3 cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng giúp hạn chế tác dụng phụ

Tiêm phòng vắc-xin cho trẻ từ khi vừa sinh ra là một trong những cách hiệu quả nhất giúp bảo vệ bé khỏi những bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp bé thường bị tác dụng phụ từ vắc-xin gây nên tình trạng đau nhức, sốt,… Do đó bố mẹ nên hiểu rõ cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng đúng cách.

1. Tại sao cần phải tiêm phòng cho trẻ

Bản chất chính của việc tiêm phòng, sử dụng vắc-xin là để cơ thể tự kích thích sinh ra những kháng thể miễn dịch chống lại bệnh truyền nhiễm. Tính đến hiện tại đã có gần 30 bệnh truyền nhiễm có vắc-xin phòng ngừa bệnh và hơn 160 quốc gia đưa vắc-xin vào sử dụng phổ biến cho người dân, góp phần hạn chế sự bùng phát của nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Trung bình, hơn 90% số người được tiêm vắc-xin, cơ thể họ tự sản sinh ra sự miễn dịch bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Nhờ tiêm vắc-xin mà mỗi năm trên thế giới cứu sống hơn 2,5 triệu trẻ em không bị chết bởi các bệnh truyền nhiễm. Từ đó, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về cả thể chất và tinh thần, góp phần cho sự phát triển vững mạnh của nguồn lực tương lai của các quốc gia.

2. Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng

2.1 Cách giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng bạn có thể áp dụng như mặc quần áo thoáng mát cho bé, chườm lạnh, cho bé bú và phân tán sự tập trung của trẻ. Trong đó, một trong những cách hiệu quả nhất để giảm đau cho trẻ sau khi tiêm là chườm khăn lạnh lên vùng tiêm bị sưng. Điều này vừa giúp giảm đau cho bé vừa giảm sưng ở vùng bị tiêm hiệu quả. Trước khi tiêm, nếu muốn bé ít khóc hơn, mẹ có thể cho bé bú trong lúc bác sĩ tiêm vắc-xin sẽ giúp bé phân tán sự tập trung và giảm cơn đau.

2.2 Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt sau tiêm phòng

Trước khi đưa bé đi tiêm phòng, phụ huynh nên tìm hiểu rõ những địa chỉ đăng ký tiêm chủng cho bé tốt nhất và chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cùng những loại vắc-xin đặc hiệu cần tiêm cho trẻ.

Sau khi tiêm, phụ huynh nên theo dõi, quan sát kỹ những biểu hiện của trẻ trong vòng 30 phút trước khi rời khỏi cơ sở tiêm phòng. Thông thường, những trẻ sau khi tiêm vắc-xin sẽ bị sưng đau nhẹ ở vùng viêm, một số trẻ bị sốt kèm theo tình trạng quấy khóc kéo dài. Cũng có những trường hợp trẻ bị sốt sau khi tiêm từ 5 ngày- 12 ngày. Tuy nhiên, việc sốt nhẹ hay nặng này hầu hết sẽ tự khỏi trong 2 ngày.

Lúc này, cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng là phụ huynh nên dùng khăn ấm chườm khắp người trẻ, tăng cường cho trẻ ăn, uống nước ép từ các trái cây tươi mọng nước. Trong trường hợp trẻ bị sốt cao, mẹ có thể cho bé dùng thuốc hạ nhiệt. Nếu tình trạng sốt kéo dài, cơ thể bé không tự hạ nhiệt được, phụ huynh nên đưa ngay đến các phòng khám chuyên khoa Nhi hay các bệnh viện lớn để được theo dõi và điều trị kịp thời.

2.3 Khi nào cần đưa trẻ đến viện

Khi nhận thấy tình trạng sốt của trẻ cao trên 38,5 độ C, mà không thấy dấu hiệu thuyên giảm sau hai ngày kèm theo những triệu chứng khác như bé thở khò khè; bị phù nề ở mặt và toàn thân; co giật; quấy khóc liên tục; bỏ bú; phát ban đỏ; chân tay lạnh, nổi vân tím dưới da,… thì phụ huynh nên đưa ngay bé đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất.

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng tốt nhất là phụ huynh nên quan sát kỹ lưỡng những biểu hiện bên ngoài của trẻ và luôn kiểm soát nhiệt độ cơ thể nếu bé bị sốt. Tình trạng sốt liên tục hơn hai ngày là trường hợp sốt bất thường, phụ huynh không nên sử dụng các loại thuốc dân gian hay các loại thuốc không rõ nguồn gốc, liều dùng và công dụng. Bởi việc sử dụng thuốc bừa bãi như vậy rất dễ làm nặng hơn tình trạng bệnh và gây nên những biến chứng lâu dài cho sức khỏe về sau.

Hy vọng với những chia sẻ về cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng trong bài viết trên đã góp phần giúp các phụ huynh chăm sóc bé tốt hơn. Bên cạnh việc tiêm phòng đúng liều lượng, đúng mũi, phụ huynh cũng cần đăng ký khám nhi tổng quát tại bệnh viện uy tín để xử lý, phát hiện kịp thời những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe lâu dài về sau.