Phụ nữ hiện đại phải đối mặt với nhiều áp lực từ cả gia đình, công việc xã hội, con cái dẫn tới chứng bệnh tâm lý. Nhận biết các dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở phụ nữ và tìm ra phương hướng giải quyết kịp thời là điều nên làm để hạn chế tối đa những nguy hiểm chết người của chứng bệnh này.
1. Trầm cảm ở phụ nữ khác với nam giới như thế nào?
Triệu chứng bệnh trầm cảm ở nữ giới thường có xu hướng nặng hơn và kéo dài hơn ở phái mạnh. Ngoài ra, khả năng tái phát bệnh cũng cao hơn rất nhiều do tâm sinh lý của phụ nữ nhạy cảm và dễ biến đồng hơn nam giới.
Ngoài ra, phái đẹp còn có nhiều giai đoạn thay đổi hormone rất dễ mắc phải chứng trầm cảm như giai đoạn mang thai, sau sinh và mãn kinh. Trong đó, giai đoạn sau sinh là thời điểm tâm lý phụ nữ xáo trộn nhất. Nắm bắt những dấu hiệu và tự chữa chứng trầm cảm sau sinh về cả thể chất lẫn tinh thần là điều bạn có thể làm để cứu rỗi lấy bản thân.
Phụ nữ cũng có nhiều suy nghĩ tiêu cực và cảm giác lo lắng hơn nam giới dẫn tới xu hướng chán sống, muốn tự kết liễu cuộc đời. Tuy vậy, tỷ lệ tự tử thực sự lại ít hơn nam giới khá nhiều. Trầm cảm ở phụ nữ có thể liên quan nhiều đến chứng rối loạn lo âu hoặc đôi khi là những ám ảnh từ trong tâm trí về vóc dáng, chế độ ăn và các mối quan hệ thường ngày.
Phụ nữ trải qua nhiều giai đoạn thay đổi hormone (Nguồn: saigonbiz.com.vn)
2. Các dấu hiệu trầm cảm của phụ nữ có liên quan đến hành vi
2.1. Mất hứng thú với các hoạt động sở thích trước đây
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở phụ nữ thường thấy nhất là khi họ mất đi hứng thú với các hoạt động từng đặc biệt yêu thích trước đây. Cơ thể mệt mỏi cùng tinh thần sa sút chính là vấn đề khiến họ muốn thu mình lại và mất dần đi những sở thích cá nhân.
2.2. Khó khăn khi tập trung hay quên
Bệnh trầm cảm ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh khiến người bệnh mất tập trung, hay quên. Dấu hiệu này có thể sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất công việc.
2.3. Rối loạn giấc ngủ
Biểu hiện bệnh trầm cảm ở nữ giới tiếp theo phải kể đến là hiện tượng rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân có thể ngủ nhiều hơn hoặc mất ngủ hoàn toàn. Dù biểu hiện là gì đi chăng nữa thì chúng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống thường ngày. Trong trường hợp bị mất ngủ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc hoặc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày hỗ trợ giấc ngủ ngon và sâu hơn.
2.4. Cảm thấy mất kiểm soát
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở phụ nữ thường kéo theo hành động mất kiểm soát. Đôi khi bạn sẽ thấy bản thân nóng giận vô cớ và không thể hiểu nổi hành động của mình sau khi bình tĩnh lại. Điều này ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ hàng ngày và khiến tâm trạng người bệnh ngày một xấu đi.
Trầm cảm khiến phụ nữ mất kiểm soát bản thân (Nguồn: baodansinh.vn)
2.5. Tránh xa các hoạt động tập thể và mối quan hệ hàng ngày
Bệnh trầm cảm ảnh hưởng nhiều đến tinh thần người bệnh khiến họ lánh xa các mối quan hệ hàng ngày. Họ xa lánh xã hội và bỏ qua các hoạt động tập thể để tránh ánh nhìn của người khác. Điều này vô hình chung khiến bệnh nhân thu mình vào thế giới riêng và ngày càng nhúng sâu vào vũng bùn do mình tự tạo.
2.6. Di chuyển chậm chạp nặng nề
Cơ thể mất đi sự linh hoạt nếu không muốn nói rằng họ cảm thấy toàn bộ cơ thể như sụp đổ và muốn nổ tung. Cả cơ thể gần như không còn sinh lực và tinh thần cũng dần mất đi khiến họ không muốn làm bất kỳ điều gì. Hiện tượng di chuyển chậm chạp, nặng nề cũng tố cáo sức khỏe họ đang có dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cần được quan tâm.
2.7. Rối loạn ăn uống và cân nặng
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở phụ nữ thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề cân nặng. Bạn có thể ăn nhiều hơn hoặc mất hết hứng thú trong ăn uống. Tình trạng tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh cũng là biểu hiện của chứng trầm cảm.
2.8. Không chăm sóc, bỏ bê bản thân
Bỏ bê bản thân là dấu hiệu thường thấy ở những người phụ nữ mắc chứng trầm cảm. Họ cảm thấy chán ghét bản thân và đôi khi có ý định tự làm đau mình.
Rối loạn ăn uống khiến phụ nữ lo lắng (Nguồn: vietnammoi.vn)
3. Các biểu hiện bệnh trầm cảm phụ nữ về mặt tâm lý, cảm xúc
3.1. Tâm trạng buồn bã, lo lắng
Hứng thú trong cuộc sống gần như biến mất là điều dễ nhận thấy ở những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm. Họ không còn cảm nhận được niềm vui thay vào đó là những lo lắng, buồn bã ngày này qua ngày khác. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ và sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung sức khỏe, giúp an thần để cải thiện tâm trạng và có giấc ngủ ngon hơn.
3.2. Thất vọng về bản thân, mặc cảm
Một cô gái tràn đầy tự tin biến mất hoàn toàn thay vào đó là những mặc cảm về bản thân. Họ có thể cảm thấy bản thân chẳng có tài cán gì thậm chí cảm thấy tội lỗi vì được sinh ra. Nỗi mặc cảm này sẽ không mất đi mà dần ăn sâu vào tâm trí người bệnh dẫn đến những hành động dại dột khó kiểm soát.
3.3. Bi quan, tuyệt vọng về cuộc sống
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở phụ nữ thường thấy là sự bi quan và tuyệt vọng về cuộc sống. Họ mất dần niềm tin vào xã hội và các mối quan hệ. Nỗi tuyệt vọng này sẽ càng ngày càng nghiêm trọng nếu bệnh nhân không nhận ra và khám chữa kịp thời.
Trầm cảm ở phụ nữ cần được điều trị sớm (Nguồn: chuabenhtramcam.vn)
3.4. Cảm thấy cô đơn, trống trải
Người bệnh cảm thấy mọi thứ thật tồi tệ và trống trải. Họ có thể sẽ cảm thấy cô đơn dù gia đình và bạn bè vẫn luôn bên cạnh. Cảm giác này thật sự không hề dễ chịu. Chính vì vậy, người thân cần tìm cách quan tâm và sẻ chia với họ nhiều hơn.
3.5. Hoảng loạn
Triệu chứng hoảng loạn, mất kiểm soát thường xảy ra đối với phụ nữ mắc chứng bệnh tâm lý này. Cảm giác lẻ loi, buồn chán thực sự đau khổ khiến họ không thể tìm thấy lối thoát cho bản thân.
3.6. Căng thẳng bế tắc
Họ mất dần hy vọng vào tương lai và cảm thấy mọi thứ đều tối tăm, mù mịt. Dấu hiệu căng thẳng, mệt mỏi của cơ thể và tinh thần ngày một hiện rõ khiến bệnh nhân cảm thấy cuộc sống ngày một bế tắc và mất dần đi ý niệm sống.
3.7. Suy nghĩ về cái chết và có hành vi tự tử
Suy nghĩ về cái chết và thực hiện hành vi tự tử là dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở phụ nữ giai đoạn cuối đáng báo động. Bệnh nhân cần được điều trị tâm lý bởi các bác sĩ tâm lý hàng đầu trước khi quá muộn.
Phụ nữ sau sinh dễ mắc chứng trầm cảm (Nguồn: nhathuoclongchau.com)
4. Các biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ về thể chất
4.1. Suy nhược cơ thể luôn thấy đau nhức
Cơ thể đau nhức là vấn đề thường gặp ở phụ nữ mắc chứng trầm cảm. Điều này là tất yếu do bệnh nhân bị suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần trong một khoảng thời gian quá dài. Nếu có biểu hiện này chứng tỏ bệnh của bạn đang trở nặng và cần điều trị gấp.
4.2. Có các vấn đề về tiêu hóa
Phụ nữ mắc bệnh trầm cảm thường gặp các vấn đề về tiêu hóa dẫn tới ăn không ngon miệng hoặc ăn quá nhiều dẫn đến béo phì. Hiện tượng tăng cân hay giảm cân mất kiểm soát là điều dễ hiểu trong giai đoạn này do những rối loạn về tiêu hóa. Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ và thiết lập một chế độ ăn phù hợp để giảm những triệu chứng nguy hiểm này.
Căng thẳng gây ra vấn đề về tiêu hóa (Nguồn: tinhhoa.net)
4.3. Đau ngực, thở khó khăn
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở phụ nữ tiếp theo phải kể đến là đau ngực dẫn tới hiện tượng thở khó khăn. Đây là triệu chứng nguy hiểm bạn cần quan tâm và tìm phương hướng điều trị ngay. Thực hiện khám sức khỏe tổng quát và tìm ra nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết thời điểm này để điều trị kịp thời trước khi quá muộn.
4.4. Cân nặng thất thường
Rối loạn hệ tiêu hóa ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của người bệnh. Cân nặng tăng hay giảm đột ngột đều là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe và tinh thần đang có vấn đề cần chữa trị.
4.5. Lão hóa nhanh, già đi trông thấy
Trầm cảm kéo theo dấu hiệu buông xuôi chán ghét bản thân và nhiều hệ lụy khác. Tâm trạng luôn buồn bã, chán nản cũng khiến cơ thể lão hóa nhanh hơn và già đi trông thấy.
Bệnh trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm hơn bạn tưởng. Nó dẫn đến nhiều hệ lụy đau lòng cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chứng bệnh này càng có xu hướng tăng mạnh. Phụ nữ là đối tượng dễ mắc chứng bệnh này hơn nam giới do yếu tố hormone và tâm sinh lý.
Căn bệnh trầm cảm dẫn tới lão hóa nhanh (Nguồn: ospa-health.com)
Nắm bắt các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở phụ nữ đã kể trên sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những hệ quả đau lòng của chứng bệnh này. Tuy nhiên, đây là căn bệnh tâm lý có nhiều dấu hiệu khó xác định có thể nhầm lẫn với các chứng bệnh thông thường khác. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào nên lập tức đi khám bác sỹ tâm lý để phát hiện và điều trị kịp thời. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng là điều nên làm để cải thiện sức khỏe và tinh thần, phòng chống bệnh tật tốt nhất.
Hi vọng những thông tin bổ ích trong bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn là thứ quý giá nhất trong cuộc sống này bạn nên có.