Trầm cảm là căn bệnh liên quan đến tâm lý rất phức tạp mà chúng ta không nên coi thường. Vậy, tình trạng trầm cảm nặng có điều trị khỏi không và chữa bệnh trầm cảm nặng như thế nào? Hãy cùng đi vào tìm hiểu một số thông tin bên dưới nhé!
1. Trầm cảm nặng có chữa được không?
Trầm cảm nặng dường như đưa chúng ta rơi vào cảm giác bế tắc, suy kiệt cả về sức khỏe lẫn tinh thần và dường như không có gì vực dậy được. Tuy nhiên, theo các bác sĩ cho biết, bệnh trầm cảm nặng vẫn có khả năng chữa khỏi. Chỉ cần người bệnh có sự kiên nhẫn, cũng như áp dụng những phương pháp điều trị đúng cách mới thu được kết quả tích cực. Bởi trầm cảm liên quan đến tâm lý, tinh thần nên cần một khoảng thời gian dài để hồi phục và hòa nhập lại với cuộc sống bình thường.
Trầm cảm có chữa được không? (Nguồn: baomoi.zadn.vn)
2. Trầm cảm nặng phải làm sao?
Khi bị trầm cảm nặng, bạn và người thân cần nắm được một số nguyên tắc để “tự kéo mình” ra khỏi cảm giác tiêu cực tinh thần đang hình thành.
2.1. Bám sát kế hoạch điều trị của bạn
Bạn cần lên kế hoạch trong ngày cho chính mình một cách khoa học cụ thể, bám sát kế hoạch điều trị bằng cách sử dụng ghi chú dán làm lời nhắc hoặc sử dụng công cụ lập kế hoạch để giữ ngăn nắp.
Không nên bỏ qua các buổi trị liệu tâm lý hoặc các cuộc hẹn. Hoặc ngay cả khi bạn cảm thấy trong người vẫn khỏe, tâm lý ổn định cũng đừng nên bỏ qua thuốc của bạn. Nếu bạn dừng lại, các triệu chứng trầm cảm có thể quay trở lại và thậm chí là trầm trọng hơn.
Hãy sử dụng thuốc cho người trầm cảm khi có yêu cầu từ bác sĩ (Nguồn: etb2bimg.com)
2.2. Tìm hiểu về trầm cảm
Việc tìm hiểu về chứng trầm cảm cũng về tình trạng bệnh của mình có thể khiến bạn ý thức hơn trong việc bám sát kế hoạch chữa bệnh trầm cảm nặng. Bên cạnh đó, có thể khuyến khích gia đình bạn tìm hiểu về trầm cảm để giúp họ có thể hiểu và hỗ trợ bạn trong lúc khó khăn.
2.3. Tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn và chất kích thích
Đôi khi, bạn cảm thấy có vẻ như rượu bia, thuốc lá hay chất kích thích có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm,. Nhưng về lâu dài, chúng thường khiến các triệu chứng trở nên xấu đi và làm cho trầm cảm khó điều trị hơn.
Không nên sử dụng rượu bia thuốc lá (Nguồn: kenh14cdn.com)
2.4. Chăm sóc bản thân
Ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và ngủ nhiều là những gì bạn cần làm cho chính mình khi muốn điều trị chứng trầm cảm nặng. Bạn có thể chọn các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, làm vườn hoặc một hoạt động khác mà bạn thích. Bên cạnh đó, ngủ ngon là điều quan trọng cho cả thể chất và tinh thần của bạn. Nếu bạn khó ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ về những gì bạn có thể làm để bác sĩ hỗ trợ bạn.
2.5. Tập thể dục, thể thao thường xuyên
Nên tích cực vận động, tìm cho mình một bộ môn yêu thích để luyện tập. Ví dụ như chạy bộ, bơi lội, thiền, thư giãn cơ tiến bộ, đăng ký các lớp học yoga và thái cực quyền.
Tập thể dục thể thao thường xuyên (Nguồn: 2sao.vietnamnetjsc.vn)
2.6. Thư giãn và kiểm soát cảm xúc
Cảm xúc là một phần quan trọng chi phối mọi suy nghĩ và hành động của bạn. Chính vì vậy bạn nên tập thư giãn và kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, biết cách hóa giải và làm “xẹp” cơn nóng giận của mình để tinh thần được giữ một trạng thái cân bằng nhất.
2.7. Nói chuyện với bác sĩ
Bạn có thể nói chuyện hay làm việc với bác sĩ hoặc nhà trị liệu để trình bày những khó khăn, tìm hiểu về một số nguyên nhân kích hoạt các triệu chứng trầm cảm. Từ đó khắc phục bằng cách lập một kế hoạch để bạn biết phải làm gì nếu các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Liên hệ với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi trong các triệu chứng hoặc cảm giác của bạn. Nhờ người thân hoặc bạn bè giúp theo dõi các dấu hiệu cảnh báo này.
Sự can thiệp của y tế sẽ suy giảm bệnh trầm cảm (Nguồn:conradcurrylaw.com.au)
2.8. Loại bỏ những ý định tự sát hay gây sát thương với những người xung quanh
Khi trầm cảm nặng, tâm lý của bạn thường không được ổn định và thường hỗn loạn. Bạn cần kiềm chế cảm xúc và loại bỏ ra khỏi đầu những ý định tự sát hay gây tổn thương đối với những người xung quanh.
2.9. Cố gắng cởi mở với bên ngoài
Bạn nên cố gắng tham gia các hoạt động xã hội và thường xuyên cùng gia đình hoặc bạn bè hòa mình vào các chuyến du lịch, tham quan nghỉ dưỡng đầy lý thú, đi dã ngoại, tham gia các trò chơi tập thể. Bên cạnh đó, các nhóm hỗ trợ cho những người bị trầm cảm có thể giúp bạn kết nối với những người khác đang đối mặt với thách thức tương tự và chia sẻ kinh nghiệm.
2.10. Đừng đưa ra quyết định quan trọng khi bạn thất vọng
Tránh đưa ra quyết định khi bạn cảm thấy chán nản, vì bạn có thể không suy nghĩ rõ ràng, tỉnh táo, dẫn đến quyết định vội vàng, bồng bột và để lại hậu quả sau này.
2.11. Đọc sách và trang web tự giúp đỡ có uy tín
Bác sĩ hoặc nhà trị liệu của bạn có thể giới thiệu sách hoặc trang web để bạn có thể đọc và tham khảo. Qua đó, giúp cho tình trạng trầm cảm được cải thiện.
Đọc cách sách hướng dẫn về cách chữa trị tâm lý khi bị trầm cảm (Nguồn: godtv)
2.12. Đơn giản hóa cuộc sống của bạn
Khi bị trầm cảm, tốt hơn hết là chúng ta nên cắt giảm nghĩa vụ khi có thể, không nên suy nghĩ quá nhiều về trách nhiệm mình gánh vác. Thay vào đó là đặt mục tiêu hợp lý cho chính mình. Cho phép bản thân làm ít hơn khi bạn cảm thấy tinh thần đi xuống, bạn cần được thư giãn nghỉ ngơi hơn là vùi đầu vào “mớ hỗn độn” trong cuộc sống.
Nghỉ ngơi hợp lý, cho phép mình được tự do là một cách hữu hiệu để phòng ngừa bệnh (Nguồn: hosthealthcare.com)
3. Vượt qua trầm cảm nặng như thế nào?
Đôi khi, việc vượt qua tình trạng trầm cảm nặng có thể đến từ những phương pháp trị liệu đơn giản như:
3.1. Châm cứu
Châm cứu là một trong những liệu pháp Đông y tích cực mà các bác sĩ khuyến khích sử dụng khi muốn chữa bệnh trầm cảm nặng. Bởi bên cạnh việc dùng thuốc thì châm cứu sẽ kích thích huyệt đạo trong cơ thể khiến cho tâm lý của bạn thư giãn thoải mái hơn.
3.2. Các kỹ thuật thư giãn như yoga hoặc thái cực quyền
Nhằm hướng đến việc điều trị nguồn từ tinh thần một cách kiên trì và bền bỉ, chúng ta có thể áp dụng và học một số kỹ thuật thư giãn để tinh thần ổn định, dễ dàng kiềm chế và điều khiển được cảm xúc trong quá trình trầm cảm.
3.3. Thiền
Nếu bạn cảm thấy mình cần được tịnh tâm và có một không gian yên tĩnh trong cuộc sống. Thay vì vùi đầu vào góc tối, bạn có thể học cách ngồi thiền để giữ thăng bằng cảm xúc cho mình hiệu quả và tích cực.
Thiền giúp cảm xúc được thăng bằng (Nguồn: trithucvn.net)
3.4. Massage trị liệu
Nếu cần thiết, bạn có thể cùng người thân đi đến những địa điểm uy tín để được trải nghiệm những buổi massage trị liệu bằng thảo dược, tinh dầu. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc thư giãn đầu óc khi bị trầm cảm.
3.5. Âm nhạc hay nghệ thuật trị liệu
Âm nhạc hay những loại hình nghệ thuật tuy không đủ để chữa bệnh trầm cảm nặng nhưng cũng sẽ là một trong những liệu pháp bổ trợ hữu ích mà bạn nên tham khảo.
3.6. Tâm linh
Tâm linh chính là việc hướng mình theo một tôn giáo tín ngưỡng lành mạnh để tạo đức tin cho bạn trong cuộc sống.
3.7. Bài tập aerobic
Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia một số khóa luyện tập Aerobic để “giết thời gian” cũng như nâng cao tinh thần và thể lực cho bản thân mình. Kéo cơ thể ra khỏi sự “trì trệ” mà trầm cảm mang lại.
Aerobic cũng là một cách rất hay để suy giảm và phòng ngừa bệnh trầm cảm (Nguồn: fkminija.net)
4. Cách chữa bệnh trầm cảm nặng
Thuốc và tâm lý trị liệu có sẽ hiệu quả đối với hầu hết những người bị trầm cảm. Chính vì vậy, bác sĩ chăm sóc chính hoặc bác sĩ tâm thần của bạn có thể kê toa thuốc để giảm triệu chứng. Nếu bạn bị trầm cảm nặng, bạn có thể cần nằm viện, hoặc tham gia chương trình điều trị ngoại trú cho đến khi các triệu chứng của bạn được cải thiện.
4.1. Sử dụng thuốc đặc trị
Nhiều loại thuốc chống trầm cảm có sẵn và được mua ở nhiều nơi. Tuy nhiên, bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để có thể tìm đúng loại thuốc phù hợp với tình trạng của mình. Bạn nên thử hoặc kết hợp nhiều loại thuốc để so sánh sự hiệu quả.
Việc chữa bệnh trầm cảm nặng bằng thuốc đòi hỏi sự kiên nhẫn. Vì một số loại thuốc cần vài tuần hoặc lâu hơn để có tác dụng đầy đủ và để các tác dụng phụ giảm bớt khi cơ thể bạn có thể thích nghi được.
Không nên ngừng dùng thuốc chống trầm cảm mà không nói chuyện với bác sĩ trước. Bởi vì việc ngừng điều trị đột ngột hoặc thiếu một vài liều có thể gây ra các triệu chứng giống như cai thuốc, và bỏ thuốc đột ngột có thể gây ra trầm cảm đột ngột.
Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, một số thuốc chống trầm cảm có thể ảnh hưởng thai nhi hoặc thành phần sữa. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn có thai hoặc bạn đang có kế hoạch mang thai. Bất cứ ai đang dùng thuốc chống trầm cảm nên được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là khi bắt đầu một loại thuốc mới hoặc thay đổi liều lượng.
Sử dụng thuốc trị trầm cảm (Nguồn: cms.luatvietnam.vn)
4.2. Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là một thuật ngữ chung để chỉ việc chữa bệnh trầm cảm nặng bằng cách nói chuyện trao đổi về tình trạng của bạn và các vấn đề liên quan với bác sĩ tâm lý. Các loại trị liệu tâm lý khác nhau có thể có hiệu quả đối với trầm cảm, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức hoặc trị liệu giữa các cá nhân. Bác sĩ tâm lý của bạn cũng có thể đề nghị các loại trị liệu khác tùy theo tình trạng trầm cảm bạn đang mắc phải.
4.3. Định dạng thay thế cho trị liệu
Các định dạng cho việc chữa bệnh trầm cảm nặng có thể là một lựa chọn hiệu quả cho một số trường hợp bệnh nhân. Phương pháp trị liệu này được cung cấp như một chương trình máy tính, bằng các phiên trực tuyến hoặc sử dụng video và sách bài tập. Các chương trình có thể được hướng dẫn bởi toàn bộ hay một phần bởi một bác sĩ tâm lý.
Trước khi chọn phương pháp này, bạn hãy thảo luận về các định dạng này với bác sĩ tâm lý của mình để xác định xem chúng có hữu ích cho bạn không. Ngoài ra, hãy hỏi bác sĩ xem họ có thể giới thiệu một nguồn hoặc chương trình khác đáng tin cậy.
4.4. Điều trị tại bệnh viện
Nghỉ ngơi tại bệnh viện nơi có các nhân viên y tế túc trực sẽ làm suy giảm nhanh bệnh trầm cảm (Nguồn: umc.edu)
Ở một số người, tình trạng trầm cảm có thể trở nên trầm trọng, mất kiểm soát và buộc phải nằm viện để điều trị và theo dõi. Hoặc việc này có thể cần thiết nếu bạn không thể tự chăm sóc bản thân đúng cách hoặc khi không thể kiểm soát cảm xúc, bạn có thể lập tức làm hại chính mình hoặc người khác. Việc điều trị tâm thần tại bệnh viện uy tín có thể giúp bạn giữ bình tĩnh và an toàn cho đến khi tâm trạng trầm cảm được cải thiện.
4.5. Liệu pháp chống co giật (ECT)
Đối với phương pháp chữa bệnh trầm cảm nặng ECT, các dòng điện được truyền qua não để tác động đến chức năng của các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Từ đó có thể làm giảm một số triệu chứng trầm cảm. ECT thường được sử dụng cho những trường hợp không thấy khỏe hơn khi dùng thuốc hoặc không thể dùng thuốc chống trầm cảm vì lý do sức khỏe và ý định tự tử.
4.6. Kích thích từ xuyên sọ (TMS)
TMS kích thích xuyên sọ có thể là một lựa chọn đối với những người không phản ứng với thuốc chống trầm cảm. Trong TMS, sẽ có một cuộn dây điều trị đặt trên da đầu của bạn, sau đó các xung từ tính ngắn được gửi đi để kích thích các tế bào thần kinh trong não có liên quan đến việc điều chỉnh tâm trạng và trầm cảm.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chữa trầm cảm nặng (Nguồn: chuabenhtramcam.vn)
Trên đây là một số thông tin về phương pháp chữa bệnh trầm cảm nặng cho bạn đọc tham khảo. Trầm cảm nặng vẫn có thể chữa nhưng lại mất nhiều thời gian công sức. Chính vì vậy, khi phát hiện mình có các dấu hiệu sớm của bệnh trầm cảm, bạn nên tìm gặp những bác sĩ tâm lý chuyên sâu điều trị trầm cảm để được tư vấn, khám chữa chất lượng nhất.