Có con là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Ngoài việc chuẩn bị về tâm lý, điều mà cha mẹ quan tâm không kém là làm sao để tiết kiệm chi phí sinh con mà vẫn đáp ứng đủ các nhu cầu và giúp bé phát triển một cách toàn diện.
1. Chi phí sinh con bao gồm các chi phí gì
1.1. Kinh phí sắm đồ cần thiết cho mẹ và bé
Thông thường, từ tháng thứ 5 các mẹ đã phải thay đổi sang những bộ đầm bầu hoặc quần áo ngoại cỡ. Tuy nhiên, khoản chi phí này không quá lớn vì bạn chỉ cần mua một số bộ váy cơ bản và có thể tận dụng những chiếc áo, đầm rộng để mặc ở nhà. Việc sắm đồ cho bé sẽ tốn kém hơn cả. Bạn sẽ phải chuẩn bị tất tần tật từ quần áo, nôi, cũi, xe đẩy và mua đồ dùng hàng ngày để vệ sinh chăm sóc cho bé: khăn ướt, bỉm… chi phí trung bình để chuẩn bị cho mỗi bé sơ sinh sẽ vào khoảng 3-7 triệu đồng.
Các khoản chi phí để sắm đồ cho mẹ và bé (Nguồn: thismamaloveslife.com)
1.2. Viện phí khám thai và đi đẻ
Chi phí y tế sẽ gồm hai loại, viện phí cho những lần đi khám thai và viện phí khi sinh con. Trong đó, trong suốt thai kỳ mẹ bầu cần đi khám thai từ 8-12 lần tùy điều kiện gia đình cũng như thể trạng sức khỏe của mẹ và bé. Chi phí khám thai định kỳ thường vào khoảng 200-500 ngàn đồng/lần, chủ yếu sẽ bao gồm việc siêu âm, theo dõi tim thai và khám lâm sàng.
Khoản chi tiêu lớn nhất lại dành cho việc sinh con bao gồm các loại chi phí như phí phẫu thuật, chẩn đoán, xét nghiệm, tiền thuốc, dụng cụ y tế… Như vậy, một ca sinh thường sẽ mất từ 3-5 triệu và từ 7-10 triệu đối với một ca sinh mổ tại các bệnh viện công. Đối với những bệnh viện tư, khoảng chi phí này có thể lên tới vài chục triệu đồng.
1.3. Chi phí nằm viện
Chi phí nằm viện sẽ phụ thuộc vào chất lượng phòng. Một ngày tại phòng bệnh thường sẽ từ khoảng 100-200 ngàn đồng, phòng chất lượng cao từ 3-4 người là 400-500 ngàn đồng, phòng VIP sẽ có chi phí cao hơn từ 700.000-1 triệu đồng. Trong đó, thời gian nằm viện của một ca sinh thường là 2-3 ngày, sinh mổ lâu hơn từ 5-7 ngày.
1.4. Chi phí ăn uống, phục hồi sức khỏe
Ngoài mức phí nằm viện và sinh con bạn cần chuẩn bị thêm chi phí liên quan đến việc đi lại, ăn uống và phục hồi sức khỏe sau sinh. Khả năng tiết kiệm chi phí sinh con sẽ tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình và sức khỏe, thể trạng của người mẹ.
1.5. Vậy tổng chi phí đi đẻ là bao nhiêu
Như vậy, tổng chi phí chuẩn bị cho việc đi sinh bao gồm viện phí, tiền phòng bệnh, thuốc men, đi lại, ăn uống… sẽ rơi vào khoảng trên dưới 20 triệu đồng. Khoản chi phí này có thể cao hơn nếu lựa chọn dịch vụ tại các bệnh viện quốc tế hoặc giảm bớt khi có bảo hiểm y tế và bảo hiểm thai sản.
Chi phí nằm viện sẽ tùy theo chất lượng của phòng (Nguồn: Useful.com)
2. Kinh nghiệm tiết kiệm chi phí sinh con
2.1. Chọn gói thai sản trọn gói tiết kiệm cho mẹ
Hiện tại, có rất nhiều dịch vụ thai sản trọn gói vô cùng tiết kiệm do các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu của cả nước cung cấp mà các mẹ có thể tham khảo như theo dõi thai sản từ tuần 12 – bệnh viện Vinmec dựa theo chương trình chăm sóc thai sản chuẩn quốc tế, hàng đầu tại Việt Nam.
2.2. Mua bảo hiểm thai sản để giảm gánh nặng chi phí
Bên cạnh dịch vụ thai sản, các bệnh viện lớn cũng liên kết trực tiếp với chương trình bảo hiểm chất lượng uy tín tại Việt Nam: bảo hiểm thai sản của PVI, VBI Care, Bảo Việt.. với mức phí chỉ từ 3-5 triệu đồng mà quyền lợi chi trả lên tới gần 40 triệu.
2.3. Lựa chọn bệnh viện với ngân sách phù hợp
Nên lựa chọn bệnh viện phù hợp với ngân sách và điều kiện gia đình. Tham khảo thêm thông tin từ người quen, bạn bè để lựa chọn nơi sinh theo đúng tuyến (nếu sử dụng bảo hiểm y tế) và đảm bảo chất lượng y tế.
2.4. Hạn chế chi phí không cần thiết
Lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm chi phí sinh con thật rõ ràng. Hạn chế việc chi tiêu không cần thiết như mua trước quá nhiều đồ cho bé hoặc nghe gợi ý mua những sản phẩm chưa thực sự phù hợp.
2.5. Tiết kiệm với heo đất
Trước khi mang thai, cả hai vợ chồng nên có những khoản dự trù về tài chính như gửi tiết kiệm, nuôi heo đất để chuẩn bị cho các khoản chi phí mang thai và sinh con sẽ phát sinh. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm hiệu quả hơn và hạn chế việc chi tiêu lãng phí.
2.6. Chọn vật dụng bền dùng được lâu
Mua đồ khuyến mãi, giá rẻ có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản trước mắt tuy nhiên đa phần thời gian sử dụng của những sản phẩm này sẽ không được lâu. Thời gian tiếp theo bạn sẽ lại phải tiếp tục mua để thay thế và lại tốn thêm một khoản chi phí kha khá nữa.
2.7. Tận dụng đồ cũ từ lần sinh trước
Nếu bạn sinh lần thứ hai, hãy tận dụng những đồ dùng cũ từ những lần sinh trước hoặc xin lại một số đồ sơ sinh của trẻ từ bạn bè, người thân mới sinh con gần đây. Thực tế đồ của các bé thường phải thay đổi liên tục nên vẫn còn rất mới, sẽ lãng phí nếu bỏ đi.
2.8. Cho con bú sữa mẹ thay vì sữa công thức
Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Hơn nữa, đa phần những loại sữa công thức thường khá đắt. Chi phí trung bình khi nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa ngoài thường trên dưới 3 triệu đồng một tháng. Vì vậy, tốt hơn hết, vẫn nên nuôi con bằng chính sữa mẹ.
2.9. Mua vật dụng dùng được cho bé trai và bé gái
Theo kinh nghiệm khi mua đồ sơ sinh cho trẻ là chọn lựa đồ có thể sử dụng được cho cả bé trai hoặc bé gái. Trong trường hợp tiếp tục sinh thêm một bé nữa, bạn vẫn có thể cất đi và sử dụng lại những đồ vật này để tiết kiệm chi phí sinh con cho những lần sau.
Mua đồ có thể sử dụng cho cả bé trai và bé gái (Nguồn: baomoi.com)
2.10. Ưu tiên dùng tã vải
Tã giấy thường tiện dụng hơn nhưng lại tiêu tốn một khoản chi phí khá đáng kể. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ dễ bị hăm và khó chịu hơn so với việc sử dụng tã vải. Nếu bạn có nhiều thời gian hoặc có người cùng chăm sóc bé, nên ưu tiên sử dụng tã vải dùng nhiều lần thay vì tã giấy để tiết kiệm chi phí sinh con.
2.11. Nhờ người thân chăm bé nếu bạn còn đi làm
Hết khoảng thời gian nghỉ thai sản và bạn phải bắt đầu đi làm, hãy cân nhắc việc nhờ người thân như ông bà nội ngoại chăm sóc bé thay vì phải đi gửi trẻ quá sớm. Điều này vừa giúp tiết kiệm một khoản tương đối lớn mà quan trọng hơn đảm bảo sự an toàn và thời gian chăm sóc tốt nhất cho bé.
2.12. Nấu bữa ăn tiết kiệm, đủ dinh dưỡng cho trẻ
Nên tự tay nấu ăn cho bé thay vì sử dụng các loại bột ăn dặm, thức ăn dinh dưỡng sẵn dành cho trẻ. Bạn có thể lên mạng và tham khảo một số công thức dinh dưỡng dành cho bé, sẽ không tốn quá nhiều thời gian nhưng lại tiết kiệm và an toàn cho trẻ.
2.13. Nguyên tắc mua sắm đồ cho em bé
Để tiết kiệm chi phí sinh con thì khi mua sắm đồ cho bé nên tham khảo kỹ giá mua tại những cửa hàng khác nhau và không mua quá nhiều quần áo một lần đặc biệt mua quần áo luôn lớn hơn 1 size so với cỡ hiện tại của bé. Nên mua đồ có thể sử dụng nhiều lần thay vì chỉ mặc được trong một vài dịp nhất định.
2.14. Nên mua tã số lượng lớn
Khi mua tã bỉm sữa cho bé siêu thấm mịn, an toàn hoặc những đồ dùng thiết yếu hàng ngày cho trẻ, bạn nên mua với số lượng lớn không những tiết kiệm một khoản chi phí tương đối mà các nhãn hàng thường có xu hướng tặng kèm sản phẩm hoặc đồ chơi khác dành cho trẻ.
2.15. Những món đồ chơi đơn giản thay vì mua đồ mắc tiền
Bạn không nên mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ, đặc biệt là những món đồ mắc tiền. Thay vào đó, hãy tham khảo tự làm một số món đồ chơi đơn giản và cùng chơi với bé, điều đó sẽ tạo niềm vui và giúp bé phát triển hơn rất nhiều. Ngoài ra, trong những dịp nghỉ lễ hoặc sinh nhật của trẻ, bạn có thể dẫn bé đến 25 địa điểm vui chơi thú vị tại Hà Nội, HCM, bao gồm: nhà sách, sở thú trong thành phố thay vì chi tiêu quá mức vào việc ăn uống, mua đồ chơi cho trẻ.
Mua gói dịch vụ thai sản để tiết kiệm chi phí sinh con tối ưu (Nguồn: vinmec.com)
Có rất nhiều cách khác nhau để cha mẹ có thể tiết kiệm chi phí sinh con một cách tối ưu. Tuy nhiên, cũng không nên quá bận tâm về vấn đề này vì thực tế nhu cầu nào cũng hữu dụng và cần thiết cho các bé. Thay vào đó, cha mẹ có thể tham khảo thêm những kinh nghiệm chăm sóc, mua sắm đồ dùng cho bé từ người thân hoặc bạn bè hoặc tự lên các kế hoạch dài hạn như gửi tiền tiết kiệm, mua bảo hiểm thai sản giảm thiểu gánh nặng tài chính hay mua sắm đồ cho mẹ và bé chính hãng, giá ưu đãi tại những cửa hàng, trang thương mại điện tử uy tín… để giảm bớt những gánh nặng về tài chính khi sinh con.