồn: kidmatic.vn)

3.5. Chuột rút và cơn co tử cung

Khi gặp phải các cơn đau co thắt dữ dội trong thời kỳ thai nghén, bạn nên kiêng cử hoặc giảm tần suất nhiều nhất có thể để hạn chế việc tử cung bị kích thích mạnh dẫn đến co bóp nhiều, gây không tốt cho con và mẹ bầu trước và sau khi sinh.

Để tránh những cơn chuột rút bất chợt đến mẹ bầu có thể áp dụng những cách sau:

  • Thực hiện các động tác kéo dãn ngón chân, bàn chân về hướng cơ thể để máu được lưu thông, kết hợp với xoa bóp và chườm khăn nóng.
  • Không nên nhịn tiểu để tránh bàng quang bị căng dẫn đến tử cung co thắt.
  • Lựa chọn một chiếc gối ngủ tốt để giảm hiện tượng chuột rút trong 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Vận động nhẹ mỗi ngày để cơ thể linh hoạt bằng cách đứng, ngồi, đi lại thường xuyên.
  • Tham gia các lớp yoga cho bà bầu giúp vận động nhẹ nhàng và thư giãn tinh thần.
  • Mẹ bầu nên bổ sung từ 2 đến 2.5 lít nước mỗi ngày cho cơ thể nhằm hạn chế tình trạng mất nước.

Nếu thường xuyên bị chuột rút mẹ bầu cần kiêng cử quan hệ để đảm bảo an toàn cho con yêu

Nếu thường xuyên bị chuột rút mẹ bầu cần kiêng cử quan hệ để đảm bảo an toàn cho con yêu (Nguồn: sohu.com)

Với những thông tin hữu ích trên, có thể nói 3 tháng cuối thai kỳ có nên quan hệ tình dục là điều hoàn toàn bình thường, trừ một số trường hợp cần kiêng cữ. Bên cạnh đó, sau khi sinh con bạn có thể tiến hành đăng ký gói dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn tại Vinmec để dự phòng cho sức khỏe của con yêu trong tương lai. Blog Useful hy vọng mẹ bầu sẽ có thêm những kinh nghiệm hữu ích cho 3 tháng cuối thai kỳ nên làm gì? 6 lời khuyên thiết yếu để sinh con khỏe mạnh cho bản thân từ bài viết này nhé!