Độc tố là gì? Những tác hại của độc tố trong cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta ra sao? Làm sao để nhận biết cơ thể tồn đọng nhiều loại độc tố? Nên ăn những gì để thanh lọc, giải độc cơ thể? Cùng Blog Useful giải đáp ngay những thắc mắc này trong bài sau đây nhé!
1. Độc tố là gì?
Là những chất có khả năng gây độc cho cơ thể, hiện đang được chia ra 4 nhóm chính:
- Các hóa chất độc hại: thuốc trừ sâu, phẩm màu công nghiệp dùng trong lĩnh vực chế biến thực phẩm trái phép, các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong những loại rau củ quả,…
- Độc tố, chất thải của các loại vi khuẩn, vi rút trong môi trường xung quanh tiêu biểu như ký sinh trùng sốt rét,..
- Các chất sinh ra trong quá trình chuyển hóa cơ thể như là các gốc tự do làm lão hóa cơ thể và thậm chí mang đến các bệnh ung thư quái ác.
- Chất độc từ các sản phẩm kim loại nặng như chì, thủy ngân, nguồn nước ô nhiễm, khói bụi xe cộ, nhà máy,…
Độc tố tích tụ trong cơ thể lâu dần sinh ra các căn bệnh nguy hiểm (Nguồn: cloudfront.net)
chăm sóc sức khoẻ bằng thực phẩm chức năng
2. Cách độc tố xâm nhập vào cơ thể
Không hề quá khó hiểu khi thời gian gần đây, các gói khám tầm soát ung thư chuyên sâu hay các chương trình thăm khám tổng quát cơ thể định kỳ được rất nhiều người quan tâm bởi tình hình môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng, thức ăn chứa chứa nhiều các độc tố mà cơ thể có thể hấp thụ mỗi ngày,…
Đặc biệt hơn cả là các ca bệnh ung thư ngày càng gia tăng đột biến và thậm chí có xu hướng trẻ hóa.Tại sao lại như thế và hằng ngày, cách độc tố xâm nhập vào cơ thể chúng ta như thế nào? Cùng giải đáp nhé!
Độc tố thường xâm nhập cơ thể người qua 3 đường: đường da – tiếp xúc hằng ngày trong môi trường; đường hô hấp – phổi; và cuối cùng là đường tiêu hóa – thông qua những thực phẩm ăn uống hằng ngày.
Khi chất độc đi vào cơ thể, chính hệ thống mạch máu đưa các tế bào nhiễm độc đi khắp cơ thể. Lúc này, các cơ quan nội tạng sẽ nhận nhiệm vụ xử lý độc tố, đào thải ra ngoài. Nhưng khi lượng độc tố càng gia tăng gấp bội thì các cơ quan sẽ không thể làm việc tốt, từ đó khiến cơ thể nhiễm độc nặng hơn.
Độc tố xâm nhập cơ thể như thế nào (Nguồn: isagenixhealth.net)
3. Tác hại của độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể
3.1 Gây bệnh nan y, ung thư, mãn tính
Tác hại của độc tố trong cơ thể được kể đến đầu tiên chính là khả năng gây ra các bệnh nan y, ung thư hay bệnh mãn tính. Do lượng độc tố tích tụ quá nhiều, khiến cho các cơ quan nội tạng không thể xử lý hết và lâu dần sẽ bị nhiễm bệnh theo, từ đó sinh ra các bệnh kể trên.
3.2 Làm cơ thể có mùi
Trong cơ thể chúng ta, gan là bộ phận vất vả nhất khi làm nhiệm vụ đào thải độc, giúp thanh lọc cơ thể. Nhưng nếu độc tố tích tụ quá nhiều, đầy tràn nơi gan sẽ khiến cơ quan này mệt mỏi, kiệt quệ và hoạt động chậm hơn bình thường.
Khi gan nóng, cơ thể sẽ bắt đầu tiết nhiều mồ hôi hơn để thải độc qua đường này, từ đó có thể làm cho cơ thể có mùi nồng, nặng, thậm chí là đắng miệng, hôi miệng, khô miệng. Để góp phần giúp gan được điều hòa, bạn nên cố gắng chọn lọc và sử dụng nhiều các loại thực phẩm giúp đào thảo độc tố, thanh lọc cơ thể, hạn chế hoặc loại bỏ những thực phẩm độc hại, không tốt cho sức khỏe.
3.3 Ảnh hưởng đến trí não
Chất béo động vật, đường ngọt là 2 loại thực phẩm mang đến sự oxy hóa, lão hóa và tích tụ độc tố trong cơ thể nếu ăn nhiều và thường xuyên hằng ngày. Những chất độc từ 2 loại thực phẩm này sẽ khiến cho tế bào não bị tổn thương, ảnh hưởng đến trí tuệ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bạn nên thay đổi thành phần và chế độ ăn uống, tăng cường lựa chọn các loại rau củ quả tươi, đảm bảo chất lượng và bổ sung trong bữa ăn hằng ngày nhé.
Độc tố trong cơ thể khi tích tụ nhiều gây ra bệnh về não, sự mệt mỏi cho người bệnh (Nguồn: si-cdn.com)
3.4 Gây khó ngủ, suy nhược
Một trong những tác hại của độc tố trong cơ thể phải kể đến chính là gây ra hiện tượng mất ngủ, suy nhược cơ thể, nhất là độ tuổi từ 40 trở đi. Khi chế độ ăn uống, sinh hoạt chứa nhiều độc tố được nạp vào cơ thể lâu dần sẽ khiến cho lượng nước trong người chúng ta bị axit hóa, các cơ quan nội tạng trì trệ hoạt động, dẫn đến rối loạn cơ thể và tác động trực tiếp đến giấc ngủ sâu. Vì thế, nếu bạn gặp một số rắc rối với các cơ quan trong cơ thể, khiến bạn ngủ không ngon giấc, hãy lập tức đến trung tâm y tế chất lượng để khám chuyên khoa ngay!
3.5 Dễ mắc các bệnh về da
Khi độc tố ngày càng nhiều hơn trong cơ thể sẽ làm giảm chức năng gan, thận, từ đó gây ra các vấn đề, bệnh về da như nổi mụn nhọt, da khô cằn, nhăn nheo, xuất hiện nhiều tàn nhang, mất sự đàn hồi săn chắc,… Ngoài ra, việc chất độc có trong phân người nếu không được đào thải đều đặn sẽ ngấm ngược vào máu, làm máu nhiễm bẩn, tạo thêm gánh nặng cho lá gan và gây ra nhiều bệnh khác.
3.6 Đẩy nhanh quá trình lão hóa
Lượng độc tố dày lên sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch kém hiệu quả, các tế bào trong cơ thể trở nên già nua và nhanh chóng lão hóa bởi không được cung cấp dưỡng chất mỗi ngày. Bên cạnh đó, chức năng đào thải của gan, thận, mật và hệ tiêu hóa bị cản trở cũng khiến cho quá trình lão hóa cơ thể đến sớm hơn.
3.7 Gây béo phì
Các mô mỡ trong cơ thể chính là nơi chứa nhiều độc tố nhất bởi chúng có khả năng khóa chặt các độc tố lại 1 chỗ, không cho ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Vì thế, độc tố trong người tăng lên sẽ kích thích sản sinh nhiều mô mỡ hơn để chống đỡ, tác hại của độc tố trong cơ thể lúc này gây nên bệnh béo phì.
Béo phì, thừa cân, stress, mất ngủ đều có thể do độc tố trong cơ thể gây ra (Nguồn: vtv1.mediacdn.vn)
4. Dấu hiệu nhận biết cơ thể đang tích tụ quá nhiều độc tố
4.1. Táo bón
Táo bón là dấu hiệu độc tố tích tụ trong cơ thể rõ rệt nhất mà mọi người cần chú ý và cẩn trọng hơn khi bản thân hoặc người thân trong gia đình thường xuyên mắc phải vấn đề này. Đường tiêu hóa chính là nơi giúp cơ thể hấp thụ thức ăn nhưng đồng thời cũng đối mặt với việc giải quyết độc tố. Nếu độc tố nhiều lên sẽ khiến bạn bị đau bụng và táo bón dài ngày.
4.2. Sương mù não
Khi bạn thường xuyên cảm thấy chóng mặt, đau đầu hoặc thiếu sức sống dù đã ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa thì có thể do lượng độc tố tích tụ gây nên. Các độc tố này đã làm mất đi lượng vitamin và khoáng chất cần thiết để cơ thể hoạt động dẫn đến các hiện tượng như thế. Bạn cần chú ý hơn đến chế độ ăn, cung cấp nhiều thực phẩm thanh mát, giải độc cho cơ thể hơn nữa để góp phần hạn chế tình trạng trên.
4.3. Cơ thể nặng mùi
Cơ thể có mùi, mùi hôi nặng có thể do việc bài tiết độc tố qua da, mồ hôi nhiều hơn nên sẽ tạo ra mùi khó chịu, nhất là những khi trời nắng nóng.
4.4. Tăng cân không kiểm soát
Dù có chế độ ăn hợp lý, tập thể dục nhưng vẫn tăng cân không kiểm soát thì hãy xem lại, có thể lượng độc tố trong cơ thể bạn đã tích tụ khá nhiều rồi. Các độc tố có thể tác động đến hoạt động của hormone duy trì cân nặng hoặc làm sản sinh nhiều mô mỡ hơn khiến bạn tăng cân liên tục.
4.5. Xuất hiện mụn, phát ban, đốm trên da
Da là một trong những cơ quan tiếp xúc nhiều với các chất độc hại nhất, từ môi trường không khí, từ các sản phẩm như dầu gội, thuốc nhuộm tóc, xà phòng tắm hay các loại kem dưỡng da có chứa yếu tố độc hại. Khi đó, tác hại của độc tố trong cơ thể chính là làm cho da sẽ có thể phát ra một số bệnh như chàm, vảy nến, mụn nhọt, mụn trứng cá,…
Mọc mụn nhiều trên da hoặc da đột nhiên mắc bệnh viêm da cũng có thể do độc tố tích trữ trong cơ thể (Nguồn: thammyviennamsan.vn)
4.6. Khó ngủ
Lượng lớn độc tố tích tụ trong cơ thể có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, làm ảnh hưởng đến hormone cân bằng giấc ngủ trong cơ thể, từ đó khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ triền miên hoặc không sâu giấc.
4.7. Hơi thở nặng mùi
Khi đường tiêu hóa gặp trục trặc, hơi thở sẽ dễ bị phát mùi hôi nhất là khi bạn ăn nhiều thức ăn khó tiêu và không tốt cho đường ruột khiến cơ quan này và gan hoạt động vất vả hơn.
4.8. Móng chân yếu và dễ gãy
Móng chân yếu, dễ gãy có thể do thói quen đi tất thường xuyên khiến cho da vùng này bị bí đồng thời tạo điều kiện cho các loại nấm xâm nhập, phát triển. Từ đó làm cho móng chân bị nhiễm độc tố, dễ gãy và rất mỏng.
4.9. Tóc rụng nhiều bất thường
Tóc rụng bất thường có nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do dầu gội, thuốc nhuộm hay các độc tố từ khói bụi, thuốc lá,… Nhưng đa phần cũng chính là do độc tố tích tụ trên da đầu khiến cho vùng này dễ bị tổn thương, làm tóc yếu và dễ gãy.
4.10. Mẫn cảm với mùi hương
Khi gan bị hoạt động quá áp lực, chậm chạp sẽ làm cho cơ thể trở nên mẫn cảm hơn để ngăn chặn và loại bỏ trước các độc tố gây hại cơ thể, vì thế mà một số người trở nên nhạy cảm với một số mùi hương, phấn hoa, bụi phấn,… Nếu gan tiếp tục bị trì trệ thì sẽ gây ra các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đau đầu chóng mặt,…
Trên đây là những chia sẻ về tác hại của độc tố trong cơ thể mà Blog Useful gửi đến bạn, mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích. Hãy chú ý thật kỹ các dấu hiệu để sớm nhận biết tình trạng cơ thể và đưa ra các phương pháp giải độc, cải thiện sức khỏe nhanh chóng.
4.11. Đau cơ, khớp
Tác hại của độc tố trong cơ thể tích tụ lâu dần sẽ làm cho các tế bào gốc tự do phát triển gây nên sự lão hóa sớm. Các cơ xương khớp nếu không được bảo vệ và bị nhiễm độc tố, bị lão hóa, bào mòn sẽ gây ra tình trạng đau cơ, đau khớp mãn tính.
Đau cơ bắp, tóc rụng nhiều là một trong những dấu hiệu cho thấy lượng độc tố đang nhiều lên trong cơ thể (Nguồn: duyendangviet.vn)
Giờ đây, để có thể sớm phát hiện độc tố và phòng ngừa trước các rủi ro về sức khỏe, bạn và gia đình có thể tham khảo các gói đánh giá độc tố uy tín tại Thái Lan hoặc tham gia đăng ký xét nghiệm độc tố tại Vitallife – trung tâm chăm sóc sức khỏe chất lượng hàng đầu Đông Nam Á trên Useful.vn nhé! Nhanh tay truy cập để tìm hiểu và săn được các ưu đãi trợ giá hấp dẫn trên Useful, giúp bạn tiết kiệm chi phí thăm khám, chữa bệnh tại nước ngoài ngay hôm nay!