17 kiểu đau đầu thường gặp: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tình trạng đau đầu là một trong bệnh phổ biến hiện nay, vậy có những kiểu đau đầu thường gặp nào? Nguyên nhân gây đau nhức đầu là gì? Dưới đây là một số loại đau đầu mà bạn cần phân biệt qua những dấu hiệu để có cách phòng và điều trị hiệu quả nhất.

1. Nhóm đau đầu theo nguyên nhân

1.1. Đau đầu do căng thẳng

Nếu bạn gặp tình trạng căng thẳng kéo dài thì chắc chắn bạn sẽ bị tình trạng đau đầu, nặng thì có thể bị kéo dài mãi không khỏi. Biểu hiện của đau đầu do căng thẳng đó là đau liên tục ở cả đầu sau đó lan sang vai và cổ.

Bệnh đau đầu do căng thẳng là một trong những kiểu đau đầu thường gặp ở nhiều người hiện nay. Chứng đau đầu xuất hiện một lúc, hay có thể liên tục trong ngày. Người bệnh sẽ thường bị đau nhẹ từ các vùng da đầu, vùng thái dương và sau gáy, hai bên đầu hoặc có thể đau khắp cả đầu.

Nguyên nhân gây nên bệnh này là do lối sống của người bệnh quá chủ quan, phải suy nghĩ và luôn trong tâm lý do lắng, làm việc quá sức và quá lâu nhất là ở độ tuổi người lớn và nhân viên văn phòng. Để giảm bớt các triệu chứng đau đầu thì người bệnh nên bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ thần kinh, ngăn ngừa suy nhược cơ thể rất tốt.

Các kiểu đau đầu và nguyên nhân gây ra

Các kiểu đau đầu và nguyên nhân gây ra (Nguồn: jindalnaturecure.in)

1.2. Đau đầu do chấn thương sọ

Người bị đau đầu do chấn thương sọ thì ngoài biểu hiện đau nhức ở đầu ra còn xuất hiện thêm những biểu hiện khác như nôn, ói, động kinh, hôn mê và còn có thể gây liệt các bộ phận tay chân. Những biểu hiện này cho thấy người bệnh bị tụ máu trong sọ, lúc này người bệnh nên được tiến hành kiểm tra và điều trị ngay tại các cơ sở bệnh viện.

Có rất nhiều trường hợp bị chấn thương sọ não do bị tai nạn giao thông, trẻ em vui chơi té ngã và người già trượt chân,…nhưng người bệnh không thấy những dấu hiệu nghiêm trọng nên đã chủ quan không đến bệnh viện kiểm tra. Nên tốt nhất nếu thấy triệu chứng đau đầu thì nên hết sức chú ý.

1.3. Đau đầu do bệnh lý về mạch máu

Nhiều trường hợp người bệnh bị đau đầu là do bị mắc bệnh lý về mạch máu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và nghiêm trọng hơn là liên quan đến tính mạng. Nếu bạn thấy có những vấn đề gì bất thường với mạch máu thì cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện cần tránh như thiếu máu não cấp tính, ổ máu tụ trong sọ, viêm động mạch, tăng huyết áp ở động mạch và một số loại bệnh mạch máu khác.

1.4. Đau đầu do bệnh lý nội sọ không do mạch máu

Với những người đau đầu do bệnh lý nội soi không do mạch máu thì thường có thể là dấu hiệu cho một số tình trạng bệnh sau đây như tăng áp lực ở dịch não tuỷ, nhiễm khuẩn nội sọ, u nội soi và các bệnh viêm nội sọ khác.

1.5. Đau đầu liên quan tới hóa chất

Có những trường hợp bị ảnh hưởng trực tiếp của các loại hóa chất hư gây ra tình trạng đau đầu. Tuỳ vào nồng độ của hóa chất và khoảng thời gian tiếp xúc với các loại hoá chất mà ảnh hưởng đến người bệnh là cấp tính hay mãn tính. Các loại chất kích thích, hoá chất, thuốc lá và rượu bia gây nên những triệu chứng phổ biến ban đầu khi mới sử dụng hoặc tiếp xúc với các hoá chất.

1.6. Đau đầu kèm theo nhiễm khuẩn ngoài não

Tình trạng đau đầu do bị nhiễm khuẩn ngoài não này bao gồm: nhiễm virus, nhiễm khuẩn và đau đầu còn có thể liên quan tới một số bệnh truyền nhiễm khác.

1.7. Đau đầu do rối loạn chuyển hoá

Hội chứng chuyển hoá có thể dẫn đến các loại bệnh khác như đột quỵ, động mạch vành hoặc tiểu đường. Những bệnh này là do trong cơ thể dư thừa lượng cholesterol trong máu, tăng huyết áp,…Nếu bạn đang mắc một trong số các loại bệnh trên thì ngay lúc này cần đến bệnh viện để xét nghiệm và điều trị cũng như chú ý bảo vệ sức khỏe để làm giảm khả năng mắc thêm những bệnh khác do chứng rối loạn chuyển hóa gây ra. Bị đau đầu do bị rối loạn chuyển hóa do các nguyên nhân như: thiếu oxy, hạ đường huyết, vấn đề trong lọc máu,…

Bệnh viêm xoang gây đau nhức đầu kéo dài

Bệnh viêm xoang gây đau nhức đầu kéo dài (Nguồn: hellobacsi.com)

1.8. Đau đầu hoặc đau mặt có kèm theo các bệnh lý về xương sọ, gáy, mắt, tai, mũi, xoang, răng, miệng hoặc các cấu trúc sọ, mặt khác

Tình trạng đau đầu đi kèm thêm những bệnh lý khác như xương sọ, gáy, mắt, tai, mũi và xoang, răng hàm mặt và các cấu trúc khác liên quan đến đầu, các bệnh khớp thái dương và hàm. Đây là chứng đau đầu khá phổ biến gặp ở nhiều người, nhưng không vì thế mà bạn chủ quan không đi kiểm tra và điều trị.

1.9. Đau đầu do đau dây thần kinh sọ, thân dây thần kinh và do mất dẫn truyền ly tâm

Bệnh đau đầu còn do một số nguyên nhân như đau dây thần kinh sọ, đau dây thần kinh số 3, lưỡi – hầu, chẩm, dây thần kinh hầu trên, dây thần kinh số 7 phụ và trong đó có một số nguyên nhân của  đau đầu và TIC.

1.10. Đau đầu do viêm xoang

Đau nhức đầu do viêm xoang không còn lạ gì với nhiều người. Bệnh viêm xoang gây đau đầu dai dẳng, lâu ngày không khỏi, người bệnh còn có thể cảm thấy áp lực xung quanh mắt, má và trán. Để ngăn chặn bệnh không quá nặng và gây khó chịu cho người bệnh thì lúc này bạn có thể dùng các loại thuốc kháng sinh đặc trị, thuốc xịt mũi hoặc thuốc viên.

1.11. Đau nhức đầu hồi ứng

Đau đầu hồi ứng là do người bệnh thường xuyên sử dụng thuốc đau nhức đầu, đây là loại thuốc giúp giảm đau đầu hiệu quả, nhưng khi dùng quá nhiều, liên tục thì loại thuốc này có thể gây ra tình trạng đau nhức đầu hồi ứng. Cách điều trị hiệu quả lúc này là bạn cần hạn chế sử dụng nhiều thuốc giảm đau hoặc sử dụng các biện pháp giảm đau như xoa bóp, phục hồi chức năng,…

1.12. Đau đầu do hormone

Một nguyên nhân gây ra đau đầu kéo dài mà bạn không nghĩ đến đó là do hormone cơ thể thay đổi. Khi có bất kỳ những thay đổi nào về nội tiết tốt trong cơ thể người phụ nữ ở giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt, mang thai hay cả mãn kinh cũng có thể gây ra các tình trạng đau nhức đầu.

Những thay đổi hormone cơ thể cũng gây nên tình trạng đau đầu

Những thay đổi hormone cơ thể cũng gây nên tình trạng đau đầu (Nguồn: teepr.com)

2. Nhóm đau đầu theo triệu chứng

2.1. Đau nửa đầu (Migraine)

Đau nửa đầu là trạng thái nhức đầu kinh niên, có thể khiến người bệnh đau trong nhiều giờ và nhiều ngày. Đây là một chứng đau đầu xảy ra do quá trình đổi chất và giãn nở của các mạch máu trong não.

Tình trạng đau nửa đầu Migraine là một trong các loại đau đầu nguy hiểm và gây đau một bên đầu của người bệnh theo từng cơn một, lúc đau bên này lúc đau ở đầu bên kia kèm theo đó là triệu chứng nôn ói, hoa mắt, chóng mặt, giảm thị lực,…Người bệnh càng di chuyển, vận động thì cơn đau sẽ càng nặng hơn.

Bệnh này thường thấy ở lứa tuổi thanh thiếu niên, độ tuổi mắc bệnh là từ 20 – 50 tuổi. Loại thuốc được sử dụng để làm giảm chứng đau nửa đầu là thuốc giảm đau giúp điều trị các cơn đau nửa đầu và loại thuốc dự phòng được dùng thường xuyên để giảm bớt mức độ đau nửa đầu. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn dịch vụ xoa bóp bấm huyệt trị đau đầu, đau nửa đầu hiệu quả để giúp giảm bớt các cơn đau.

2.2. Đau đầu từng cụm

Đau đầu từng cụm là tình trạng đau đầu mãn tính, lặp đi lặp lại nhiều lần và còn kèm theo một số dấu hiệu như sưng mí mắt, chảy nước mũi và ra nhiều mồ hôi. Trường hợp người bị đau đầu từng cụm thường thấy nhiều ở nam giới. Cơn đau sẽ xảy ra ngay cả khi bạn đã ngủ và một số trường hợp xảy ra ngay cả khi bạn đang thức.

2.3. Đau đầu mãn tính

Đau đầu mãn tính là loại bệnh có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Nếu người bệnh bị đau đầu nhiều ngày ngày và thường xuyên bị tái phát lại thì lúc này bạn đã mắc phải chứng bệnh đau đầu kinh niên.

Căn bệnh đau nửa đầu mãn tính xuất hiện phổ biến ở các nhóm đối tượng nam giới từ 20 – 40 tuổi. Cơn đau thường xuất hiện ở trên khuôn mặt, tập trung ở ổ mắt làm chảy nước mắt, sụp mí mắt,…sau đó mới dần lan đến các vùng trán và thái dương, cả vùng gò má và cánh mũi gây ngạt mũi, chảy nước mũi của người bệnh nữa. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có thêm những dấu hiệu như ra mồ hôi ở mặt mặt, da chuyển sang ửng hồng hơn so với bình thường ở vùng mắt và trán.

2.4. Đau đầu từng cơn

Căn bệnh đau đầu từng cơn và thường diễn ra tại cùng một thời điểm trong ngày và kéo dài trong nhiều ngày. Loại bệnh này khỏi sau một thời gian lại tái diễn lại thêm vài lần. Bệnh nhân nên chú ý tránh xa những nguyên nhân gây nên cơn đau đầu từng cơn và có thể sử dụng một số thuốc đặc trị đau đầu theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc theo chỉ dẫn của các bác sĩ như corticoid, lithium,…

Những kiểu đau đầu thường gặp ở các độ tuổi thanh thiếu niên

Những kiểu đau đầu thường gặp ở các độ tuổi thanh thiếu niên (Nguồn: healthline.com)

3. Đau đầu không rõ nguyên nhân

Có rất nhiều các loại đau đầu nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh mà không rõ nguyên nhân là do đâu. Để phân biệt các loại đau đầu, người bệnh cần nhờ đến sự kiểm tra, chẩn đoán từ các phòng khám uy tín. Đừng nên chủ quan trước mọi biểu hiện bất thường trong cơ thể. Việc sử dụng các gói khám sức khỏe tại bệnh viện uy tín để nhận được những dịch vụ khám chữa bệnh tiêu chuẩn cao, các xét nghiệm để phát hiện chính xác nguyên nhân gây đau đầu được nhiều người lựa chọn.

Bài viết trên đây đã phần nào đem lại thông tin về những kiểu đau đầu thường gặp hiện nay để bạn và gia đình có thể phát hiện, chẩn đoán và điều trị khắc phục tình trạng đau đầu thường xuyên cản trở cuộc sống và ảnh hưởng đến sức khỏe của thì người bệnh.