2 cách điều trị dư ối khi mang thai và phòng ngừa an toàn hiệu quả

Nếu không may dư ối khi mang thai, các mẹ bầu có thể tham khảo cách điều trị dư ối khi mang thai trong bài viết dưới đây để chủ động bảo vệ mình và con yêu nhé.

1. Cách điều trị dư ối khi mang thai

Muốn trị bệnh thì phải hiểu về bệnh, vì vậy trước tiên các bạn cần biết dư ối là gì thì mới có cách điều trị dư ối khi mang thai khoa học và hiệu quả?

Dư ối (Polyhydramnios ) là hiện tượng  tụ dư thừa nước ối. Thông thường thai nhi nằm trong bọc ối với lượng nước khoảng 500 – 1.500 ml. Nếu quá 2.000 ml thì được chẩn đoán là dư ối (đa ối). Đặc biệt, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, dư ối có thể trở thành một trong những nguyên nhân gây sinh non khi mang thai.

Triệu chứng thường thấy của dư ối mà mẹ bầu gặp phải khi bị dư ối như: đau bụng, đau lưng, đau chân hoặc có cảm giác khó thở, sưng bàn tay, chân… Nguyên nhân dẫn đến dư ối có thể do ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến mẹ và bé, mang song thai hoặc đa thai, thiếu máu ở bào thai… Vì vậy, các mẹ khi có triệu chứng cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân, từ đó có cách điều trị dư ối khi mang thai kịp thời.

Dư ối có hai trường hợp gồm: dư ối cấp và dư ối mãn. Mỗi trường hợp sẽ có cách điều trị khác nhau.

Dư ối là hiện tượng có thể gây hại đến sức khỏe thai nhi

Dư ối là hiện tượng có thể gây hại đến sức khỏe thai nhi (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

1.1. Cách điều trị đa ối cấp

Tình trạng đa ối cấp thường xảy ra vào kỳ tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, bụng mẹ lớn lên rất nhanh, khó vận động với biểu hiện là bụng căng cứng và đau, tức thở. Bạn cũng không cần quá lo lắng nhiều nước ối khi mang thai phải làm sao bởi với trường hợp này, bác sĩ sản khoa sẽ phải xử trí bằng cách chọc ối và cho mẹ đẻ non.

Đa ối thường xảy ra vào kỳ tam cá nguyệt thứ 2

Đa ối thường xảy ra vào kỳ tam cá nguyệt thứ 2 (Nguồn: cuasotinhyeu.vn)

1.2. Điều trị đa ối mãn

Đây là trường hợp lượng ối tăng lên từ từ trong những tháng cuối thai kỳ. Nếu bệnh nhẹ và không có chỉ định sản khoa của bác sĩ thì mẹ bầu chỉ cần nghỉ dưỡng đợi thai nhi đủ tháng và không cần can thiệp xử lý.

Tùy trường hợp và tình trạng ối mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị khác nhau với thai phụ

Tùy trường hợp và tình trạng ối mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị khác nhau với thai phụ (Nguồn: songkhoemoingay.net.vn)

2. Phòng ngừa đa ối mẹ bầu lưu ý

Người ta thường nói phòng hơn chống, vì thế các mẹ bầu cần lưu ý những điều dưới đây để bảo vệ bản thân và con yêu tránh rơi vào tình trạng dư ối:

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng: Thai phụ nên có một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý bổ sung đủ nước trong một ngày, tránh xa các chất kích thích, hạn chế đồ ngọt và không kiêng khem.

Khám thai định kỳ: Khi có bất kỳ mối quan tâm nào về bản thân hoặc em bé của bạn bạn hãy lập tức đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Khi có dấu hiệu đa ối cần được bác sĩ xét nghiệm, theo dõi và đưa ra định hướng điều trị kịp thời.

Chế độ nghỉ ngơi: Hãy dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn cho bản thân và không nên quá lo lắng, căng thẳng.

Khám thai định kỳ và tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng thừa ối gây ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi

Khám thai định kỳ và tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng thừa ối gây ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi (Nguồn: pixfeeds.com)

Hy vọng, bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu chủ động trong việc phòng và điều trị dư ối khi mang thai. Để chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và cho bé sự phát triển ổn định nhất, hãy tìm đến gói khám thai và chăm sóc sức khỏe thai kỳ để luôn an tâm với một sức khỏe ổn định cho cả mẹ và bé.