21 bệnh trẻ em thường gặp vào mùa xuân hạ thu đông và cách phòng ngừa

Việt Nam là đất nước nhiệt đới nên thời tiết sẽ thay đổi quanh năm, chính vì thế mà trẻ em dễ mắc phải một số bệnh. Đâu là những bệnh trẻ em thường gặp trong năm và những cách để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh này. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Các bệnh trẻ thường gặp vào mùa xuân

1.1 Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh rất thường gặp ở trẻ em do cơ địa của bé bị dị ứng với các tác nhân như là lông thú nuôi, phấn hoa, bụi hay mùi hương lạ … Mùa xuân là mùa mà trăm hoa đua nở, nên chính vì thế phấn hoa sẽ được phát tán nhiều trong không khí, điều này sẽ gây nên dị ứng cho bé.

Những biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng là trẻ bị hắt xì liên tục, chảy nước mũi, bên cạnh đó mũi có thể bị đỏ và sưng.

Để phòng tránh được bệnh này mẹ nên thường xuyên nhỏ mũi cho bé bằng các loại nước muối sinh lý, sử dụng các dụng cụ hút mũi an toàn cho bé cũng sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó mẹ cũng nên làm sạch không khí nơi bé sinh sống và vui chơi bằng các thiết bị lọc và làm sạch không khí. Nếu bé bị lâu mà không bớt thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và sử dụng theo đơn để điều trị kịp thời.

Viêm mũi dị ứng hay gặp ở trẻ vào mùa xuân

Viêm mũi dị ứng hay gặp ở trẻ vào mùa xuân (Nguồn: baomoi.vn)

1.2 Bệnh về đường hô hấp

Bệnh về đường hô hấp là một trong những bệnh trẻ em thường gặp nhất vào mùa xuân. Vì đây là mùa thuận lợi cho sự sản sinh và lan truyền của các loại vi khuẩn trong không khí. Khi bé hít thở thì các mầm bệnh này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bé. Nếu sức để kháng yếu bé sẽ dễ dàng bị các bệnh viêm họng, cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi… Những bệnh này thường có dấu hiệu chung là nóng, cảm, sốt, ho nhiều và khó chịu.

Các bệnh về đường hô hấp trẻ thường hay mắc phải

Các bệnh về đường hô hấp trẻ thường hay mắc phải (Nguồn: bidophar.com)

Để phòng ngừa những bệnh này mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, nhất là hệ miễn dịch, ngoài sữa mẹ thì mẹ cũng nên mua thêm sữa công thức có chứa chất miễn dịch bệnh, ăn thêm nhiều rau, quả có nhiều chất vitamin, cho bé uống nước ấm, có thể mua bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp C, E, D … Bên cạnh đó mẹ cũng cho bé tránh tiếp xúc với những nơi đông người, luôn giữ ấm cho bé vào sáng sớm và buổi chiều tối.

Bổ sung cho trẻ đầy đủ các loại vitamin cần thiết để tăng sức đề kháng

Bổ sung cho trẻ đầy đủ các loại vitamin cần thiết để tăng sức đề kháng (Nguồn: blog.Useful.com)

1.3 Sốt phát ban

Mùa xuân là giai đoạn phát triển thuận lợi virus sốt phát ban, chỉ cần một bé bị sốt phát ban là có thể lây nhiễm cho nhiều bé khác xung quanh. Hiện nay sốt phát ban chưa có vắc xin điều trị nên mẹ cần phải cho bé nhà mình tránh tiếp xúc với những bé khác đang bị bệnh. Biểu hiện cụ thể của bệnh này là bé bị sốt cao và người nổi nhiều ban khắp cơ thể. Khi bị bệnh sốt bé thường hay nhiễu khóc và khó chịu.

Trẻ bị sốt phát ban sẽ nổi nhiều mẩn đỏ khắp cơ thể và sốt cao

Trẻ bị sốt phát ban sẽ nổi nhiều mẩn đỏ khắp cơ thể và sốt cao (Nguồn: baomoi.com)

Để phòng ngừa được bệnh này mẹ cần phải rửa sạch chân tay cho bé, nhất là trước khi ăn. Cho bé ăn nhiều các loại cháo, súp và uống nhiều nước. Bên cạnh đó nếu bé bị bệnh thì lên cách ly với trẻ em khác và đưa đến ngay các trung tâm y tế hay bệnh viện để bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.

Cho trẻ khám bác sĩ kịp thời tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng

Cho trẻ khám bác sĩ kịp thời tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng (Nguồn: ecomedic.com)

1.4 Viêm giác mạc

Virus viêm giác mạc là một trong những loại virus xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân. Khi bé mắc phải bệnh này sẽ có những biểu hiện là mắt bị đỏ, hay chảy nước mắt, xuất hiện những mụn nước nhỏ trong mắt và mí mắt của bé.

Những cách để phòng ngừa bệnh viêm giác mạc này là nên đeo kính cho bé mỗi khi ra ngoài để tránh bụi và virus, bên cạnh đó cũng hạn chế cho bé tiếp xúc với những nơi đông người và đang có dịch bệnh.

Vệ sinh thật kỹ vùng mắt của bé và ngăn không cho bé dụi mắt

Vệ sinh thật kỹ vùng mắt của bé và ngăn không cho bé dụi mắt (Nguồn: benhvienmatphuongnam.com)

2. Các bệnh trẻ thường gặp vào mùa hè

2.1 Bệnh tay – chân – miệng

Đây là bệnh do virus gây ra và dễ lây lan từ bé này sang bé khác thông qua đường tiêu hóa. Bệnh này thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi.

Biểu hiện của bệnh này là sốt, đau họng, chảy nước miếng, biếng ăn. Bên cạnh đó trong miệng của bé cũng xuất hiện những vết lở, đồng thời có nhiều mụn nước ở tay và chân. Khi bé nhà bạn xuất hiện những biểu hiện này thì nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như là viêm não, viêm cơ tim, phù phổi và cũng có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh tay - chân - miệng thường xuất hiện ở trẻ em dưới 3 tuổi

Bệnh tay – chân – miệng thường xuất hiện ở trẻ em dưới 3 tuổi (Nguồn: kenh14.com)

Để phòng tránh căn bệnh này mẹ nên vệ sinh sạch sẽ chân tay của bé trước bữa ăn, lựa chọn các loại thực phẩm an toàn, vệ sinh và nấu chín trước khi cho bé ăn. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin cũng như nước hằng ngày.

Rửa tay chân sạch là cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Rửa tay chân sạch là cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng (Nguồn: baoquangninh.com.vn)

2.2 Sốt virus

Mùa hè là giai đoạn các loại virus phát triển thuận lợi nhất do thời tiết nóng cùng độ ẩm thấp. Vì thế sốt virus cũng là một bệnh trẻ em thường gặp nhất trong mùa hè. Những biểu hiện của bệnh này là trẻ sốt cao, đau đầu, người nhức mỏi, hắt hơi, sổ mũi, ho … Bên cạnh đó trẻ cũng có thể bị nổi hạch ở cổ và gáy.

Bệnh sốt virus này được điều trị chủ yếu bằng cách hạ sốt, cho bé uống nhiều nước, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và vitamin cho bé, chăm sóc thật tốt mũi họng ….

Bạn cần chuẩn bị sẵn nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể bé và có những phương án xử lý phù hợp. Khi bé có các dấu hiệu như co giật, buồn nôn thì cần phải đưa bé vào bệnh viện để chữa trị kịp thời và nhanh chóng.

Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ để có thể xử lý kịp thời

Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ để có thể xử lý kịp thời (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

2.3 Viêm não Nhật Bản B

Bệnh này do virus Arbo gây nên, virus gây bệnh này được muỗi truyền từ vật nuôi sang con người và thường gặp nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi, bệnh này có tỉ lệ tử vong rất cao và để lại nhiều di chứng nguy hiểm.

Biểu hiện của bệnh viêm não Nhật Bản B là sốt cao, đau đầu, nôn mửa, co giật, rối loạn ý thức, hôn mê. Khi có những biểu hiện này mẹ cần phải đưa bé vào bệnh viện để điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa bệnh này hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản B cho bé.

Cho trẻ tiêm vắc xin ngừa bệnh viêm não Nhật Bản B

Cho trẻ tiêm vắc xin ngừa bệnh viêm não Nhật Bản B (Nguồn: afamily.com)

2.4 Sốt xuất huyết (SXH)

Bệnh Sốt xuất huyết do virus gây ra và lây qua đường muỗi đốt. Những biểu hiện của bệnh trẻ em thường gặp này là sốt cao liên tục, da sung huyết, đau nhức cơ, đau đầu, viêm kết mạc mắt, buồn nôn … Khi trẻ có những dấu hiệu này mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để xét nghiệm và điều trị.

Để phòng ngừa bệnh này mẹ nên tránh cho bé tiếp xúc với những nơi có muỗi, tiêu diệt muỗi và lăng quăng trong nhà và gần khu vực sống. Không nên cho bé đến những nơi đông người và vùng có dịch. Ngoài ra mẹ cũng nên cho bé bổ sung thêm các sản phẩm dinh dưỡng và vitamin

Bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng của trẻ

Bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng của trẻ (Nguồn: news.zing.vn)

2.5 Tiêu chảy cấp

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hay tiếp xúc với phân người bị tiêu chảy cấp. Bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng đường ruột gây ra.  Bệnh này thường xuất hiện với những trẻ em dưới 2 tuổi.

Biểu hiện của bệnh là đi ngoài phân lỏng nhiều nước nhiều lần trong ngày, nôn mửa, biếng ăn …

Để phòng ngừa bệnh mẹ cần phải vệ sinh kỹ chân tay của bé trước khi ăn, cho bé ăn thức ăn sạch sẽ và nấu chín. Bên cạnh đó mẹ cũng nên nạp đầy đủ dưỡng chất, vitamin tốt nhất cho hệ miễn dịch của bé.

Cho bé ăn những thức ăn vệ sinh và qua chế biến kỹ lưỡng để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy

Cho bé ăn những thức ăn vệ sinh và qua chế biến kỹ lưỡng để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy (Nguồn: vietnammoi.vn)

3. Các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa thu

3.1 Cảm cúm

Cảm cúm là bệnh mà bé thường gặp vào mùa thu với những biểu hiện là sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, nhức mỏi toàn thân … Khi bị bệnh bé thường khó chịu và biếng ăn.

Cách phòng tránh bệnh này tốt nhất là nên giữ ấm cho bé nhất là chân, tay, cổ, đầu. Hạn chế để trẻ tiếp xúc nơi có nhiều người, nhất là khu vực đang bị dịch cúm. Cho bé uống nước ấm và không bé ăn đồ lạnh hay kem. Tiêm phòng cúm cho bé hằng năm. Tăng cường đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé nhất là vitamin C trong các loại rau quả tự nhiên, uống đủ nước.

Bổ sung Vitamin C sẽ giúp bé phòng ngừa được bệnh cảm cúm

Bổ sung Vitamin C sẽ giúp bé phòng ngừa được bệnh cảm cúm (Nguồn: remediesforme.com)

3.2 Đau mắt đỏ

Đây cũng là bệnh trẻ em thường gặp với những biểu hiện là mắt đỏ, mí mắt bị sưng và đau, bé thường xuyên chảy nước mắt.

Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ là vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ, nhất là rửa tay với xà phòng. Hạn chế cho bé tiếp xúc với những người đang bị đau mắt đỏ. Cho bé sử dụng chăn, gối và khăn mặt riêng. Phải thường xuyên vệ sinh giặt và phơi nắng các đồ dùng này. Khi bé bị bệnh thì mẹ nên đưa đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.

Giữ vệ sinh sạch sẽ và cho bé nhỏ mắt

Giữ vệ sinh sạch sẽ và cho bé nhỏ mắt (Nguồn: laodong.vn)

3.3 Viêm tai

Triệu chứng của bệnh này là bé khó chịu, quấy khóc liên tục, sốt cao kèm đau đầu, bé có thể bỏ bú mẹ, biếng ăn và nôn, đau tai và khó chịu ở tai. Bé không phản ứng với tiếng động và kèm triệu chứng chảy mủ tai.

Để phòng ngừa bệnh này mẹ cần phải vệ sinh tai, mũi họng của bé thật sạch sẽ, giữ ấm cho bé và tránh xa khói thuốc lá. Dùng tăm bông vệ sinh vùng tai cho bé và rửa qua bằng nước muối sinh lý.

Vệ sinh vùng tai cho bé thật sạch sẽ

Vệ sinh vùng tai cho bé thật sạch sẽ (Nguồn: shoptretho.com.vn)

3.4 Bệnh thủy đậu

Căn bệnh này thường gặp ở trẻ em và lây lan qua đường hô hấp. Triệu chứng của bệnh thủy đậu là sốt, đau đầu, xuất hiện những nốt ban phồng, có mủ nước …

Để phòng ngừa bệnh này mẹ nên tiêm vắc xin đầy đủ cho bé. Nếu mắc bệnh mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi và điều trị.

Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan

Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan (Nguồn: hellobacsi.com)

3.5 Quai bị

Đây là bệnh do virus gây nên và không có thuốc đặc trị. Bệnh này có những biểu hiện là ho, sốt cao, đau tinh hoàn ở bé trai và đau bụng dưới ở bé gái. Một bên má bị sưng như hạch rồi lây lan qua bên còn lại …

Cách phòng ngừa bệnh này là tiêm phòng vắc xin cho bé. Tăng cường thêm hễ miễn dịch của bé bằng cách ăn đủ chất, uống thêm đủ nước, mua các loại trái cây có chứa nhiều vitamin tự nhiên, giữ ấm và vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ.

Phòng ngừa và cho bé đi khám bác sĩ khi bị bệnh quai bị

Phòng ngừa và cho bé đi khám bác sĩ khi bị bệnh quai bị (Nguồn: kyna.vn)

4. Các bệnh trẻ thường gặp trong mùa đông

4.1 Viêm phế quản

Do mùa đông có thời tiết lạnh nên bé rất dễ bị viêm phế quản. Triệu chứng của bệnh này là ho, sổ mũi, viêm họng, viêm mũi,… nếu để kéo dài có thể gây nguy hiểm cho phế quản phổi của bé.

Để phòng ngừa mẹ nên giữ ấm cho bé nhất là phần cổ, tay, chân. Bên cạnh đó mẹ cũng nên thường xuyên đi bác sĩ kiểm tra định kỳ.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi

Bệnh viêm phế quản ở trẻ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi (Nguồn: conlatatca.vn)

4.2 Viêm họng

Viêm họng là bệnh trẻ em thường gặp trong mùa đông do virus gây ra. Biểu hiện của bệnh này là ho, ngứa rát cổ họng và có thể sốt cao.

Cách phòng ngừa bệnh viêm họng là giữ ấm cơ thể của bé nhất là phần cổ. Cho bé ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung thêm vitamin và các dưỡng chất, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Không nặng như viêm phế quản nhưng viêm họng cũng gây khó chịu cho trẻ

Không nặng như viêm phế quản nhưng viêm họng cũng gây khó chịu cho trẻ (Nguồn: baomoi.com)

4.3 Cảm mạo

Mùa đông là khoảng thời gian bé bị cảm mạo nhiều nhất trong năm. Triệu chứng của bệnh này là hắt hơi, ngứa họng, nghẹt mũi, sốt, chân tay lạnh … Khi bị bệnh trẻ khó chịu và biếng ăn.

Để phòng tránh cảm mạo mẹ nên mặc ấm cho bé, rửa tay chân bé sạch sẽ và thường xuyên vệ sinh nhà cửa.

Trẻ thường mắc bệnh cảm mạo vào mùa lạnh

Trẻ thường mắc bệnh cảm mạo vào mùa lạnh (Nguồn: baomoi.com)

4.4 Viêm mũi

Thời tiết lạnh là một trong những nguyên nhân gây nghẹt mũi cho bé. Biểu hiện của bệnh này là sốt, nghẹt mũi, khó thở, khó chịu … Nếu không chữa dứt viêm mũi bé có thể bị viêm phổi, viêm tai hay viêm xoang.

Cách phòng tránh bệnh này là thường xuyên nhỏ mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thịt, cá, rau, củ quả và bổ sung thêm vitamin C … luôn giữ ấm cho bé.

Đảm bảo trẻ mặc đủ ấm để ngừa bệnh viêm mũi

Đảm bảo trẻ mặc đủ ấm để ngừa bệnh viêm mũi (Nguồn: kenhthoitiet.vn)

4.5 Viêm V.A

Bệnh này thường gặp ở bé từ 6 đến 7 tháng tuổi với những biểu hiện là sốt cao, chảy nước mũi, ho, nghẹt mũi, biếng ăn, quấy khóc …

Cách phòng ngừa bệnh này hiệu quả nhất là thường xuyên vệ sinh mũi của bé. Đồng thời nếu có mắc bệnh nên chữa trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

4.6 Viêm amidan

Viêm amidan cũng là bệnh trẻ em thường gặp với những triệu chứng sốt cao, đau họng, mệt mỏi, biếng ăn, chảy nước miếng nhiều …

Cách phòng tránh bệnh tốt nhất là giữ ấm cơ thể cho bé, không cho bé ăn đồ lạnh như kem, sinh tố lạnh …

Trẻ bị viêm amidan cần tránh ăn đồ lạnh và hạn chế giao tiếp

Trẻ bị viêm amidan cần tránh ăn đồ lạnh và hạn chế giao tiếp (Nguồn: suckhoetreem.net)

4.7 Bệnh suyễn (hen phế quản)

Bệnh này xuất hiện ở bé với những biểu hiện là khó thở, tiếng thở khò khè, môi tím, gây khó chịu và ức chế cho bé khi cố thở,…

Cách phòng ngừa bệnh này là luôn giữ ấm cho cơ thể của bé, tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, ăn uống đầy đủ. Nếu bé bị bệnh nên được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ bị suyễn thường hay khó thở

Trẻ bị suyễn thường hay khó thở (Nguồn: hellobacsi.com)

Với những căn bệnh hay gặp ở trẻ em này, một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả là nên tiêm phòng vac xin đầy đủ lúc còn nhỏ, vệ sinh thân thể và môi trường sống của bé thật sạch sẽ. Bên cạnh đó mẹ cũng nên cho bé ăn đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển hệ miễn dịch của bé, chuẩn bị các sản phẩm chăm sóc cho sức khỏe của bé chính hãng để có được những xử lý kịp thời.