17 tác dụng của tỏi đen đối với người cao tuổi phòng ngừa bệnh tật

Người cao tuổi phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Và tỏi đen là một trong những gợi ý được rất nhiều người quan tâm. Vậy tác dụng của tỏi đen đối với người cao tuổi như thế nào? Loại thực phẩm này có tác dụng phụ hay không?

1. Tỏi đen là gì?

Tỏi đen không phải là loại tỏi có được nhờ trồng trọt tự nhiên như các loại tỏi thông thường khác. Mà thực chất tỏi đen được làm từ tỏi trắng bình thường, qua quá trình đun nấu, ủ nóng để lên men ở nhiệt độ khác nhau gây nên phản ứng Maillard để biến củ tỏi trắng bình thường thành màu đen nhánh. Nhiệt độ để ủ tỏi đen từ 60 đến 90 độ C, độ ẩm từ 80 đến 90%. Thời gian để lên men có thể kéo dài một tuần hoặc dài ngày hơn. Sau khi lên men, tỏi đen có hàm lượng hoạt chất nhiều hơn rất nhiều so với tỏi trắng bình thường.

2. Thành phần dinh dưỡng trong tỏi đen

Trong tỏi trắng tươi bình thường có hàm lượng chính là alliin. Tuy nhiên alliin lại rất dễ bị thủy phân thành allicin nên không còn bổ dưỡng nhiều cho người dùng. Đối với tỏi đen, sau quá trình lên men thì hàm lượng các hoạt chất được tăng lên nhiều lần như: polyphenol, sulfur hữu cơ, đường Fructose. Đặc biệt là S-allyl-L-cysteine (SAC) có thể tăng lên từ 4 đến 5 lần so với tỏi trắng bình thường. Chính vì vậy mà tác dụng của tỏi đen với sức khỏe cũng được tăng cao. Tỏi đen cũng khá dễ ăn, không còn mùi và hăng như tỏi trắng. Tỏi đen dẻo, có vị ngọt và bóc không bị dính tay, mùi ít bị hăng nên khi ăn không gây hôi miệng.

Tỏi đen có nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể con người (Nguồn: hct.com.vn)

3. 17 tác dụng của tỏi đen đối với người cao tuổi

3.1. Nâng cao thể trạng

Hàm lượng chính trong tỏi đen là S-allylcysteine có tác dụng hỗ trợ sự hấp thụ Allicin một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Từ đó nó giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn, chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.

3.2. Phòng chống ung thư

Đây là tác dụng phổ biến, được biết đến nhiều cũng như được người dùng rất quan tâm. Có được điều này là bởi trong tỏi đen có chứa Polyphenol có khả năng phòng ngừa các bệnh ung thư. Thậm chí, Polyphenol trong tỏi đen còn nhiều hơn cả trong quả nho vốn dĩ lâu nay được biến đến với hàm lượng Polyphenol khá cao.

Một số bệnh ung thư mà Polyphenol có thể giúp phòng ngừa như ung thư da, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư gan… Đây đều là những bệnh ung thư để lại những hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong.

Tỏi đen là thần dược chống ung thư (Nguồn: mokyshop.com)

3.3. Ức chế tế bào ung thư

Ngoài việc phòng chống, tỏi đen còn có tác dụng ức chế tế bào ung thư rất hiệu quả. Hợp chất sulfur hữu cơ có hoạt tính mạnh giúp ức chế quá trình peroxy hóa lipid, thu dọn gốc tự do, hỗ trợ điều trị ung thư thành công.

3.4. Giảm cholesterol trong máu

Muốn biết người lớn tuổi ăn tỏi đen có tốt không bạn không nên bỏ qua tác dụng giảm cholesterol trong máu của loại thực phẩm này. Sau khi được lên men, tỏi đen chứa nhiều Amino Acid Cysteine và S-Allylcysteine. Hai chất này kết hợp và kết tủa lại tạo thành một chất giúp làm giảm lượng Cholesterol xấu trong máu cũng như phá hủy các gốc tự do có trong huyết tương.

Tỏi đen giúp giảm cholesterol xấu, mang lại sức khỏe tốt hơn (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

Nói thêm để bạn hiểu rằng, Cholesterol thực ra không phải là xấu. Nó vẫn là một phần rất quan trọng trong cơ thể con người. Nhưng nếu lượng Cholesterol quá nhiều, dẫn đến dư thừa thì lại có khả năng dẫn đến các bệnh về tim mạch, huyết áp, tai biến mạch máu não. Lúc đó sẽ là Cholesterol xấu. Tỏi đen có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol xấu này trong máu và cơ thể.

3.5. Điều trị huyết áp và các bệnh về tim mạch

Như đã nói ở trên, tỏi đen có Amino Acid Cysteine và S-Allylcysteine giúp phá hủy các gốc tự do có trong huyết tương nên rất hữu ích trong quá trình điều trị về huyết áp. Ngoài ra, các hoạt chất của tỏi đen còn có thể làm giảm sức kháng của mạch máu, bảo vệ tim mạch rất tốt, đặc biệt là với người bị xơ vữa động mạch.

Tỏi đen hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch hiệu quả (Nguồn: cloudfront.net)

3.6. Chống lão hóa

Trong tỏi đen có nhiều chất chống oxy hóa cao, bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa, chống khỏi bệnh tật. Vì có khả năng chống lão hóa nên tỏi đen còn giúp làn da luôn căng mịn, trẻ trung. Ngoài ra, lưu huỳnh trong tỏi đen còn thúc đẩy quá trình sản sinh ra collagen xóa mờ nếp nhăn và bảo vệ da. Tỏi đen còn giúp hạn chế tiết bã nhờn, giảm mụn đầu đen, đẩy lùi tình trạng da khô và sạm hiệu quả.

Tỏi đen có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da (Nguồn: queennature.vn)

3.7. Kháng khuẩn, chống virus

Đây cũng là tác dụng của tỏi đen đối với người cao tuổi rất được quan tâm. Bởi người cao tuổi có sức đề kháng kém, dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh. Tỏi đen có tác dụng giúp cơ thể hấp thu Allicin tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, từ đó chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.

3.8. Ngăn ngừa tiểu đường

Tỏi đen có được tác dụng này là nhờ bên trong chúng có chứa nhiều Flavonoid, Allyl Propyl Disunfua, Diallyl Oxit Disunfua có tác dụng khử bỏ những hoạt tính có hại trong quá trình sinh ra Glycation và Insulin – nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường.

Tỏi đen có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường (Nguồn: miminhoaosavos.pt)

3.9. Tổng hợp protein tốt hơn

Trong tỏi đen, các axit amin tự do được tăng lên 1,5 lần so với tỏi trắng thông thường. Do đó nó giúp quá trình tổng hợp Protein trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn.

3.10. Phục hồi sức khỏe nhanh chóng

Ngoài các tác dụng của tỏi đen đối với người cao tuổi nêu trên thì tỏi đen còn có thể phục hồi các thương tổn về cơ bắp do tập luyện, chống mệt mỏi, cải thiện chức năng tiêu hóa, nhuận táo, nhuận gan, cải thiện các chức năng của tuyến tiền liệt, thúc đẩy giấc ngủ sâu và ngon hơn. Có được những tác dụng này, cơ thể sẽ cảm thấy khỏe mạnh và nhiều năng lượng hơn.

3.11. Ngăn ngừa các gốc tự do phát triển

Vì trong tỏi đen có chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các tác động xấu của các gốc tự do. Từ đó giúp chống lại bệnh tật, làm chậm quá trình lão hóa. Cũng chính vì vậy mà tỏi đen được xem là thần dược trong việc điều trị các bệnh do gốc tự do phát triển như viêm khớp, bệnh tim, bệnh Alzheimer,…

3.12. Tăng cường sức đề kháng

Sau quá trình lên men, tỏi đen chứa hàng trăm chất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là allicin có tác dụng ngăn chặn nấm, vi khuẩn, virus. Thậm chí, dù được pha loãng ra 100.000 lần thì allicin vẫn có tác dụng chống chọi với bệnh tật tốt hơn rất nhiều hóa chất khác.

3.13. Cải thiện giấc ngủ

Với những người già bị mất ngủ thì tác dụng của tỏi đen đối với người cao tuổi này cực kỳ hữu ích. Trong tỏi đen có nhiều chất tốt cho việc điều chỉnh thần kinh cũng như ổn định giấc ngủ. Do đó, ăn tỏi đen sẽ giúp người già dễ ngủ hơn, giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Cải thiện giấc ngủ nhanh chóng bằng tỏi đen (Nguồn: suckhoedanong.vn)

3.14. Xương cứng chắc

Có lẽ bạn sẽ rất bất ngờ nhưng chính xác là trong tỏi đen có chứa canxi nên có khả năng giúp xương chắc khỏe cũng như ngăn ngừa loãng xương rất tốt. Ngoài ra, Lysine còn có tác dụng hấp thụ canxi vào cơ thể hiệu quả.

3.15. Phòng ngừa viêm khớp

Tỏi đen khi được ngâm với rượu sẽ tạo nên thức uống bổ ích. Nếu sử dụng với lượng vừa phải, hơi ấm từ rượu tỏi đen sẽ giúp phòng ngừa các bệnh viêm khớp, thấp khớp.

3.16. Bảo vệ tế bào gan

Theo các nhà khoa học của các trường Đại học ở Hàn Quốc thì tỏi đen còn có công dụng tốt trong việc ức chế tăng men gan. Tỏi đen có tác dụng bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị các thương tổn ở gan, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan hay ung thư gan. Bạn có thể tham khảo cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà cực kỳ dễ dàng và đơn giản để có thể bảo vệ sức khỏe của mình.

3.17. Giải độc Nicotin hiệu quả

Một tác dụng của tỏi đen với sức khỏe cũng lớn không kém đó là giải độc nicotin. Tỏi đen giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, khôi phục các tế bào bị tổn thương trong cơ thể, đặc biệt là ở gan.

4. Tác dụng phụ của tỏi đen cần lưu ý

4.1. Tính nhiệt, gây nóng trong người

Vì bản chất tỏi có tính ôn, vị cay, mùi hôi nồng nên dù đã lên men thành tỏi đen thì những đặc trưng này cũng không thay đổi quá nhiều. Có mùi hôi được giảm rõ rệt hơn, vị hăng cũng giảm bớt để dễ ăn hơn nhưng nếu ăn nhiều vẫn gây nóng trong người.

4.2. Gây kích ứng da, ảnh hưởng tiêu hóa

Hàm lượng allicin trong tỏi đen nhiều nên nếu bạn sử dụng quá liều lượng có thể dẫn đến kích ứng da. Allicin không được hấp thụ hết có thể ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa. Đặc biệt là những người đang bị bệnh tiêu chảy, bệnh về đường tiêu hóa. Lúc này, đường ruột của họ khá yếu, nếu sử dụng tỏi đen thì niêm mạc của thành ruột sẽ bị tổn thương, xung huyết và có thể dẫn tới tắc nghẽn đường ruột, mất nước, tiêu chảy…

4.3. Không tốt cho gan nếu dùng nhiều

Khi tìm hiểu tác dụng của tỏi đen đối với người cao tuổi bạn cần chú ý đến tác dụng phụ này. Tỏi đen khi vào cơ thể sẽ sản sinh ra các chất gây ức chế tiết dịch, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và làm suy giảm chức năng gan. Nếu bạn bị bệnh gan mà ăn nhiều tỏi đen sẽ cảm thấy buồn nôn, thiếu máu, thực sự không tốt cho sức khỏe.

4.4. Ai không nên ăn tỏi đen?

Như đã phân tích ở trên thì người bị bệnh về đường tiêu hóa, bị bệnh gan và đang điều trị bệnh gan thì không nên dùng tỏi đen. Ngoài ra, người bị huyết áp thấp cũng nên tránh sử dụng loại thực phẩm này. Những người bị bệnh về mắt cũng không nên ăn tỏi đen vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến thị lực. Các bệnh nhân về thận cũng được khuyên không nên ăn vì tỏi đen có vị hăng cay, dễ gây phản ứng với thuốc mà người bệnh đang sử dụng.