3 phương pháp tách huyết tương hiệu quả kèm ưu nhược điểm

Trong y học, có rất nhiều cách tách huyết tương khác nhau mang đến những tác dụng diệu kỳ trong hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy đó là những phương pháp nào? Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp tách huyết tương được ứng dụng phổ biến và rộng rãi trên toàn thế giới hiện nay.

1. Phương pháp thay huyết tương PEX (Plasma Exchange)

1.1. Phương pháp thay huyết tương PEX là gì?

Là một trong 4 công nghệ tiên tiến, hiện đại trong ứng dụng y khoa hiện nay, thay thế huyết tương (Plasma exchange) là một kỹ thuật nằm trong phương pháp lọc máu plasmapheresis. Đây là quá trình lọc bỏ huyết tương có chứa các thành phần bệnh lý như tự kháng thể, các độc tố, mỡ máu… thay thế bằng huyết tương tươi đông lạnh hoặc albumin 5% với thể tích tương đương. Phương pháp điều trị bằng huyết tương này mang đến nhiều cải thiện đối với nhiều tình trạng bệnh, hạn chế các dấu hiệu bệnh tái phát hơn.

Thay huyết tương, một trong các phương pháp tách huyết tương phổ biến hiện nay

Thay huyết tương, một trong các phương pháp tách huyết tương phổ biến hiện nay 

1.2. Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp này

Hiệu quả của ứng dụng công nghệ huyết tương giàu tiểu cầu không còn quá bất ngờ với nhiều người. Phương pháp này được chỉ định thực hiện đối với bệnh nhân gặp một số bệnh như các bệnh lý có sự lưu hành của các kháng thể trong máu, bao gồm: nhược cơ, hội chứng Goodpasture, bệnh tiểu cầu huyết khối, viêm cầu thận, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch,… Ngoài ra, phương pháp còn được ứng dụng đối với một số tình trạng bệnh: ngộ độc do dùng thuốc quá liều, suy gan cấp, tăng cholesterol, suy thận cấp do đa u tủy xương,  tình trạng ứ đọng axit phytanic,…

Hầu hết các phương pháp tách huyết tương không có chống chỉ định hoàn toàn, tuy nhiên cần thận trọng đối với một số trường hợp như bệnh nhân dị ứng với dịch thay thế, bệnh nhân bị tụt huyết áp, bệnh nhân bị rối loạn đông máu,…

Phương pháp được chỉ định thực hiện cho bệnh nhân nhược cơ

Phương pháp được chỉ định thực hiện cho bệnh nhân nhược cơ (Nguồn: tudienbenhhoc.com)

1.3. Các bước tiến hành

Sau khi đã kiểm tra hồ sơ và tình trạng người bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành các bước trong quy trình thay thế huyết tương.

Đầu tiên, đặt ống thông tĩnh mạch, thông thường bác sĩ sẽ chọn tĩnh mạch đùi phải để thực hiện.

Bước tiếp theo, thực hiện cài đặt tuần hoàn máu bên ngoài cơ thể. Sau khi khởi động máy, chọn chế độ “Plasma Exchange” cùng với lắp màng lọc huyết tương và dây dẫn máu theo đúng chỉ dẫn. Sử dụng dung dịch natriclorua 0,9% 1000ml kết hợp cùng heparin 2000UI để làm sạch không khí trong các ống. Kiểm tra các khóa, đầu tiếp nối đảm bảo an toàn chặt chẽ.

Bước thứ ba, nối vòng máu ra với vòng tuần hoàn vừa được thiết lập, cài đặt bơm máu ở mức độ 60ml – 70ml/phút, thực hiện bơm heparin liều đầu là 2000 UI, sau đó tiếp tục duy trì 500 -1000 Ul/giờ. Khi quá trình bơm máu thực hiện được 1/3 quả lọc tăng dần mức độ bơm máu lên 200ml/phút.

Ở bước tiếp theo, khi quá trình lọc đã dần ổn định, các bác sĩ sẽ thực hiện việc cài đặt các thông số và để máy hoạt động. Các thông số ở đây bao gồm: tốc độ máu khoảng 150 -200ml/ phút, heparin duy trì, thể tích huyết tương cần tách bỏ 500 – 1000 ml/giờ, làm ấm huyết tương thay thế ở 37 độ C, thời gian thực hiện 2 đến 3h.

Sau khi đã thực hiện xong kỹ thuật thay thế huyết tương, thực hiện vệ sinh và sát khuẩn kỹ ống thông tĩnh mạch để lưu lại cho lần lọc sau.

Quy trình thay huyết tương được thực hiện rất nghiêm ngặt

Quy trình thay huyết tương được thực hiện rất nghiêm ngặt 

2. Phương pháp tách huyết tương 2 quả lọc là gì?

Đây là một trong các phương pháp tách huyết tương cũng được ứng dụng nhiều trong chữa bệnh. Phương pháp sử dụng thiết bị y khoa có khả năng lọc huyết tương để loại bỏ hoặc làm giảm một số thành phần dư thừa hoặc gây bệnh trong cơ thể tồn tại trong huyết tương. Với cách này không dùng dịch thay thế, plasma sau khi được phân tách, loại bỏ thành phần gây bệnh sẽ được trả lại cơ thể.

2.1. Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp này

Phương pháp này được chỉ định cho các bệnh nhân gặp phải bệnh chuyển hóa và các vấn đề liên quan đến thận như xơ hóa tiểu cầu thận ổ đoạn, kháng màng đáy tiểu cầu thận, viêm cầu thận tiến triển nhanh,… Các bệnh lý thần kinh như nhược cơ, viêm đa dây thần kinh, lupus ban đỏ hệ thống,… Ngoài ra, đối với một số bệnh điều trị không có hiệu quả cũng có thể thực hiện tách huyết tương như ngộ độc, rắn cắn, nhiễm khuẩn nặng,…

Ở thời điểm hiện tại chưa có chống chỉ định hoàn toàn nào đối với phương pháp này. Tuy nhiên đối với một số trường hợp bệnh nhân bị dị ứng, rối loạn đông máu,… thì cần phải thận trọng và nên đặt lịch thăm khám và chăm sóc sức khỏe với bác sĩ trước khi đưa ra được cách điều trị cuối cùng.

2.2. Các bước tiến hành

Tương tự như kỹ thuật thay huyết tương plasma exchange, ở quy trình tách huyết tương giàu tiểu cầu này cũng được thực hiện với 5 bước.

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ thực hiện đặt ống thông tĩnh mạch tại vị trí được chỉ định.

Sau đó, tiến hành cài đặt một vòng tuần hoàn bên ngoài cơ thể bệnh nhân theo các hướng dẫn được chỉ định trên máy lọc huyết tương. Ở bước này, máy móc sẽ được các y bác sĩ kiểm tra kỹ càng các mối nối, van, khóa để đảm bảo an toàn trong quá trình lọc tách huyết tương.

Ở bước thứ ba, vòng tuần hoàn trên sẽ được kết nối với cơ thể người bệnh và được cài đặt các chỉ số ban đầu đã được chỉ định.

Khi quá trình đã dần ổn định và được 1/3 ống lọc, các bác sĩ sẽ tiến hành cài đặt các thông số để máy hoạt động.

Cuối cùng, khi việc lọc, tách kết thúc, ống thông tĩnh mạch sẽ được vệ sinh và sát trùng kỹ càng để lưu lại cho lần lọc sau.

Tách huyết tương 2 quả lọc áp dụng cho một số bệnh về thần kinh

Tách huyết tương 2 quả lọc áp dụng cho một số bệnh về thần  kinh 

3. Phương pháp lọc hấp phụ huyết tương PA (Plasma Absorption)

3.1. Phương pháp thay plasma PA là gì? 

Đây là phương pháp tách huyết tương sử dụng hai quả lọc trong lọc tách plasma. Máu sẽ được đi qua quả lọc thứ nhất để tách huyết tương, sau đó phần huyết tương này sẽ đi qua quả lọc thứ hai (quả lọc hấp phụ có trang bị màng lọc) để giúp loại bỏ thành phần gây bệnh. Huyết tương sau khi phân tách và được lọc sẽ được đưa trở lại cơ thể. Vì vậy mà kỹ thuật này có ưu điểm là loại bỏ đi rất ít lượng huyết tương cũng như hạn chế các biến chứng xảy ra trong quá trình thực hiện.

3.2. Chỉ định lọc huyết tương hấp phụ

Lọc hấp phụ huyết tương PA được chỉ định cho bệnh nhân nhược cơ, hội chứng Guillain ­Barre, xơ cứng đa ổ, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh khớp ác tính hoặc suy gan sau khi thực hiện phẫu thuật,… Ngoài ra, phương pháp cũng được áp dụng với một số bệnh khác như bệnh lý viêm đa rễ thần kinh do mất myelin mãn và cấp tính. Phương pháp không có chống chỉ định nào hoàn toàn, tuy nhiên cần phải thận trọng với một số trường hợp bệnh lý như bệnh nhân bị rối loạn đông máu, bệnh nhân bị dị ứng với dịch thay thế hay người bệnh đang bị hạ huyết áp.

Thay huyết tương hai quả lọc giúp hạn chế lượng huyết tương bị mất đi

Thay huyết tương hai quả lọc giúp hạn chế lượng huyết tương bị mất đi (Nguồn: freseniusmedicalcare.com.vn)

Các phương pháp tách huyết tương trên đều thuộc phương pháp chung là lọc máu plasmapheresis và mang đến những lợi ích nhất định đối với bệnh nhân được chỉ định. Tuy nhiên, người bệnh nên thực hiện thăm khám tại một bệnh viện lớn, uy tín và chuyên sâu trong các kỹ thuật lọc, tách huyết tương để lựa chọn được kỹ thuật phù hợp. Giờ đây, bạn có thể đặt lịch lọc máu plasmapheresis qua Useful để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ điều trị hiệu quả với mức chi phí hợp lý nhất.

Như vậy một số đánh giá và thông tin trên đây đã phần nào mang tới cho mọi người những thông tin cụ thể hơn về các phương pháp tách huyết tương phổ biến hiện nay. Hãy sớm đặt lịch thăm khám chuyên sâu chuẩn xác, chi tiết tại Useful để nhận biết tình trạng sức khỏe hoặc để được tư vấn về phương pháp tách huyết tương phù hợp nếu như có nhu cầu bạn nhé.