Với trẻ bị tăng động giảm chú ý, bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị thì sự kiên nhẫn và quan tâm của cha mẹ là điều rất cần thiết. Trẻ bị tăng động giảm chú ý phải làm sao để điều trị triệt để? Hãy cùng Blog Useful tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Vì sao nên điều trị sớm nếu trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý
Với trẻ tăng động giảm chú ý, việc ngồi yên một chỗ là điều hết sức khó khăn, vì thế việc học tập của trẻ sẽ bị gián đoạn. Trẻ thường gặp khó khăn trong việc tập trung, không thể tập trung quá lâu vào một việc gì đó, chẳng hạn như đang học vẽ thì sẽ chuyển sang học toán,… Hơn nữa, trẻ tăng động giảm chú ý khó sắp xếp được hoạt động đòi hỏi sự phức tạp, có thể gặp rắc rối khi tự chăm sóc bản thân hoặc giao tiếp với mọi người.
Trẻ tăng động giảm chú ý gặp khó khăn trong học tập, khi giao tiếp (Nguồn: nhathuoclongchau.com)
Nếu không điều trị kịp thời, khi đến tuổi trưởng thành, những người bị tăng động giảm chú ý rất khó khăn khi tìm kiếm việc làm và duy trì một công việc nào đó. Ngoài ra, họ khó kiểm soát được hành vi của bản thân, từ đó có thể gây nên những hậu quả không đáng có, gây ảnh hưởng đến bản thân cũng như tập thể.
Vì thế, trẻ bị tăng động giảm chú ý phải làm sao để điều trị triệt để là một điều đáng lưu tâm. Bởi nếu không điều trị kịp thời, các em không chỉ không tự chăm sóc được cho bản thân mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, những người trưởng thành bị tăng động sẽ có các hành vi bốc đồng và thường xuyên vi phạm pháp luật, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Nếu thấy con mình có các dấu hiệu như không chú ý chi tiết, gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc thực hiện hoạt động phức tạp, không chú ý khi đang giao tiếp với người khác, hay dễ bị xao lãng,… thì bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám chuyên khoa và có hướng điều trị phù hợp.
Cha mẹ luôn phải quan sát và theo dõi bé (Nguồn: phunuvietnam.vn)
2. Khi phát hiện trẻ bị tăng động giảm chú ý phải làm sa
2.1. Nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý
Khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh tăng động giảm chú ý, bố mẹ nên đưa trẻ đến chuyên khoa tâm thần uy tín hoặc các phòng khám tâm lý uy tín, để các bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.
2.2. Thực hiện nghiêm ngặt các phương pháp điều trị của bác sĩ
Sau khi xác định tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp với trẻ, và gia đình nên phối hợp thực hiện để trẻ bớt bệnh và có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
2.3. Kết hợp với phương pháp giáo dục ở gia đình và nhà trường
Việc điều trị cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Với học sinh có biểu hiện tăng động giảm chú ý, giáo viên cần có phương pháp giáo dục phù hợp để hỗ trợ trẻ cải thiện bệnh tình.
2.4. Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng bị thiếu hụt, ngủ đủ giấc
Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn, cả về thể chất lẫn tinh thần. Bố mẹ hãy cho trẻ ăn những món ăn chế biến từ đa dạng các loại thực phẩm tươi sạch, giàu dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung sức khỏe.
2.5. Chuẩn bị tâm lý kiên trì, nhẫn nại theo sát quá trình điều trị của trẻ
Với những trẻ tăng động giảm chú ý, bố mẹ cần dành nhiều thời gian hơn để quan tâm trẻ, kiên trì theo sát quá trình điều trị của trẻ.
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần giàu kinh nghiệm, uy tín để khám chữa
3. Cách chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý
3.1. Khen ngợi và khuyến khích trẻ thay vì trách phạt
Khen ngợi và khuyến khích trẻ là một trong những việc rất quan trọng với trẻ tăng động giảm chú ý, vì khi được khen, chúng sẽ thực hiện những hành động đó nhiều hơn. Bạn có thể dùng lời khen hoặc kèm theo món quà trẻ thích như món đồ chơi mới, thú vị chẳng hạn.
3.2. Lập thời gian biểu sinh hoạt khoa học cho trẻ
Trẻ bị tăng động giảm chú ý phải làm sao để điều trị triệt để? Một trong những cách giúp trẻ hạn chế sự xao nhãng là lập thời gian biểu cho trẻ. Hãy quan sát và tìm ra những hoạt động mà trẻ thích, từ đó thiết lập ra các hoạt động có thể khiến trẻ chú ý để tăng khả năng tập trung cho trẻ.
3.3. Cho trẻ luyện tập thể dục
Hoạt động thể chất giúp đốt cháy năng lượng dư thừa hiệu quả. Vì thế, bố mẹ có thể là tấm gương cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày.
Cho trẻ hoạt động thể chất (Nguồn: 3.bp.blogspot.com)
3.4. Cho trẻ giấc ngủ đầy đủ
Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Nếu trẻ đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc sẽ điều chỉnh được mức năng lượng vào ngày hôm sau và cải thiện tâm trạng.
3.5. Phê bình khéo léo các hành động xấu
Trong khi điều trị bệnh cho trẻ, bố mẹ cần phê bình những hành vi không tốt một cách khéo léo để trẻ không tái phạm nữa.
3.6. Chia nhỏ các nhiệm vụ
Với trẻ tăng động giảm chú ý, việc thực hiện các hoạt động phức tạp sẽ gặp nhiều khó khăn, vì thế, bố mẹ nên chia nhỏ công việc để trẻ thực hiện dễ dàng hơn.
3.7. Tập cho trẻ nói ra những suy nghĩ
Trẻ tăng động giảm chú ý thường nói hoặc làm điều gì đó mà không suy nghĩ, vì thiếu kiểm soát xung lực.
3.8. Thay đổi không gian phù hợp cho trẻ
Trẻ bị tăng động thường gặp khó khăn trong việc tập trung, vì thế bố mẹ nên hạn chế hoặc loại bỏ những yếu tố có thể kích thích hoặc làm bé phân tâm.
Ở trường, bố mẹ hãy nói chuyện với giáo viên để bé được ngồi ở những chỗ mà giáo viên theo dõi được bé hoặc hạn chế tiếp xúc với người và vật dụng khiến bé mất tập trung.
Thường xuyên tham gia các hoạt động giải trí cùng trẻ (Nguồn: customizedinc.com)
3.9. Giải thích rõ ràng, dễ hiểu khi giao nhiệm vụ cho trẻ
Khi yêu cầu trẻ làm một việc gì đó, bố mẹ nên giải thích rõ ràng, giữ nó đơn giản nhất. Khi giải thích, bố mẹ nên sử dụng ngôn từ rõ ràng, dễ hiểu.
3.10. Cho trẻ thời gian suy nghĩ
Cho trẻ có thời gian suy nghĩ trước khi nói, để chúng cân nhắc và nói ra những lời phù hợp. Điều này đòi hỏi thời gian thực hành, nhưng chúng sẽ giúp trẻ giao tiếp xã hội tốt hơn.
3.11. Kịp thời giải quyết căng thẳng ở trẻ
Khi thấy trẻ có những biểu hiện căng thẳng, bố mẹ cần xoa dịu trẻ để trẻ bình tâm trở lại.
3.12. Ngôn từ dịu dàng phù hợp với trẻ
Việc quát mắng đôi khi lại phản tác dụng, khiến bé không nghe lời hơn nữa. Tăng động giảm chú ý là rối loạn hành vi, vì thế bố mẹ cần kiên nhẫn, sử dụng ngôn từ dịu dàng với trẻ, kể cả trong các hoạt động thường ngày.
3.13. Sắp xếp công việc cá nhân để chăm sóc trẻ
Việc chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý không phải là điều dễ dàng, vì thế cần lên kế hoạch cụ thể, sắp xếp các công việc cá nhân hợp lý để giảm bớt căng thẳng.
3.14. Cần lời khuyên, sự hỗ trợ từ chuyên gia
Bố mẹ nên cho trẻ gặp các bác sĩ định kỳ để theo dõi sự chuyển biến của trẻ và chọn biện pháp trị liệu phù hợp nhất.
3.15. Cho trẻ nghỉ ngơi và thư giãn
Trẻ tăng động giảm chú ý rất giàu năng lượng, nhưng đó chỉ là do trẻ chưa kiểm soát được mức độ hoạt động của mình. Vì thế, bố mẹ cần theo dõi hành động của trẻ để hạn chế việc trẻ mệt mỏi quá mức. Khi vận động quá sức, trẻ sẽ khó kiểm soát bản thân hơn lúc bình thường và khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
3.16. Điều chỉnh chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng
Chế độ ăn uống của trẻ cần được điều chỉnh phù hợp, chú trọng đến những thực phẩm dưỡng chất tốt cho trí não và bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp trẻ khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần (Nguồn: elizabethsauls.com)
Hy vọng qua những chia sẻ về việc trẻ bị tăng động giảm chú ý phải làm sao trên đây đã giúp các bậc phụ huynh nắm được cách xử lý và cách chăm sóc tốt nhất nếu phát hiện con em mình mắc chứng bệnh này. Những người làm cha làm mẹ bên cạnh việc chủ động định kỳ đưa con khám sức khỏe tổng quát thì trong cuộc sống hàng ngày cần quan tâm, chú ý đến trẻ đầy đủ để nắm bắt tình hình phát triển cả về thể chất lẫn tâm lý từ đó sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của trẻ và có sự can thiệp kịp thời, tránh gây ra những hậu quả khôn lường.