3 cách phòng ngừa tiền sản giật cho thai phụ tránh biến chứng nguy hiểm

Việc chăm sóc sức khỏe cho bà bầu và cả thai nhi là một điều không dễ dàng, đặc biệt đối với bệnh tiền sản giật. Do đó, hãy nhanh chóng cập nhật cách phòng ngừa tiền sản giật dành cho phụ nữ mang thai trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tiền sản giật là gì? Nguy cơ gây tiền sản giật

Bệnh còn có tên gọi khác là nhiễm độc thai kỳ, là tình trạng rối loạn gây nguy hiểm và thường gặp ở sản phụ sau tuần 20. Đây là một trong những dấu hiệu đáng nguy cho hiện tượng thai lưu, với các biểu hiện như cao huyết áp trên 140mmHg, tăng protein đột biến với hơn 0.5g/l nước tiểu hoặc tiểu nhiều lần,… Ngoài ra, biểu hiện dễ thấy nhất đó chính là tình trạng phù nề sau khi ngủ dậy.

Hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân của bệnh tiền sản giật. Tuy nhiên, có các giả thuyết cho rằng bệnh xuất phát từ việc mất cân bằng prostaglandin, một chất giúp cơ thể điều hòa trong tình trạng thư giãn, duy trì hoạt động co bóp, vận động các mạch máu. Sự thiếu hụt, thừa hay mất cân bằng sẽ khiến quá trình lưu thông máu không được ổn định dẫn đến các biến chứng.

Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào trong thai kỳ, nhưng thường gặp ở lần mang thai đầu, mang thai trên 40 tuổi, béo phì, chế độ dinh dưỡng không hợp lý,… Vậy, bệnh nguy hiểm ra sao và cần phòng ngừa tiền sản giật như thế nào? Cùng theo dõi tiếp nhé.

Bệnh còn có tên gọi khác là nhiễm độc thai kỳ

Bệnh còn có tên gọi khác là nhiễm độc thai kỳ (Nguồn: procare.vn)

2. Tiền sản giật nguy hiểm như thế nào?

Sản giật sẽ là biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật, kèm theo các triệu chứng như co giật, hôn mê. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng gây nguy hiểm cho tính mạng của thai nhi và sản phụ. Đối với bà bầu, bệnh gây phù nề não, xuất huyết màng não, vùng dưới bao gan, suy tim, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu,… Đặc biệt, thai nhi sẽ bị chậm phát triển, suy thai và nguy cơ tử vong cao.

Phụ nữ khi vào giai đoạn cuối của thai kỳ cần chú ý đặc biệt các triệu chứng bất thường và phải báo ngay với bác sĩ theo dõi các biểu hiện ấy để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.

Ở giai đoạn cuối của thai kỳ cần chú ý đặc biệt các triệu chứng bất thường

Ở giai đoạn cuối của thai kỳ cần chú ý đặc biệt các triệu chứng bất thường (Nguồn: abrilbebe.files.wordpress.com)

3. Cách phòng ngừa tiền sản giật ở phụ nữ mang thai

Tương tự như căn bệnh bại não gây nguy hiểm ở thai nhi, đây cũng là căn bệnh chưa rõ nguyên nguyên nhân nên vẫn chưa có cách phòng tránh tiền sản giật một cách triệt để. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số cách được bác sĩ khuyên áp dụng để phòng ngừa tiền sản giật, tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Hơn nữa, các nhà khoa học còn chỉ ra rằng việc tiêu thụ các thực phẩm nhiều axit amin L-arginineand và vitamin chống oxy hóa có thể ngừa các nguy cơ mắc bệnh.

3.1. Khám thai định kỳ

Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ đó chính là thực hiện nghiêm túc các lịch khám thai định kỳ được chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói tại bệnh viện uy tín, để đảm bảo các thay đổi của cơ thể trong suốt thời gian mang thai đều được theo dõi và lường trước, phòng ngừa tiền sản giật, cùng các căn bệnh khác một cách hiệu quả.

Nên đến kiểm tra theo dõi thai kỳ theo đúng chỉ định

Nên đến kiểm tra theo dõi thai kỳ theo đúng chỉ định (Nguồn: elartedesabervivir.com)

3.2. Theo dõi cân nặng và huyết áp

Nếu sản phụ có tiền sử bệnh cao huyết áp, hãy nên sắm tại nhà một chiếc máy đo huyết áp điện tử thông minh, để đảm bảo huyết áp luôn trong tình trạng ổn định. Một số nghiên cứu cho thấy, trong quá trình mang thai, sản phụ tăng ít hơn 7kg sẽ có nguy cơ tiền sản giật thấp hơn. Tuy nhiên, cần thảo luận với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất cứ thay đổi nào. Và hãy lưu ý rằng, các chỉ số cân nặng, huyết áp đo đạc trong ngày, tuần cần được ghi chép cẩn thận và báo với bác sĩ ở lần khám kế tiếp.

3.3. Làm giảm áp lực máu

Bạn có thể thực hiện một số cách đơn giản như nằm nghiêng trái, bổ sung canxi được bác sĩ cho phép. Vậy cần ăn gì để phòng chống tiền sản giật? Hãy tham khảo bí quyết các món ăn dinh dưỡng cho thai phụ để có được một chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế dùng muối và thịt đóng hộp. Sử dụng nhiều loại rau củ kết hợp, hoạt động thể thao nhẹ phù hợp với bà bầu để điều tiết hệ tuần hoàn của cơ thể luôn giữ mức ổn định.

Sử dụng các thực phẩm dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe

Sử dụng các thực phẩm dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe (Nguồn: interesnowoman.ru)

Hy vọng các thông tin về cách phòng ngừa tiền sản giật sẽ hữu ích, cung cấp kiến thức trong kỳ thai sản của bạn. Để có được một sức khỏe tốt, ngoài bổ sung các vitamin thiết yếu cần thiết được bác sĩ cho phép, việc đăng ký các dịch vụ thai sản chất lượng trong suốt thai kỳ sẽ đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé, giúp việc mang thai sẽ trở thành điều tuyệt vời nhất của người phụ nữ.